Để trở thành “đại công xưởng” của thế giới, cung cấp hơn 50% nhu cầu hàng hóa của thế giới. Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới với lượng tiêu thụ gần 6 triệu thùng dầu/ngày. Gần 3 triệu 500 nghìn thùng dầu/ngày, được nhập khẩu, đa phần từ Trung cận đông và một số từ Nam Mỹ. Số còn lại được khai thác trong nước.
-Số đầu nhập khẩu này nếu từ Trung cận đông hiện tại phải đi qua eo biển Malacca.
-Nếu nhập từ Nam Mỹ phải đi qua eo Lombok (giữa đảo Bali và Lombok thuộc Indonesia), ngược lên hướng Bắc ngang qua đảo Bonero của Malaysia, đến Brunei, rẽ về hướng Đông, ngang qua Trường Sa, của Việt Nam để vào biển Đông và xuôi hướng Bắc về Trung Quốc.
-Qua eo Sunda ngang Sumatra giữa Indonesia và Malaysia thì ngược đường và tốn kém.
Tình hình phong trào Dân chủ phát triển những năm gần đây tại Trung cận đông, điển hình tại Egype và Libya, đe dọa tới sự ổn định nguồn đầu mỏ cung cấp cho nền công nghiệp TQ. Trước tình hình này TQ đã chuyển hướng đầu tư vào lãnh vực dầu mỏ ở các nước Nam Mỹ như Venezuela, Brazil… cũng như công nghiệp lọc dầu tại Cuba.
Vào tháng 03 và 04/2010 TQ cũng đã nhiều lần cho những đoàn tàu chiến, tàu “thăm dò khoa học”, cả trực thăng thăm dò eo biển Okinawa và Miyagi, Nhật Bản.
-07/06/2011 cũng đã xuất hiện một đoàn gồm 3 nhóm tàu chiến TQ, trong đó có một tàu cứu hộ tàu ngầm tại vùng biển cách Miyako 100km về phía Đông Bắc
-08/06/2011 5 tàu chiến TQ đã xuất hiện tại vùng biển Okinawa, với tốc độ 30 hải lý/giờ.
-23/06/2011 một đoàn tàu chiến 11 chiếc, trong đó có hai tàu khu trục hạm có hỏa tiển dẩn đường đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản ngoài khơi đảo Okinawa và eo biển Miyako, miền Nam Nhật Bản.
-Tàu chiến TQ cũng đã nhiều lần thăm dò khi đi vào lãnh hải Philippine. Tình hình biển Đông nóng lên từng ngày, những ngày cuối tháng 06/2011, khi Thôi Thiên Khải, Thứ trưởng ngoại giao TQ, lên tiếng cảnh báo Mỹ: “Không nên đùa với lửa”. Trung Quốc không dấu diếm ý định chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ.
Rõ ràng qua eo Miyako, xâm nhập biển Philippine để ra Thái Bình Dương và ngược lại nguồn dầu mỏ nhập từ các nước Nam Mỹ về, thuận tiện hơn nhiều khi đi qua eo Lombok, đồng thời phá được thế phụ thuộc vào nguồn dầu nhập từ Trung cận đông.
Đáp lại
14/06/2011 Mỹ đã tập trận cùng với 6 thành viên ASEAN là: Philippine, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand trong cuộc tập trận SEACAT trên vùng biển Sulu, eo biển Malacca và biển Celebes, trong 10 ngày.
28/06/2011 Hải quân Mỹ và Philippine đã bắt đầu tập trận chung CARAT, 11 ngày trên biển Sulu với các khu trục hạm tên lửa của Mỹ và tàu chiến Philippine. Cùng ngày Không quân Mỹ và Indonesia đã bắt đầu cuộc tập trận Iron teak 2011, kéo dài 12 ngày ở Đông Java.
Trung Quốc, hiện đang làm công việc của Trương Khiêm* vào thế kỷ thứ 2 trước CN, mở con đường phía Tây nhưng không phải là con đường tơ lụa trên đất liền, mà là con đường ra phía Tây Thái Bình Dương.
Để đạt được điều đó, TQ dĩ nhiên phải dựa trên lực lượng Hải quân và Không quân.
*Xét về mặt Khoa học quân sự
-Do tâm lý coi khi trí thức và qua những cuộc thanh trừng hàng ngũ trí thức với “Cách mạng Văn hóa”, “Trăm hoa đua nở”. Nền Khoa học quân sự TQ hầu như là con số o , đặc biệt về Hải quân và Không quân, ngoại trừ một số thành công nhất định về các khí tài được trang bị cho lục quân. Do đó hầu như khí tài, khí cụ, phụ tùng, TQ đều phụ thuộc phần lớn vào Liên-xô.
-Đặc biệt do mâu thuẫn quyền lợi quốc gia, sau sự kiện Damanski, trên sông Ussuri 02/03/1969 quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào bế tắc. Dĩ nhiên sự trao đổi quân sự giữa hai nước cũng vì thế đi vào ngõ cụt.
Đến 17/10/1995 trong hơn 4300km đường biên giới mà TQ cho là đã bị thiệt thòi do Nga chiếm hơn 1.500.000km2 lãnh thổ, do hòa ước bất bình đẳng giữa triều đình nhà Thanh và Nga hoàng, chỉ mới giải quyết được trên cơ sở thỏa thuận trên 54km/4300km. Mãi đến 27/04/2005 Uỷ ban chấp hành của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của TQ thông qua thỏa thuận này và sau đó được viện Duma Nga thông qua 20/05/2005. Và thỏa thuận này chính thức được công nhận cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Lý Triệu Thịnh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ký 02/06/2005.
-Rõ ràng, mâu thuẫn lợi ích Quốc gia và quyền lợi Dân tộc giữa Nga và Trung quốc vẫn âm ỉ như một ngọn núi lửa đang sôi sục chỉ chực phun trào, khi có dịp. Và dĩ nhiên Nga không dại gì giao giáo cho giặc, đâm sau lưng mình.
*Về mặt Hải quân của TQ
-Các Khu trục hạm, Tuần dương hạm đều già nua, lạc hậu, có tuổi đời ít nhất gần 1/2 thế kỷ. Đa số được cung cấp bởi Nga vào những thập niên 60,70 của thế kỷ trước, thuộc lớp Petya I, II, III. Vài chiếc thuộc lớp Gepard, khoảng 4 chiếc tương đối mới, lớp Sovremeny được sản xuất theo thiết kế 1970 loại 956A (phiên hiệu 136 Hàn Châu, 137 Phúc Châu), loại 956EM (phiên hiệu 138 Thái Châu, 139 Ninh Ba).
Khoảng trên 30 chiếc Khu trục hạm, Tuần dương hạm đã vào nghĩa địa trên bờ, gồm có các Khu trục hạm hạng Yên Sơn, Tuần dương hạm hạng Zuhai, Tế Nam, Thành Đô.
Các Khu trục hạm còn lết được trên biển, nhiều nhất là “ông già” hạng Lữ Đại 051. Kế đến là 052 Lữ Hộ, 051B Lữ Hải, 052B Quảng Châu, 052C Lan Châu, 051c. Tổng cộng khoảng 30 chiếc, chia không đều cho ba Hạm đội: Bắc hải, Đông hải, Nam Hải. Tập trung ở Hạm đội Băc hải với Soái hạm là Khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân-DDG (được trang bị tên lửa, có điều khiển)
Các Tuần dương hạm, tập trung vào “bà lão” Giang hồ 053H/HI-II. Còn lại rải rác ở các hạng 053H2 Giang Hồ III, 053HT-H Giang Hồ IV, 053H1G Giang Hồ V, 053H2G Giang Vệ I, 053H3 Giang Vệ II, 054 Mã Yên Sơn. Khoảng 50 chiếc, biên chế không đều ở ba Hạm đội, tập trung ở Bắc hải và Đông hải. Tàu tuần duyên nhỏ, không kể đến.
-Có khoảng 75 chiếc Tàu ngầm, kể cả những chiếc đã hoàn thành trong 2010. Trong đó
-Tàu ngầm nguyên tử, mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân SSBN(Ballistic Missile Nuclear Submarine) 5 chiếc, 1 chiếc loại 092-lớp Hạ(Xia class), 4 chiếc loại 094-lớp Tấn(Jin class).
-Tàu ngầm nguyên tử, mang tên lửa đạn đạo SSB(Ballistic Misile Submarine), loại 033G, lớp Vũ Hán 1(351), 1 lớp Golf, để thử nghiệm.
-Tàu ngầm nguyên tử tấn công, mang đầu đạn hạt nhân SSN(Nuclear Attack Submarine), loại 091 lớp Hán 5 chiếc (402,403,404,405,406), loại 093 lớp Thượng 3 chiếc.
-Số tàu ngầm nguyên tử này, hầu như tập trung biên chế cho Hạm đội Bắc hải với 1Hạ, 2 Tấn, 4 Hán, 3 Thượng, đang đóng ở căn cứ Hải quân Syaopindao và Nanyang.
-Hai chiếc Tấn và 1 chiếc Thượng biên chế cho Hạm đội Đông hải, đóng tại căn cứ Hải quân Thượng Hải, Ninbo(Ninh Ba), Chiết Giang.
-Ngoài ra còn có 60 chiếc Điện-Diesel gồm có 10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Nguyên, 12 chiếc lớp Kilo, 8 chiếc lớp Romeo. Số tàu ngầm Điện-Diesel này biên chế cho ba hạm đội Bắc hải, Đông hải, Nam hải.
*Về Không quân
- Với 30 sư đoàn được trang bị 490 máy bay đánh chặn F-7/FISHBED và F8 11/FINBA, 23 máy bay SU-MK2/FLANKER tác chiến tầm xa trên biển. Một số máy bay AEW&CKJ 200 và KJ 2ooo trinh sát trên biển, một số lớn máy bay thế hệ MIG đã không còn bảo đảm tính an toàn trong tác chiến. Đã đặt mua của Nga một số máy bay SU-33.
-Một số phiên bản, mẫu nhái kiểu SU-27 SK của Nga dưới dạng J11 và J11A, J11B.
-Phiên bản SU-33: J15.
-Phiên bản MIG-29SMT: JF17
-Phiên bản SU-35:J20
-Tất cả các phiên bản trên đều được gắn động cơ AL-31F. Trước tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phát minh nghiêm trọng trên, công ty Rosoboronoexport, cũng như công ty Sukhoi và Mig M. Pogosyan đã đề nghị chính phủ Nga đóng băng hợp đồng ký với Bộ Quốc phòng, cục vũ khí TQ ký năm 2005. Theo đó cung cấp cho TQ cho đến 2010, 100 động cơ RD-93. Số động cơ còn lại gồm 57 chiếc đã được giữ lại.Khoa học kỹ thuật quân sự TQ chưa thể thiết kế được turbine phản lực lãng mạch có buồng tăng lực trong thời gian kỷ lực phần nghìn/s.
-Ngược lại các máy bay SU-35 thế hệ 4++++ đã được quân đội Nga biên chế áp sát biên giới Nga-TQ tại các căn cứ Không quân 6968 thuộc quân khu KOMSOMOLSK trên sông Amur cách TQ 300km.
-Trung đoàn 23 tại căn cứ 6987 Dzemgi và Trung đoàn 22 ở căn cứ 6989 Uglovaya được trang bị thêm SU-27 SM cách biên giới TQ lần lượt là 308km,61km
-Quân khu phía Đông Nga, toàn bộ đều được trang bị máy bay hiện đại nhất SU-35 với hệ thống radar Irbis, có thể phát hiện mục tiêu cách 400km, bao quát Hắc Long Giang, Cát Lâm cũng như Liêu Ninh. Căn cứ Ukraine được trang bị máy bay ném bom chiến lược TU-95, chỉ cách biên giới 105km.
-Rõ ràng mối thù truyền kiếp giữa Nga và TQ do mâu thuẫn lợi ích Quốc gia và quyền lợi Dân tộc, chưa bao giờ nguôi. Do đó các phiên bản J11, J11A, J11B, J15, JF17, J20, được gắn động cơ AL-31F và RD-93, chưa chắc đã là Brand new. Trong số 43 đông cơ đã giao cho TQ, kể cả những hàng nhái kiểu “HỚN KỎN BÊN HÔNG CHỢ LỚN”** này chưa chắc đã đủ bày đồ hàng, đồ chơi trên chiếc THI LANG-VARYAG.
*Hàng không mẫu hạm, ngoài chiếc THI LANG-VARYAG đồng nát mà việc hạ thủy có tính cách thị uy, sau gần 10 năm trời vừa nhìn sơ đồ vừa sưu tầm phụ tùng “hầm bà lằng xắng cấu”*** chấp vá và lắp ráp với tournevite và mỏ hàn cũng đã phải dời lại không đúng dự định. TQ còn có tham vọng đóng tàu sân bay, với suy nghĩ thế giới làm được, TQ làm được, kiểu “với sức người, sỏi đá cũng thành cơm!”**** với dự toán cỡ 30 tỷ nhân dân tệ cỡ 636 triệu USD bằng 1/10 giá thành Hàng không mẫu hạm George HG Bush. Hàng không mẫu hạm TQ nếu có ở thì tương lai, lại cũng giống như Wave Tàu với HONGDA Tàu thôi!
Với ngân sách quân sự tăng dần đều qua mỗi năm: 2008: 70 tỷ USD, 2009: 90 tỷ USD, 2010: 134 tỷ USD. Để có thể mạnh miệng cảnh cáo Mỹ, chớ đùa với lửa và tham vọng mở con đường máu ra Tây Thái Bình Dương. So với tiềm lực quân sự có sẳn của Mỹ và ngân sách quốc phòng hằng năm mà phần lớn dùng để duy trì hoạt động, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng sơ sơ có gần 700 tỷ USD, dự trử 3000 tỷ USD của TQ, muỗi, như muối bỏ bể.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giừa hai khối CS và TỰ DO, Mỹ đã từng bước giúp TQ phát triển nền kinh tế TOURNEVITE, CLE’ và TQ đã tự nguyện cấy KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ba rọi, vào định hướng XHCN. Vô hình chung đã đút đầu vào dây thòng lọng. Giờ đây dây đang dần thắt lại mà không có cách gì thoát ra.
-Nếu các nước trong khu vực cùng nhau cắt con đường huyết mạch qua eo Malacca, Lombok, Sunda, ngắt nguồn cung cấp dầu mỏ, TQ cũng chết. Chạy đua vũ trang, để có thể làm chủ biển Đông và Tây Thái Bình Dương, hơi bị yếu, không có cửa, chưa kể liên minh 6 nước(trừ VN) trong khu vực và Mỹ họp sức lại. Hai đánh một, không chột cũng què, đằng này 7 thằng đánh, tử là cái chắc.
-Chưa kể Quốc tế cấm vận, tẩy chay hàng hóa, đội quân nghèo đói hằng trăm triệu dân nỗi loạn, cũng cầm chắc chết. Những cuộc bạo loạn trung tuần tháng 05/2011 tại TQ cũng là một tín hiệu mầm mống bất ổn trong lòng TQ.
Khi còn nghèo đói, gầy yếu, chủ quan, tưởng chừng có thể rút cổ khỏi thòng lọng bất kỳ lúc nào. Đến lúc béo phì thòng lọng đã ăn sâu vào thịt, không có cách gở. Thần chết đang đứng bên cạnh TQ.
Chứng kiến kẻ thù giẩy chết ở những phút cuối, những cú quẫy, đạp, vùng vẫy, mới đã và sướng làm sao. Mỹ quả là cực đểu.
Nhưng nếu Cộng sản bị tuyệt diệt trên thế giới, kể ra cũng thấy sướng.
Nghe đâu đây tiếng chim giẫy chết trong bụi mận gai*****, hình như bằng tiếng Bẻi Chinh******.
Các bạn có nghe không, hình như một bầy 5 con thì phải???
Sài Gòn 01/07/2011
Oanh Yến Thị Phạm
PS: Đang thèm nhậu thịt chim
*Trương Kiêm: một viên quan, vâng lệnh Hán Vũ đế mở đường về hướng Tây, tìm đồng minh chống Hung nô, vô tình mở ra con đường thương mại với các nước Trung cận đông, phương Tây. Con đường này được biết dưới tên gọi: “Con đường tơ lụa”
**Hớn kỏn bên hông chợ lớn: Hongkong bên hông chợ lớn. Đồ dỏm, dồ nhái.
*** Hầm bà lằng xắn cấu: tùm lum, tùm la, lạc xon, đồng nát
****Thơ Hủ Tiếu
*****Tiếng chim hót trong bụi mận gai, tác giả Colleen McCulough.
****** Bẻi Chinh: Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét