Pages

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Công trường và Binh đoàn Trung Quốc trên đất Việt


Hồn Quê (danlambao) - Theo nghĩa tiếng Việt công trường là “nơi tiến hành công việc xây dựng hoặc khai thác, có tập trung đông người và phương tiện”. Binh đoàn là “đơn vị lực lượng vũ trang cỡ sư đoàn, lữ đoàn hoặc tương đương; có tổ chức ổn định, gồm một số binh đội thuộc các binh chủng khác nhau trong cùng một quân chủng, các phân đội bộ đội chuyên môn, phục vụ, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật. Theo chức năng, có các loại BĐ: chiến đấu, bảo đảm, phục vụ và xây dựng kinh tế”.

Trong thực tế của nước ta khoảng nửa thế kỷ trở lại đây thôi, có không ít công trường, nông trường mà thực chất là các binh đoàn. Ngược lại cũng không ít binh đoàn mà thực chất đó là công trường. Cái khác nhau chỉ còn lại là phương tiện và nhiệm vụ của họ mà thôi. Người viết bài này đã có một lần được một người bạn của nước bạn dẫn đến một công trường xây dựng và giới thiệu: “Đây là một đơn vị xây dựng có kỹ thuật và kỷ luật cao, nếu trao vũ khí cho họ thì sẽ trở thành binh đoàn hùng mạnh”.

Không biết hiện nay trên mảnh đất hình cong chữ S, tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta có bao nhiêu công trường, nông trường, khu phố người Hoa? Chỉ biết rằng rất nhiều. Phố người Hoa thì có ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh... trong đó có nhiều khu phố “người Hoa mới”. Công trường người Hoa thì cũng nhan nhản từ Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tĩnh, đến Tây Nguyên… Đó là chưa kể nhiều dự án trong tay người Hoa.

Bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban Tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (là dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.

Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD...

Trên rừng thì đầy các nông trường người Hoa ở các rừng đặc dụng đầu nguồn. “Theo chỉ thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Ðức Phát đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Ðịnh, Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh [các tác giả chỉ liệt kê 9 tỉnh, tức sót một tỉnh - người biên tập] đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,3534 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.”

Khi sang Việt nam làm việc họ phải mang trang thiết bị dụng cụ phụ tùng sang, trong số đó liệu chúng ta có thể khẳng định không có “trá hình”.

Vậy thì nếu “răng cắn phải môi” (chiến tranh), thì cái gì xảy ra với nước ta thì một dân thường Việt cũng trả lời được.

Người viết bài này cho rằng khi đó ít nhất người Hoa đã có cơ số hàng chục sư đoàn tinh nhuệ khắp dải đất chữ S, chỉ cần vũ khí là đủ. Mà nguy hiểm hơn là họ là “thổ công”, là “hoa tiêu”, là “trinh sát” dẫn đường.

Than ôi họa mất nước sờ sờ trước mắt.

Hồn Quê - huyviet.blogtiengviet.net

*
Phố người Hoa ở Việt Nam – chính sách hay tầm nhìn?


Đường Xuân Thanh (TuầnViệtNam)

Câu nói “nước mất, nhà tan” ai cũng biết nhưng câu nói “ mất giống thì mất nước” chắc ít người để ý.

Khi còn là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, chúng tôi được xem một bộ phim có tên gọi "Nước Nhật bản chìm dưới đáy biển". Bộ phim khoa học viễn tưởng này nói về một thảm họa khiến nước biển dâng cao và nước Nhật bị chìm dần. Nhật hoàng và Chính phủ Nhật kêu gọi toàn thế giới giúp đỡ và cho phép người Nhật tạo nên những thành phố hoặc những ngôi làng trong lãnh thổ của họ để duy trì dân tộc Nhật.
Đồng hóa và rào dậu?
Người Trung quốc nói rằng họ không giúp được. Người Nga nói rằng hạm đội của họ yếu không vượt qua được giông bão. Người Mỹ nói rằng hạm đội của họ sẽ đến sau một thời gian... Trước khi xem phim chúng tôi được một cán bộ Bộ Ngoại giao giải thích vì sao lại chiếu bộ phim này cho sinh viên Bách Khoa xem. Đến nay đã hơn 40 năm trôi qua rồi và tôi không sao quên được những tình tiết của bộ phim đó.
Một lần tôi về thăm đền thờ vua Đinh vua Lê gặp một cụ già người địa phương. Cụ già nói ở đền thờ Vua có có một bức hoành phi ghi bốn chữ "Bắc môn tỏa thược". Theo lời giải thích của cụ, Đức Vua dạy con cháu đời sau rằng cái cửa ở phương bắc cần phải được rào dậu cẩn thận. Cụ già còn nói thêm, có viên Đại sứ khi đến thăm di tích đọc được câu đó liền quay xe về Hà Nội.
Gần đây một nhà nghiên cứu về tôn giáo có nêu nhận xét rằng "người Việt Nam dễ thích nghi với hoàn cảnh như con kỳ nhông dễ biến màu". Xem ra lời dạy của tiền nhân chúng ta rất chóng quên, còn cái lợi trước mắt dễ làm chúng ta "lóa mắt". Điểm lại lịch sử các quốc gia hùng mạnh đa sắc tộc tạo lập được bằng sức mạnh quân sự như đế quốc Nguyên Mông, La Mã,... không sớm thì muộn đều bị tan rã.
Chỉ các quốc gia có một dân tộc chiếm đa số lãnh đạo các dân tộc thiểu số khác mới có thể tồn tại lâu dài như Trung Quốc, Ấn Độ... Nói như vậy để thấy rằng dùng vũ lực chiếm đất không phải là kế lâu dài, đồng hóa dân tộc mới là "thượng sách". Người Mông Cổ chiếm Trung Quốc lập nên nhà Nguyên, người Mãn chiếm Trung Quốc lập nên nhà Thanh nhưng rồi chính kẻ thống trị lại bị người Hán đồng hóa. Đất của người Mông Cổ, của người Mãn Thanh bây giờ thành đất của Trung Quốc.
Người xưa có câu: "Than ôi Bách Việt hà san, vinh quang cũng lắm, gian nan cũng nhiều" để nói về người Việt cổ. Cả trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, nay chỉ còn lại 2 bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt đoàn kết thành lập nên nhà nước Âu Lạc truyền đến ngày nay cho con cháu Việt Nam.
Giữa trung tâm thành phố Ninh Bình có một dãy núi đá tên là núi Cánh Diều. Tương truyền rằng Cao Biền vì thấy đất Giao chỉ có rất nhiều linh huyệt là nơi phát tiết nhân tài nên đã cưỡi diều bay sang. Từ trên lưng diều thấy chỗ nào có linh khí bốc lên là Cao Biền yểm huyệt đó nhằm làm cho nước Nam hết nhân tài.
Đến Ninh Bình linh khí núi sông tụ lại như một đạo kiếm khí chém gãy cánh diều khiến cho con diều rơi xuống hóa thành ngọn núi, người đời sau gọi là núi Cánh Diều, tên đó lưu truyền đến ngày nay.












Đông Đô Đại Phố là khu phố được xây dựng dành riêng cho người Hoa

Lợi trước mắt, họa lâu dài
Nói một vài điều về lịch sử để thấy rằng chúng ta, con cháu ngày nay rất chóng quên lời dạy của tiền nhân. Nhìn thấy cái lợi con con trước mắt mà quên cái hiểm họa nghìn đời.
Các nước phương tây như Mỹ, Anh, Pháp người ta tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các nhà tư bản lắm tiền nhiều của định cư, sinh sống lâu dài. Người Việt Nam giỏi giang ra nước ngoài sinh sống không ít, như Ngô Bảo Châu, như Đặng Thái Sơn... Thậm chí có người một trăm phần trăm dòng máu Việt còn làm Phó Thủ tướng Đức. Vậy tại sao chúng ta lại nhập khẩu thợ thuyền kể cả người lao công quét rác?
Câu nói "nước mất, nhà tan" ai cũng biết nhưng câu nói "mất giống thì mất nước" chắc ít người để ý.
Đất nước ta có 54 dân tộc, có dân tộc lấy họ Hồ (Hồ Chí Minh) để con cháu đời đời ghi nhớ mình là con dân đất Việt. Còn những đưa bé lai mà cha chúng đang làm trong các nhà máy, công trường thì sao? Đương nhiên chúng sẽ mang quốc tịch của bố chúng nhưng lại có hộ khẩu và quyền công dân Việt Nam.
100 năm với đời người là dài, 1000 năm với lịch sử dân tộc là ngắn. Ngày xưa mọi sự kiện diễn ra chậm chạp, ngày nay mọi sự kiện diễn ra rất nhanh chóng.
Mùa hè về vải thiều bán đầy chợ nhưng không nghe thấy tiếng chim tu hú, thế hệ trẻ liệu có biết chim tu hú sinh sản ra sao? Liệu chúng ta có biết hàng bầy tu hú đang lượn lờ khắp trên trời dưới biển?
Theo tôi vấn đề này- xây phố người Hoa- cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị. Như trong trường hợp xây dựng Đông Đô Đại Phố của công ty Becamex nếu không được cấp giấy phép thì không thể nào công ty tiến hành dự án được. Dù hiện nay và sắp tới đây sẽ có nhiều người Trung Quốc vào Việt Nam và hiện tại có một bộ phận không nhỏ người Hoa sống tại nước ta, tôi không thấy có lý do gì xác đáng để nói rằng cần phải xây dựng một khu phố riêng cho họ.
Thứ nhất về lối sống, cách sinh hoạt của người Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với chúng ta. Những người mới đến chắc chắn không gặp quá nhiều khó khăn để thích nghi, còn cộng đồng Hoa kiều vốn trước nay vẫn sống hoà đồng cùng người Việt và không có trở ngại gì.
Thứ hai xây dựng một khu phố riêng của người Hoa như vậy - và dự án do một công ty Việt Nam, và người Việt Nam thực hiện sẽ gây phản cảm đối với người dân trong nước. Bởi theo như quảng cáo về Đông Đô Đại Phố của Becamex, người dân không gốc Hoa chẳng có lý do gì mua nhà ở đây. Việc xây dựng một dự án như thế này sẽ làm người lao động gốc Hoa đến Việt Nam và cộng đồng Hoa kiều ở nước ta xa rời cộng đồng người Việt. Điều này hoàn toàn trái với văn hoá Việt Nam vốn nổi tiếng thân thiện và hoà đồng.
Điều quan trọng nhất, cần được thẳng thắn nhìn nhận là vấn đề văn hoá. Không thể phủ nhận người Trung Quốc dù ở đâu cũng có một cộng đồng rất mạnh. Và khác với nhiều cộng đồng người các nước khác, người Trung Quốc thường có xu hướng dùng văn hoá của mình lấn át người khác (có thể do họ có lợi thế người đông?), nên mới thường có khu phố Tàu ở bất cứ nơi đâu họ di cư đến, thay vì hoà nhập vào xã hội ở những nước đó.
Thêm với việc vốn văn hoá Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, việc tràn lan các dự án phố cho người Hoa - hoàn toàn có thể xảy ra do cộng hưởng theo dự án của Becamex - sẽ làm cho nỗ lực quảng bá và xây dựng một nền văn hoá đậm bản sắc Việt không còn ý nghĩa nữa.
Và đúng như bài báo Khi người Việt Nam xây phố riêng cho người Hoa? (VietNamNet, 29-6-2011) đã đề cập, những khu phố Tàu nếu cần nên được dựng nên bởi người Hoa, chứ không phải người Việt, theo quy luật và nhu cầu tự nhiên. Hy vọng rằng sẽ không có công ty nào theo bước Becamex và ban quản lý đô thị các địa phương cần cẩn trọng hơn trong việc cấp giấy phép cho những dự án như thế này.
(Bạn đọc: Hạnh Nguyên)

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-29-pho-nguoi-hoa-o-viet-nam-chinh-sach-hay-tam-nhin-

*

"Phố Trung Quốc" ở Ninh Bình

Luật không cho phép doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Vậy mà ở Ninh Bình, có công trường, số công nhân lao động phổ thông Trung Quốc lên đến gần 1.500 người.

Nhếch nhác

Không phải ngẫu nhiên mà người dân xã Khánh Phú, H.Yên Khánh (Ninh Bình) đặt cho một đoạn đường của quốc lộ 10 chạy qua địa bàn cái tên “Phố của người Trung Quốc”, bởi mỗi khi phố lên đèn, hàng trăm thanh niên Trung Quốc từ các ngả đường đổ về con phố này. Một người dân địa phương cho biết: “Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi người Trung Quốc đến đây, phố xá ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Trung Quốc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc gái qua đường”. Còn theo một công nhân Việt Nam đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình thì ở đây cũng thường xảy ra xích mích qua lại giữa lao động Việt và lao động Trung Quốc hoặc giữa lao động Trung Quốc với nhau.













Những hàng quán dành cho người Trung Quốc đua nhau …


Tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Hoàng Tâm, ngụ tại xã Khánh Phú, cho biết: “Ngay sau khi khởi công Nhà máy đạm Ninh Bình, vùng quê này đã đổi thay hẳn. Các nhà hàng, quán cóc, tiệm gội đầu, mát-xa, nhà nghỉ, đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ những lao động Trung Quốc. Mà những lao động Trung Quốc thì..., họ cứ kéo từng tốp mươi người, đánh độc một chiếc quần đùi, đi nghênh ngang trên đường, gặp con gái là thế nào cũng xông tới quờ quạng”. Anh Tâm kể thêm, cách đây mấy tháng, có một hộ dân xây nhà trọ cho công nhân Trung Quốc thuê, nhưng sau vài tuần đã phải cắt hợp đồng vì không chịu nổi sự nhếch nhác trong sinh hoạt của họ. Mỗi buổi chiều, sau giờ tan ca, họ về nhà trọ và tạo ra cảnh sinh hoạt rất chướng mắt, đi chơi về khuya, nói to ông ổng, khiến người dân mất ngủ. “Có hôm, trong lúc đang tắm rửa, mấy thanh niên đùa nghịch, rồi gào thét, đuổi nhau tồng ngồng chạy ra phố, rồi tụt luôn cái quần lót của người chạy trước, khiến cả phố náo loạn lên!”, anh Tâm kể.

Một người dân ở khu “phố Trung Quốc” bức xúc: “Cứ rượu xong là họ lại kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân, trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ còn tụt quần tiểu tiện ngay trước nhà tôi và nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại hằm hè, chửi lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ”.

Trên 1.600 lao động không phép

Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có 26 công ty, doanh nghiệp và nhà máy sử dụng lao động người nước ngoài, với tổng số 2.400 lao động (chiếm 15,2% số lao động đang làm việc tại 26 công ty, doanh nghiệp này). Trong số 2.400 người nước ngoài này chỉ có 717 người được cấp giấy phép lao động, còn lại chưa được cấp phép, trong đó Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.448 lao động không được cấp phép.

Số lao động người nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở hai ngành xây dựng và xi măng. Tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Trung Quốc đang làm việc. Trong đó, chỉ có 82 người giữ chức danh tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, 514 người làm kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông, họ đều làm những công việc bình thường như phụ hồ, kéo sắt, kéo cáp...

Ông Vũ Đức Dương - Phó phòng Việc làm, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình - cho biết: Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Ninh Bình chủ yếu nhập cảnh qua đường du lịch.

“Luật pháp vẫn chưa mở cửa đối với đối tượng lao động phổ thông nước ngoài nhưng dường như một dòng chảy lao động phổ thông lớn vẫn vào Việt Nam”, ông Dương nói. Cũng theo ông Dương: “Sở đã nhiều lần phối hợp với Ban quản lý các KCN đề nghị BQL nhà máy đạm yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ thông tin, chi tiết lao động được thuê nhưng hiện nay vẫn chưa được triển khai”. Theo ông Dương thì các chủ đầu tư thường nại rằng, nếu trục xuất lao động “chui” này thì tiến độ dự án chậm, hoặc dừng.












Công nhân Trung Quốc trở lại khu nhà tạm sau giờ tan …

Sau rất nhiều lần cố gắng, vượt qua rất nhiều thủ tục, chúng tôi vẫn không có được bất kỳ câu trả lời nào từ Công an tỉnh Ninh Bình về nguy cơ tiềm ẩn những diễn biến an ninh trật tự khó lường từ số lao động chui. Theo ông Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng PX15, thì: “Thông tin nghiệp vụ không thể cung cấp được”.

Ông Vũ Đức Dương lo ngại những lao động phổ thông ở Ninh Bình đang bị lao động Trung Quốc lấy đi phần việc lẽ ra dành cho họ.

Ngọc Minh - Cường Trung

http://vn.news.yahoo.com/ph%E1%BB%91-trung-qu%E1%BB%91c-%E1%BB%9F-ninh-b%C3%ACnh.html

Không có nhận xét nào: