Pages

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

MUÀ HÈ NÓNG BỎNG

Nhà văn quân đội Phan nhật Nam gọi muà hè năm 1972 là “ Muà hè đỏ lưả “ ( đây cũng là tên cuốn sách ông viết về muà hè này) vì những trận thư hùng kinh hồn, long trời lở đất, giữa quân đội miền Nam và bộ đội miền Bắc trên những chiến trường khắp miền Nam. Từ An Lộc Bình Long cho đến Kon Tum Quảng Trị. Máu lửa nghi ngút bao trùm những vùng giao tranh của hai phe Nam Bắc trong muà hè đỏ lửa này. Muà hè năm nay, 2011, cũng có thể gọi là “ Muà hè nóng bỏng “ bởi những biến cố sôi động hào hùng đang diễn ra ở Sài gòn , Hà nội , Bà Riạ Vũng Tàu trên quê hương Việt Nam yêu dấu.

Khởi đầu là chuyện một người bán trái cây dạo ở Tusinia tên Mohammed Bouazizi. Hàng ngày anh ta phải đẩy xe trái cây đi bán dạo . Đây là một việc làm khá mỏi mệt và anh ta luôn mơ ước rồi đây sẽ mua được một cái xe tải nhỏ ( pickup) để chở trái cây đi bán cho nhẹ nhàng, thuận tiện. Thay vào đó anh đã khơi mào lên một cuộc cách mạng làm thay đổi mọi chuyện ở Tusinia.

Ở khu phố Sidi Bouzid nghèo nàn nơi anh sinh sống, có hàng trăm người trẻ tuyệt vọng, bị áp bức, chà đạp. Nhiều người trong họ có bằng cấp đại học nhưng rồi hàng ngày ngồi thơ thẩn ở những quán cà phê dọc theo những đường phố bụi bặm ở thành phố bẩn thỉu này. Thành phố này cách thủ đô Tunis 190 dặm ( 300 km) về hướng nam. Bouazizi chỉ mới học trung học, chưa có bằng đại học. Dù sao anh cũng được coi là may mắn hơn nhiều ngươì khác vì ít nhất cũng có lợi tức kiếm được từ chuyện bán trái cây, một việc anh đã làm 7 năm nay.

Nhưng vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, sự mưu sinh của anh bị đe dọa khi chiếc xe bán trái cây không có giấy phép của anh bị tịch thu. Đây không phải là lần đầu tiên nhưng đây sẽ là lần cuối cùng. Không hài lòng với số tiền 10 dinar( tiển Tunisia) anh cố gắng trả ( mỗi ngày anh kiếm được chừng 7 dinar), bà cảnh sát đánh một bạt tai như trời giáng vào mặt người đàn ông trẻ gầy yếu này và còn chửi mắng, nhục mạ đến người cha đã qua đời của anh.

Là người lo sự sinh sống cho gia đình gồm 8 người, anh cảm thấy bị làm nhục và thất vọng, anh đến văn phòng hành chính của tỉnh để hy vọng khiếu nại với những viên chức địa phương, nhưng họ từ chối tiếp anh. Vào khoảng 11 giờ 30 sáng, chỉ gần một giờ sau khi chuyện xung đột với ngươì nữ cảnh sát, anh không nói gì cả, anh quay lại toà hành chánh hai tầng có vòm cửa sổ màu xanh, anh dội xăng vào ngươì và bật lửa tự thiêu. Anh không chết ngay mà kéo dài sự hấp hối cho đến ngày 4 tháng 1 năm 2011. Có nhiều sự phẩn uất về chuyện tự thiêu của đến nỗi Tổng thống độc tài Ben Ali cố gắng làm dịu đi sự tức giận bằng cách đến viếng thăm Bouazizi ở bệnh viện vào ngày 28 tháng 12 . Nhưng cơn cuồng nộ không thể dập tắt và vào ngày 14 tháng 1 năm 2011, chỉ 10 ngày sau khi Bouazizi qua đời ,sự cai trị kéo dài 23 năm của Ben Ali ở đất nước Tunisia cũng chấm dứt luôn.

Dù tự hào về những thành quả do sự tự thiêu của Bouazizi mang lại, gia đình anh vẫn mang một nỗi buồn không diễn tả nổi. Bà mẹ Mannoubia, đứng ở trong phòng Bouazizi ở chung với đưá em tên Karim 14 tuổi. Bà chỉ vào tấm nệm nới hai anh em ngủ. Đồ đạc trong phòng chỉ có một tủ lớn. Bà vừa khóc vừa lôi ra một áo lạnh màu đen xám, âu yếm xếp nó lại trước khi gục mặt vào nó. Bà nói, “ Nó vẫn còn giữ hơi hướm của Bouazizi.”

Bà nói tiếp “ Tôi tự hào về con tôi, dù tôi đang thương khóc nó và buồn, nhưng cám ơn Thượng đế, Bouazizi sống mãi, nó không chết. Tên nó sống mãi. Tôi tự hào về những gì đã xảy ra ở Tunisia. Tôi tự hào tên của nó lan truyền khắp thế giới Ả rập.”

Cư dân của vùng Sidi Bouzid tự hào nhiều về những hành động của Bouazizi làm phát động những gì mà nhiều người gọi là “ cách mạng quần chúng “ , và nó đã làm lung lay những chế dộ Ả rập chuyên chế ở nơi khác . Người ta coi chỗ Bouazizi ở là địa điểm của cuộc cách mạng.

Giống như người thiếu nữ Neda Agha – Soltan trở thành một biểu tượng của phong trào Xanh Iran khi cô bị bắn trong khi đứng nhìn cuộc biểu tình hai năm trước đây, Bouazizi trở thành một biểu tượng quen thuộc trong thế giới Ả rập . Anh được noi gương theo. Có gần hơn mười cuộc tự thiêu xảy ra ở những thủ đô của những nước Ả rập như Cairo và Algiers. Tuy nhiên nó không tạo ra những phản ứng nồng nhiệt như chuyện tự thiêu của Bouazizi ở Tunisia, dù có những bất mãn âm ỉ trong dân chúng Ai cập và Algeria về thất nghiệp, tham nhũng và sự cai trị chuyên chế.

Tổng thống Tusinia phải đi lưu vong qua Saudi Arabia vì bị dân chúng nổi dậy biểu tình phản kháng sau khi anh Bouazizi tự thiêu. Bão táp cách mạng lan từ Tusinia sang Ai Cập không lâu sau đó.

Đôi khi hàng chục năm trôi qua không có chuyện gì xảy ra, rồi đôi khi chỉ trong vòng vài tuần có nhiều chính phủ trong thế giới Ả rập sụp đổ nhanh chóng không thể tưởng tượng.

Sau 3 tuần nhân dân Ai cập xuống đường biểu tình, vào tháng 2 năm 2011, chính phủ của Tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ. Phải ghi nhận những người biểu tình sử dụng mạng Facebook và Twitter để liên lạc với nhau trong chuyện biểu tình. Một điểm nữa đưa cách mạng đến thành công là quân đội không bắn vào người dân biểu tình

Rồi tình hình những nước như Yemen, Lybia, Syria cũng đang ở trongtình trạng dầu sôi lửa bỏng vì cả trăm ngàn người dân xuống đường đòi thay đổi chế độ độc tài đã tồn tại cả chục năm trên sự nghèo khó của đại đa số quần chúng nhân dân. Chính phủ ở những nước này không biết sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào vì khi không còn kiểm soát được người biểu tình nưã là lúc chế độ đương quyền phải đi đến diệt vong.

Hương hoa nhài cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông dĩ nhiên đã lan toả đến Việt Nam. Hơn ai hết , bọn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam rát mặt và “ lạnh cẳng” vì chúng biết một ngày không xa, chuyện hàng chục, hàng trăm ngàn người xuống đường đòi giải thể chế độ chuyên quyền, độc ác của chúng là chuyện có thể xảy ra. Chúng chỉ mong tình hình tiếp tục yên bình để chúng tiếp tục làm tay sai Trung Cọng và thụ hưởng đời sống vật chất vinh hoa phú quý lâu dài.

Nhưng không may cho chúng, chuyện tàu Trung Cộng liên tiếp cắt dây cáp tàu Bình minh 2 và Viking 2 nằm sâu trong hải phận Việt Nam vào tháng 6 năm 2011 đã làm dân chúng Việt Nam phẫn nộ vì người Việt vốn yêu nước nồng nàn và không thể không phản ứng khi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam bị ngoại bang xâm phạm.

Thế là kể từ ngày Chủ Nhật 5 tháng 6, tại Sàigòn và Hà Nội , dân Việt rầm rộ xuống đường biểu tình đả đảo Trung Cộng xâm lăng. Đúng là đàn anh Trung Cộng làm hại đàn em Việt Cộng!

Cộng sản Việt Nam rất sợ hai chữ biểu tình nên chúng gọi nhẹ nhàng là “ đâm đơn tập thể “ hay “ tụ tập đông người “. Hà Nội cho đến nay dã biểu tình được 5 lần ( mới nhất là ngày chủ nhật 3 tháng 7 năm 2011). Ngày 25 tháng 6 năm 2011, dân Bà Rịa- Vũng Tàu theo gương Sàigòn,Hànội cũng xuống đường biểu tình. Ở Sàigòn kể từ sau ngày chủ nhật 12 tháng 6 , những ngày chủ nhật kế tiếp , chuyện biểu tình bị khựng lại vì bị đàn áp mạnh bạo. Công an Cộng sản mặc thường phục trà trộn vào người biểu tình để bắt giữ những người quá nhiệt tình, sôi động. Nhưng những người biểu tình ở Sàigon không chịu thua dễ dàng , không đi biểu tình được thì họ biểu tình..ngồi. Ở những bãi cỏ trước Dinh Độc Lập tại Sài gòn, họ ngồi thành từng nhóm trò chuyện,bàn thảo những lần ra quân kế tiếp làm sao cho thành công.

Xin góp ý là trước ngày biểu tình, nên thông báo nhau trên mạng Internet là có 5 địa điểm biểu tình để phân tán lực lương công an đàn áp rồi bằng cách nào đó như email . facebook, twitter đi biểu tình ở địa điểm thứ 6. Ngày biểu tình thường là ngày chủ nhật, đôi lúc nên đổi qua thứ bảy để công an không biết đâu là lường. Phải tìm trăm phương ngàn kế để chuyện biểu tình có thể tiếp tục mà không bị gián đoạn. Với lòng yêu nước thiết tha, với tài trí khôn ngoan, chắc chắn tuổi trẻ Sàigòn sẽ vượt qua mọi trở ngại để có thể lên tiếng bày tỏ lòng yêu nước của mình, bất chấp sự ngăn chặn thô bạo của chính quyền đương nhiệm , mà thực ra là tay sai cho bọn ngoại bang Trung cộng.

Một khuyết điểm ai cũng dễ dàng nhận thấy là đoàn biểu tình ở cả hai miền chưa có ngươì lãnh đạo. Cần hình thành gấp một ban lãnh đạo lâm thời trong vòng bí mật dể lo chuyện thông tin, liên lạc , ẩm thực , chiến thuật cho đoàn biểu tình. Nếu không có người lãnh đạo, e rằng chuyện biểu tình sẽ đi dâến tàn lụi và đó là điều không ai muốn nó xảy ra.

Trong lần biểu tình ngày 5 tháng 6 năm 2011 ở Sàigòn, ngươì ta thấy những khuôn mặt Việt Cộng tranh đấu chống Mỹ ngày xưa như Lê hiếu Đằng, Huỳnh tấn Mẫm có mặt trong đoàn biểu tình.. Những người này giờ đây mới nhận ra họ đã đổ xương máu để xây dựng nên một chính quyền Cộng sản bán nước cho ngoại bang Trung Cộng hôm nay . Ôi! Biết khôn thì sự đã rồi ! Họ bây giờ là những múi chanh đã vắt hết nước, chỉ cón biết oán trời trách đất mà thôi. Không thấy họ xuất hiện trong những cuộc biểu tình sau ngày 5 tháng 6 năm 2011. Có lẽ họ bị hù dọa nên khiếp sợ không dám đi biểu tình nữa.

Cuộc biểu tình đã bước qua tuần lễ thứ năm. Khí thế biểu tình sục sôi lên từng ngày. Chắc chắn với tình trạng lửa biểu tình nóng lên dần dần như thế này, chỉ cần thêm vài chục cuộc biểu tình xuống đường nữa là người dân Việt Nam có đầy đủ sức mạnh quật đổ bọn chính quyền Việt Cộng nội xâm tay sai Trung Cộng .

Có diệt bọn nội xâm rồi mới tính chuyện đánh ngoại xâm được. Bọn nội xâm tay sai là vật cản làm cho chuyện chống ngoại xâm không thể thực hiện được.

Sau muà hè đỏ lửa 1972, hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973 và miền Nam bị Mỹ bức tử năm 1975

Muà hè nóng bỏng năm 2011 cũng báo hiệu cho bọn Việt Cộng nội xâm biết giờ cáo chung của chế độ chúng cũng gần kề. Có đi dây với Mỹ và Tàu cọng cũng không tránh khỏi sự sụp đổ khi lòng dân đã quá phẫn uất, chán ngán trước tội ác bán nước của chúng cho Tàu cọng trong thời gian trước đây. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và phần lớn lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ dâều được chúng dâng cho quan thầy Trung Cộng một cách không kèn, không trống. Hèn hạ và khiếp nhược đến thế là cùng. Giờ huỷ thể của chúng đã đến rồi.

Không còn con đường nào khác. Mà muốn diệt bọn nội xâm thì hàng trăm , hàng vạn người cùng xuống đường mới tạo nên nổi một sức mạnh lấp biển, dời non mới mong lật đổ được bọn chúng.

Chúng ta phải mạnh dạn và kiên quyết lên đường bằng cách xuống đường biểu tình cứu lấy non sông .

Tổ quốc ơi ! Xin hãy phù hộ cho những người con Việt hết lòng xả thân tranh đấu cho quê hương.

Los Angeles, một chiều muà hè oi bức đầu tháng 7 năm 2011

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

Email : dalatogo@yahoo.com

( Muốn đọc những bài khác của Trần viết Đại Hưng, xin vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng ở phiá bên trái

Hay vào www.hung-viet.org rồi bấm vào hàng chữ Nhân vật – Tác giả nằm phiá trên rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng)

Không có nhận xét nào: