Pages

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Cán Cân công lý bị bẻ cong



Minh Diện - Không  nhân chứng, vật chứng chỉ là hai cái bao cao su đã sử dụng, chưa gây hại gì cho an ninh quốc gia, một người có nhân thân tốt như Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (con trai nhà thơ Cù Huy Cận), bị tuyên phạt 7 năm tù giam cộng 5 năm quản thúc. Tương tự, mức án giành cho Lê Công Định,  Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Văn Hải còn cao hơn. Đó là kết quả những phiên tòa đã xử “đúng người, đúng tội” và những bản án “công minh, thể hiện tính nhân đạo” ở thành phố Hổ Chí Minh.
van_giang_1b2aCách đây vài ngày, tại Văn Giang, Hưng Yên, một phiên tòa công khai  xét sử bọn “cố ý gây thương tích cho người khác” đầy đủ nhân chứng, vật chứng, làm 3 người bị thương, gây bức xúc  nhân dân, nhưng hai bị cáo chỉ phải nhận tổng cộng 60 tháng tù.

 Một người bạn ở Văn Giang – Trung tá Cựu chiến binh Trần Văn Sơn – nói với tôi: “Cán cân công lý đã bị bẻ cong !”.  Anh Sơn cho hay, diễn biến phiên tòa chớp nhoáng, và nhiều tình tiết  gây bất bình. Ví dụ, cáo trạng viết một nhóm  mấy chục người đến khu vực đất đai vừa cưỡng chế câu cá, tòa sửa lại chỉ có 6 người, không phải câu cá mà coi máy móc cho một chủ đầu tư tên Hà. Hỏi hợp đồng thuê đâu, trả lời thuê miệng!? Nhân vật chủ chốt  thuê người trông máy móc, nói trắng ra là thuê bọn côn đồ đánh người, không có mặt tại tòa, dù với danh nghĩa nhân chứng? Nhóm tội phạm, theo kết luận của cơ quan điều tra 6 người, nhưng sử dụng tới 13 chiếc gậy bằng gỗ, 4 chiếc gậy bằng tre, 6 vỏ chai đập bể làm hung khi, như vậy cùng một lúc mỗi tên sử dụng 4 loại. Những chiếc gậy dài 1,1m, dày 3-4 cm, sơn khúc trắng, khúc đỏ, là loai gậy dân quân tự vệ chuyên  dùng trấn áp tội phạm, Viện kiểm sát  cho là nhặt ở ven đường, và là những thân cây ngô. Thân cây ngô mà đánh người ta dập phổi suýt chết!?
Cơ quan điều tra khởi tố 6 người, Viện kiểm sát ra quyết định truy tồ cả 6, nhưng đứng trước vành móng ngựa chỉ có 2 bị cáo, do đầu thú còn 4 bị cáo trốn mất, chằng thèm truy nã?
Nguyên nhân chính dẫn tới phạm tội, Đinh Văn Huỳnh, Nguyễn Tuấn Dũng khai, là do bị các ông Bàn, Đồng, Nghiệp và nhiều người xúc phạm nên đuổi đánh. Hỏi xúc phạm thế nào, trả lời, họ đến bãi đất cưỡng chế,  cách xa 30 mét chửi bới.
Bên bị hại cam đoan  họ ở cách bên bị cáo 300-400 mét không chửi bới ai cả. Để chứng minh ai đúng, ai sai, tòa chỉ cần làm một trắc nghiệm đơn giản, là bắt hai bị cáo đứng cách xa mình ba chục mét ngoác mồm ra chửi, chửi hết cỡ, xem tòa có nghe rõ không? Tôi tin rằng dù tai to như Trư Bát Giới cũng không nghe rõ. Đằng này ở giữa cánh đồng, một ông già 73 tuổi,  hơi sức đâu mà chửi lọt tai kẻ cách xa mình 30 mét.Vậy mà  tòa không tin ba người bị hại, không tin nhân chứng, không  nhớ câu “ra đàng hỏi già về nhà hỏi trẻ”,  lại tin lời hai bị cáo có tiền án, tiền sự vốn quen nói láo?
vangiang-1bMột câu hỏi nữa, lý do gì các ông Bàn, Đồng,  Nghiệp và những người dân xúc phạm Dũng, Huỳnh?  Họ không thù, không oán, không xâm hại của cải vật chất của nhau, mắc mớ gì  chửi nhau? Có chửi, thỉ những  người nông dân kia chửi kẻ cướp đất của họ!  Bọn Dũng Huỳnh, thừa biết dân Văn Giang bức xúc vì  điều gì, với ai, chứ đâu phải với mình? Vậy lý do gì họ  đánh những  người ngang tuổi bố, tuổi ông mình?  Đâu chỉ bạt tai đá đít vài cái do tức giận bột phát, mà đánh chết thôi như kẻ thù truyền kiếp? Người ta chạy về nhà rồi, trốn trong buồng rồi, còn lôi ra đánh, đánh đến dập phổi tụ máu? Cách đánh đập ấy  nếu không  là  hành vi cố ý giết người, thì cũng là hành động có tổ chức, đánh cho hả dận, đánh để dằn mặt người khác?
Tôi đã dự rất nhiều phiên tòa, chưa thấy phiên tòa nào đại diện Viên kiểm sát giữ quyền công tố,  lại tỏ ra thông cảm dễ dãi với bị cáo như trong phiên tòa vừa diễn ra ở Văn Giang. Hung khí bằng gỗ bằng tre rành rành  nhắm mắt bảo  thân cây ngô? Cái gậy chuyên dùng chắc như sắt thép có thể đập chết trâu,  lại bảo thanh gỗ mục? Bọn du côn tổ chức săn đánh người, lại bảo tự phát ?
Vị đại diện Viện kiểm sát gây cho mọi người  cảm giác không phải buộc tội bị cáo  theo chức năng, mà như luật sư gỡ tội cho bị cáo(!?).
 Còn ông chủ tọa phiên tòa Nguyễn Nam Thắng thì hình như chỉ muốn xử thật nhanh cho xong chuyện, chỉ nghe một phía, và muốn áp dụng tối đa  tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
vangiang-1b2cMuốn xử đúng người đúng tội vụ án Văn Giang, phải lôi những người ký các văn bản thẩm định sai, dẫn đến quyết định thu hồi đất trái luật, ra lệnh cưỡng chế tàn bạo, và những tổ chức cá  nhân được hưởng lợi từ  những quyết định đó, ra  chất vấn đến nơi đến chốn. Thân con voi không rờ tới  chỉ vuốt mấy sợi lông đuôi thì ích gì, và tránh sao khỏi miễn cưỡng? Xét cho cùng bọn Huỳnh, Dũng cũng chỉ là nạn nhân, còn thua cả những chú lính chì trong chuyện cổ tích  Anderxen!
Tôi không cho rằng các vị quan tòa non kém trình độ và không hiểu luật. Họ cũng không thiếu thông minh để có thể xử lý  những lắt léo trong từng tình tiết của mỗi vụ án. Nhưng, từ những phiên tòa xét xử Tăng Minh Phụng trước kia, vụ Ba Sương – NT Sông Hậu, Cù Huy Hà Vũ vừa qua, Văn Giang hiện nay, và tương lai  là Tiên Lãng…, những diễn biến và cách ứng xử mả chúng ta đã thấy không phải do ý thức chủ quan của  tòa.  Khi buộc phải mất ý thức chủ quan, thì cách ứng xử trở nên gượng gạo, đôi khi ngớ ngẩn đến lố bịch, làm trò hề trước chốn công đường.
Chừng nào ngành tư pháp chưa được độc lập, thì cái  cán cân công  lý nghiêng về bên nào trong mỗi phiên tòa,  không tùy thuộc vào những người ngồi ghế Hội đồng xét xử  phiên tòa ấy.
Tôi còn nhớ như in phiên tòa xét xử Bỉnh Họt ở Kiên Giang cách đây 30 năm. Sau phiên tòa lãnh đạo tỉnh  tổ chức họp báo. Tôi đặt câu hỏi ông Lâm Văn Thê, lúc đó là Trung tướng công an, làm Bí thư Tỉnh ủy: “Thưa anh Ba Hương, tại sao trong suốt ba ngày diễn ra phiên tòa, anh ba và các đồng chí lãnh đạo cứ phải ngồi phía sau hội trường vậy?”.
Ông Lâm Văn Thê nói: “Đồng chí biết rồi thì hỏi làm gì?”
Nguồn Blog Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào: