Pages

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Hòa Hợp Hòa Giải?


Trần Khải

Hòa hợp hòa giải là một đề tài nhạy cảm. Không chỉ với người hải ngoại, mà với cả các thành phần diều hâu của Bộ Công An CSVN.
Trong khi kêu gọi hòa hợp hòa giải tại hải ngoại dễ dàng bị chụp mũ là mắc mưu Việt Cộng, gài mưu để cộng đồng trở về đầu hàng Việt Cộng, thì nhà nước CSVN xem chuyện hòa hợp hòa giải chỉ là màn ‘diễn biến hòa bình” ẩn hiện dưới các thế cờ Mỹ-Âu để xóa sổ những chế độ cộng sản cuối cùng của nhân loại.

Bởi thế, những người phất cao lá cờ hòa hợp hòa giải lúc nào cũng bị ném đá trước tiên.
Từ hơn hai thập niên trước, khởi sự là tạp chí Thông Luận ở Paris, các lý luận về hòa hợp hòa giảỉ đầu tiên được nêu ra. Sóng gió bấy giờ khởi dậy dữ dội. Bây giờ cũng vậy, có rất nhiều người chống đối Thông Luận, nhưng trong nhóm chống đối cũng có nhiều người chưa đọc bao nhiêu về nhóm trí thức này ở Paris.

Tuy nhiên, khi Thông Luận quyết định đổi cách trình bày ngôn ngữ, ít sử dụng nhóm chữ “hòa hợp hòa giải,” mà tập trung vào nhóm chữ “dân chủ đa nguyên,” sự chống đối có vẻ giảm đi. Thực tế, không ai muốn nói rằng mình chống lại “dân chủ đa nguyên,” cho dù trong rất nhiều kịch bản có thể nghĩ tới, nếu không chấp nhận “hòa hợp hòa giải,” tất sẽ không bao giờ có thể có “dân chủ đa nguyên.”

Theo tin báo Người Lao Động, dự kiến ngày 10-8-2011, Giaó sư Phạm Minh Hoàng, một người viết blog nổi tiếng và là giảng viên Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, sẽ bị xét xử trước tòa án TP Sài Gòn về “tội tham gia Đảng Việt Tân, hoạt động lật đổ chính quyền.”

Vấn đề này lại nêu ra một lần nữa: Đảng Việt Tân đã chính thức từ bỏ vũ lực, đã chính thức tuyên bố sẵn sàng gia nhập sinh hoạt chính trị tại VN nếu nhà nước CSVN chấp nhận nền chính trị đa đảng. Nghĩa là: hòa hợp hòa giải, để sinh hoạt dân chủ đa nguyên đa đảng.
Như thế, với lập trường tuyên bố như thế, Đảng Việt Tân đã bị CSVN xem là mũi nhọn “diễn biến hòa bình.”

Báo Người Lao Động viết, Ông Phạm Minh Hoàng đã “thành lập những nhóm sinh viên, thanh niên và hướng dẫn cho họ các phương pháp đấu tranh “bất tuân dân sự”, không khai báo tạm trú tạm vắng khi đi khỏi địa phương, không thi hành nghĩa vụ quân sự,…

Hoàng còn cùng vợ và các thành viên khác đi Malaysia dự khóa học về bảo mật thông tin, tài liệu khi trao đổi qua Internet, học phương pháp đấu tranh “bất bạo động”. Hoàng đã cùng vợ và em vợ tổ chức bốn lớp tập huấn “kỹ năng mềm” cho các sinh viên, thanh niên và ba nữ tu Thiên chúa giáo tại TP.HCM để tạo nòng cốt. Ngoài ra, tại nhà riêng của mình (đường Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10)…”(hết trích)

Như thế, rõ ràng là phương pháp bất bạo động, bất tuân dân sự, kỹ năng mềm,,, huấn luyện cả cho dì phước, bà sơ… Như thế, có gì là bạo động? Có gì là phạm luật hình sự?
Nhưng CSVN không chấp nhận “hòa hợp hòa giải” như thế, vì như thế sẽ dẫn tới dân chủ đa nguyên, nghĩa là mất thế độc quyền.

Tuy nhiên, bạn hãỹ nhớ rằng, tuổi trẻ VN không còn bận tâm về “hòa hợp hòa giải,” bởi vì thế hệ trẻ không có vấn đề chia cắt của một thời Cuộc Chiến Quốc-Cộng. Cũng y hệt như thế hệ 60 tuổi nhớ về thời cụ Trần Trọng Kim, thời các chính phủ thời đó, ông Hữu, ông Tâm (tôi không nhớ nổi họ đầy đủ của các lãnh tụ này), vân vân… không còn bao nhiêu vướng víu, thì tuổi trẻ sinh sau 1975 không vướng víu gì với hình ảnh Nam-Bắc phân ly.

Một hình ảnh nhiều cảm động trong cuộc biểu tình ở Hà Nôä hôm Chủ Nhật 25-7-2011 là tấm biểu ngữ, vinh danh các chiến binh VNCH tử trận ở Hoàng Sa năm 1974 và vinh danh chiến binh CHXHCNVN tử trận ở Trường Sa năm 1988.

Xin mời nhìn lại tấm ảnh đăng trên RFI, người biểu tình giăng biểu ngữ vinh danh các chiến sĩ VNCH đã tử trận trong khi kháng cự hải quân Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Và kế tiếp là vinh danh 64 chiến binh CHXHCNVN tử trận ở Trường Sa năm 1988. Đó là lần đầu tiên lời vinh danh chiến binh VNCH tử trận được viết thành biểu ngữ để đi đầu trong cuộc biểu tình tại Hà Nội.

Biểu ngữ viết:
“Đời đời tưởng nhớ những liệt sĩ Việt Nam:
74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974
64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988.”

Tấm ảnh trên RFI cho thấy 2 phụ nữ mặc áo dài, trang trọng cầm biểu ngữ dẫn đầu cuộc biểu tình… Hình ảnh này đã làm Tiến Sĩ Nguyễn Quang A xúc động, nghẹn lờøi khi trả lời phỏng vấn quốc tế.

Một hình ảnh hòa hợp hòa giải khác là tại London, trong cuộc biểu tình trước tòa đại sứ TQ ở đây. Khoảng 50 người Việt Nam tại Anh đã kéo đến trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở London hôm Chủ nhật 24 tháng Bảy để phản đối điều họ gọi là hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đài BBC tường thuật cuộc biểu tình vì lãnh thổ, lãnh hải quê nhà với 1 băng video và 13 tấm ảnh. Đặc biệt của cuộc biểu tình này là không cờ đỏ, không cờ vàng, chỉ dùng bản đồ VN để người biểu tình chung một lòng bày tỏ phản kháng tham vọng của TQ. Thực ra, bản đồ VN có người sơn thuần màu vàng (như hình 1, 2, 7, 8, 11, 12) và có người cầm bản đồ VN sơn thuần màu đỏ (hình 6).

Một hình ảnh khác cho thấy một thời kỳ cũ đã bước qua: ông Nguyễn Cao Kỳ — nguyên thiếu tướng Tư lệnh Không Quân VNCH, nguyên Thủ Tướng VNCH, nguyên Phó Tổng Thống VNCH — đã từ trần tại Mã Lai.

Ông Nguyễn Cao Kỳ đã chính thức kêu gọi hòa hợp hòa giải, khi ông trở về thăm VN nhiều lần. Diễn biến có vẻ như là ông đã mắc mưu CSVN, trong khi lòng ông Kỳ lộ ra như dường thật tâm muốn thúc đẩy VN đi vào thế liên minh với Mỹ để ngăn chận Trung Quốc. Bi kịch là: ông Kỳ bị cô lập từ cả trong và ngoàì nước.

Nhà báo Phạm Trần, người đã theo dõi và viết về ông Nguyễn Cao Kỳ từ khi ông Kỳ lên làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương năm 1965 nói như sau hôm Thứ Bảy:

“Cho đến giờ này tôi vẫn tin ông Kỳ là người muốn đóng góp khả năng của mình vào việc Đòan Kết Dân Tộc khi quyết định về Việt Nam từ năm 2004, nhưng rất tiếc ông Kỳ không hiểu rằng đảng CSVN Không Muốn “Hòa Giải” Với Những Người Của Chế Độ VNCH Mà Chỉ Muốn Người Của VNCH “Hòa Hợp” Vào Với Chế Độ Do Họ Lãnh Đạo nên ông Kỳ là người bị cả 2 phía lạnh nhạt và sống rất cô đơn ở cuối đời. Ông là người suốt đời thất bại trong sự nghiệp chính trị.”
Bi kịch là, chính tờ báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu, ngày 25 tháng 1, 2005 đã đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ, nhưng ông Kỳ nói rằng tờ báo này hoàn toàn bịa đặt ra nhiều câu nói. Nổi bật là câu được trích dẫn lại trên Wikipedia, gán ghép là lời ông Kỳ: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.“ Thực ra, ông Kỳ không hề nói gì như thế, theo lờøi ông nhiều lần nói với nhiều người ở hải ngoại.
Ông Kỳ đã gửi thư phản đối tới tờ Thanh Niên (lúc đó, Tổng Biên Tậïp là Nguyễn Công Khế), nhưng không ai trả lời ông Kỳ.

Trang Wikipedia có vẻ như cũng đi bên lề phải, có vẻ như là tờ báo thứ 701 của Hà Nôäi, nên không tìm hiểu xác thực về bài phỏng vấn bịa đặt trên.
Chỉ duy có đài RFA đã phỏng vấn ông Kỳ về trường hợp này. Bên cạnh bài phỏng vấn ông Kỳ, đài RFA còn đăng nguyên văn lá thư của ông Kỳ, nói về tờ báo Xuân Thanh Niên Ất Dậu bịa đặt nhiều lời của ông.

Độc giả có thể đọc trên đài RFA bài này ở link:
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/NguyenCaoKy-20050125.html?searchterm=None

Thực tế, hòa hợp hòa giải là con đường cực kỳ gian nan. Nhà nước CSVN sẵn sàng làm đủ thứ trò để phá vỡ sự hòa giải thực sự, trong khi hải ngoại thì nghi ngờ.
Đơn giản, bạn nên nói là “dân chủ đa nguyên,” bởi vì tuổi trẻ VN khi đã nhận cuộc chiến vì dân chủ tự do là của họ, họ không thấy giữa họ có lằn ranh như chúng ta. Những người của một thời. Chia cắt đất nước. Như cắt thịt xẻ da chính mình.

Không có nhận xét nào: