Pages

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Biển Đông vẫn sẽ là trọng tâm của chính quyền "Obama 2"


Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á
tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ngày 19/11/2012
(Phnom Penh, Cam Bốt).  
REUTERS/Jason Reed
Trọng Nghĩa
Trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên sau khi được người Mỹ tín nhiệm ở chức vụ Tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm thứ hai, ông Barack Obama đã lần lượt ghé ba nước Thái Lan, Miến Điện, rồi Cam Bốt từ ngày 17 đến 20/11/2012. Đối với các nhà quan sát, đây là thêm một dấu hiệu cho thấy là châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách ngoại giao của chính quyền đang được báo giới gọi là « Obama 2 ».
Trả lời phỏng vấn của RFI, nhà báo Ngô Nhân Dụng, bình luận gia tờ Người Việt tại California (Hoa Kỳ) đã phân tích lại một số nét tiêu biểu trong chính sách gọi là « xoay trục » qua châu Á Thái Bình Dương, từng được Tổng thống Mỹ loan báo trước đây, đặc biệt là thành tố quân sự.
Nhân tố quân sự được thể hiện rõ rệt nhất qua các kế hoạch cử thủy quân lục chiến đến Úc, luân chuyển qua căn cứ Darwin nhìn ra Biển Đông, hay việc chuẩn bị đưa tàu đổ bộ hiện đại đến Singapore. Philippines sẽ nổi lên thành một yếu tố quan trọng đối với Mỹ trong vùng Biển Đông và Đông Nam Á, với việc quân đội Mỹ sử dụng trở lại một cách thường xuyên hơn hai cơ sở cũ của mình : căn cứ hải quân Subic, và căn cứ không quân Clark.
Đối với ông Ngô Nhân Dụng, ngoài yếu tố quân sự, chủ trương quay trở lại châu Á của Mỹ còn bao hàm hai vế khác là dân chủ, với một thông điệp rõ rệt đã được Tổng thống Obama gởi đi nhân bài diễn văn trước sinh viên Miến Điện ở Rangoon nhân chuyến ghé thăm vừa qua, cũng như là vế kinh tế với việc thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans Pacific Partnership).

Ngô Nhân Dụng, nhà bình luận báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ)
 
03/12/2012
by Trọng Nghĩa
 
 
Nhận định chung về chính sách châu Á của Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, nhà bình luận Ngô Nhân Dụng nhìn thấy nhiều bối cảnh thuận lợi, trong đó có thái độ tiếp tục hung hăng của Bắc Kinh trong việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều vùng lãnh thổ đang tranh chấp với các láng giềng, nhất là tại Biển Đông.

Không có nhận xét nào: