Trả lời báo chí, bà Hillary Clinton nhấn mạnh : « Điều quan trọng là các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương cần có quan hệ tốt với nhiều đối tác, kể cả đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ ». Ngầm chỉ trích Trung Quốc dùng các phương tiện tài chính dồi dào để tạo ảnh hưởng đối với quần đảo Fiji và một số quốc đảo nhỏ khác trong vùng, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm : đối với khu vực Thái Bình Dương bà mong muốn trông thấy « Trung Quốc hành xử một cách công bằng và minh bạch ».
Về sự tranh giành ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh trong vùng, bà Hillary Clinton cho rằng Thái Bình Dương là một khu vực « đủ rộng lớn để Hoa Kỳ và Trung Quốc » cùng hiện diện. Tuyên bố trên nhằm làm giảm bớt căng thẳng Mỹ - Trung vài ngày trước khi bà đến Bắc Kinh để thảo luận về quan hệ song phương. Báo chí Trung Quốc đã liên tục chỉ trích chuyến viếng thăm quần đảo Cook của ngoại trưởng Hoa Kỳ và cho rằng Washington đang tìm cách « kềm tỏa » Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Trước phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải hôm 30/08/2012 đã tuyên bố là Bắc Kinh « không cạnh tranh với bất kỳ một ai để gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực Thái Bình Dương ». Trong thông cáo đề ngày 01/09/2012, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi chỉ trích các chính khách Mỹ thường xuyên « can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc » và Bắc Kinh cho rằng, để quan hệ song phương có thể phát triển tốt đẹp, các nhà chính trị của Mỹ nên « chấm dứt phê bình Trung Quốc một cách vô tội vạ và không có cơ sở ».
Lần đầu tiên đến dự Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương tại quần đảo Cook, bà Hillary Clinton thông báo Mỹ viện trợ 32 triệu đô la cho các nước trong vùng Thái Bình Dương để đối phó với hiện tượng mực nước biển dâng cao. Bà cam kết là đến năm 2020 Hoa Kỳ sẽ giảm 17 % lượng khí thải CO2 so với thời điểm năm 2005. Đó là một trong những điều tổng thống Barack Obama từng hứa nhân thượng đỉnh về khí hậu năm 2009 tại Copenhagen.
Về sự tranh giành ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh trong vùng, bà Hillary Clinton cho rằng Thái Bình Dương là một khu vực « đủ rộng lớn để Hoa Kỳ và Trung Quốc » cùng hiện diện. Tuyên bố trên nhằm làm giảm bớt căng thẳng Mỹ - Trung vài ngày trước khi bà đến Bắc Kinh để thảo luận về quan hệ song phương. Báo chí Trung Quốc đã liên tục chỉ trích chuyến viếng thăm quần đảo Cook của ngoại trưởng Hoa Kỳ và cho rằng Washington đang tìm cách « kềm tỏa » Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Trước phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải hôm 30/08/2012 đã tuyên bố là Bắc Kinh « không cạnh tranh với bất kỳ một ai để gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực Thái Bình Dương ». Trong thông cáo đề ngày 01/09/2012, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi chỉ trích các chính khách Mỹ thường xuyên « can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc » và Bắc Kinh cho rằng, để quan hệ song phương có thể phát triển tốt đẹp, các nhà chính trị của Mỹ nên « chấm dứt phê bình Trung Quốc một cách vô tội vạ và không có cơ sở ».
Lần đầu tiên đến dự Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương tại quần đảo Cook, bà Hillary Clinton thông báo Mỹ viện trợ 32 triệu đô la cho các nước trong vùng Thái Bình Dương để đối phó với hiện tượng mực nước biển dâng cao. Bà cam kết là đến năm 2020 Hoa Kỳ sẽ giảm 17 % lượng khí thải CO2 so với thời điểm năm 2005. Đó là một trong những điều tổng thống Barack Obama từng hứa nhân thượng đỉnh về khí hậu năm 2009 tại Copenhagen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét