Pages

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Chứng khoán VN phục hồi vào năm 2013?


Chứng khoán Việt Nam trong năm 2012
Năm 2012 là một trong những năm đầy khó khăn của chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang vào giai đoạn 'tệ nhất Đông Nam Á' nhưng được dự đoán sẽ bắt đầu tăng trưởng khi kinh tế thoát ra khỏi mức tăng trưởng thấp nhất từ 13 năm qua, theo bài trên Bloomberg 28/12.
Chứng khoán Việt Nam hiện ở mức rẻ nhất khu vực sẽ tăng trưởng dần trở lại dù chậm vào năm sau, phản ánh mức tăng trưởng kinh tế từ 5-6%, ông Andy Hồ, giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital được hãng Bloomberg trích lời đưa ra niềm tin như vậy.

"Chiến lược của chúng tôi là tập trung vào những khu vực đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng thị trường quốc nội," ví dụ như y tế, giáo dục và nông nghiệp", ông Hồ nói với Bloomberg.
VinaCapital hiện quản lý số tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ đôla, đồng thời làm chủ 5 quỹ có lợi nhuận cao nhất trong 78 quỹ đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào những lĩnh vực này bởi chúng sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với những thay đổi nhanh chóng về dân số của Việt Nam”
Chỉ số VNIndex đã tăng 18% trong năm 2012, sự tăng giá đầu tiên trong vòng ba năm trở lại đây, trong bối cảnh ngân hàng Trung ương hạ lãi suất sau khi lạm phát có dấu hiệu đã được kiềm chế.
"Niềm tin đang rất thấp ở tất cả các cấp: các ngân hàng không chịu cho vay, các công ty không chịu đầu tư, người tiêu dùng không muốn mua sắm, nhà đầu tư không muốn tung tiền vào bất động sản"
Dominic Scriven, giám đốc quỹ Dragon Capital
Tỷ số thu nhập trên một cổ phiếu của 308 công ty thuộc VN-Index được dự báo tăng 9,3% trong năm nay.
Mức tăng trưởng lợi nhuận được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 18% trong năm 2013, theo thống kê của Bloomberg.
Một trong những cổ phiếu đang hoạt động tốt nhất của VinaCapital là Vinamilk (VNM), nhà sản xuất sữa lớn nhất của Việt Nam.
Cổ phiếu của công ty này đã tăng đến 53% trong năm 2012 và tăng vào mức kỷ lục hồi tháng 10 sau khi Vinamilk công bố lợi nhuận trước thuế tăng 35% trong chín tháng đầu năm.

Giai đoạn tổn thất

Dominic Scriven, giám đốc Quỹ Dragon Capital, nói với Bloomberg trong phỏng vấn qua điện thoại rằng hiện tại, đang có một sự "lạc quan trong thận trọng" về tương lai gần của thị trường chứng khoán vì quan ngại về nợ xấu đang được bù đắp bởi lạm phát suy giảm.
Các ngân hàng báo nợ xấu hiện tại ở mức 4,5% tổng dư nợ, trong khi ngân hàng Trung ương ước tính mức này là 8,75%, theo báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế.
Tăng trưởng tín dụng năm nay, theo thống kê của ngân hàng Trung ương ngày 27/12 là 7%, so với 14% năm ngoái và 32% trong năm 2010.
"Sự lạc quan hiện tại đang tồn tại xung quanh hy vọng chúng ta có thể bước ra khỏi giai đoạn tổn thất này," ông Scriven nói.
"Vấn đề lớn nhất hiện tại có lẽ là niềm tin. Niềm tin đang rất thấp ở tất cả các cấp: các ngân hàng không chịu cho vay, các công ty không chịu đầu tư, người tiêu dùng không muốn mua sắm, nhà đầu tư không muốn tung tiền vào bất động sản."
Ông Scriven đã giảm cổ phần ở nhiều ngân hàng và chỉ giữ nguyên những khoản đầu tư lớn nhất ở các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như tập đoàn Vinamilk và Masan.

'Cải thiện đáng kể'

Ngân hàng
Xu hướng siết vốn vay của ngân hàng trong nước đã tạo ra những ảnh hưởng nặng nề lên nhu cầu trong thị trường nội địa
Lạm phát tháng 12 giảm lần đầu tiên trong bốn tháng trở lại đây, với chỉ giá tiêu dùng tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 7,08% vào tháng 11, theo báo cáo của chính phủ.
Đây là mức thấp hơn đáng kể so với mức lạm phát 23% hồi tháng Tám năm ngoái.
"Khu vực vĩ mô đã cải thiện đáng kể," ông Kevin Snowball, giám đốc điều hành Quỹ quản lý tài sản PXP, đồng thời cũng là người dự đoán sự tăng trưởng trở lại của chứng khoán Việt Nam hồi tháng trước nói với Bloomberg.
"Chúng tôi giữ nguyên lập trường, rằng tất cả những tin xấu đều đã thể hiện qua giá thị trường. Một khi áp lực bán tháo đã qua, doanh thu sẽ dần quay trở lại."
Quỹ PXP Việt Nam hôm 27/12 đã công bố lợi nhuận trên giá trị tài sản thực tăng 33% , theo ông Snowball, gần gấp đôi mức tăng giá của VN-Index.
Vn-Index đã tăng 8,4% kể từ khi ông dự đoán sự tăng giá vào cuối năm trong bản báo cáo ngày 26/11. Trong năm 2013, sự phục hồi của kinh tế Mỹ và Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
"Miễn là Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng, Việt Nam sẽ tiếp tục sản xuất ra nhiều hơn những sản phẩm mà các nước này cần," ông Snowball nói thêm.
"Chúng ta đã thấy sự tiến lên trong chuỗi giá trị, và Việt Nam đang trở thành một Trung Quốc thu nhỏ."

Cắt lãi suất

"Sự khả quan ở đây, đó là lạm phát đã được kiềm chế. Điều này giúp tăng khả năng nới lỏng tiền tệ của chính phủ để kích thích tăng trưởng"
Andy Hồ, giám đốc điều hành VinaCapital
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2012 ở mức thấp nhất trong 13 năm qua, trong bối cảnh sự siết vốn vay của ngân hàng ảnh hưởng nặng đến nhu cầu nội địa.
Tổng sản phâm quốc nội chỉ tăng 5,03% trong năm 2011, thấp nhất kể từ năm 1999, khi tăng trưởng ở mức 4,77%, theo báo cáo của Tổng cục thống kê nước này ngày 24/12.
Tuy nhiên, theo dự đoán của chính phủ ngày 10/12, Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng khoảng 5,5% trong năm tới.
Trong tháng 12, chính phủ nước này đã cắt lãi suất lần thứ sáu để giúp các công ty chống đỡ với khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, mặc dù Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo việc hạ lãi suất lần này được tiến hành quá sớm.
Lãi suất tái huy động vốn của Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã được hạ từ 10% xuống 9%, trong lúc lãi suất chiết khấu được cắt từ 8% xuống còn 7%, theo công bố của ngân hàng Trung ương trên trang web hôm 21/12.
Hồi đầu năm nay, lãi suất tái huy động vốn là 15% và lãi suất chiết khấu là 13%.
"Sự khả quan ở đây, đó là lạm phát đã được kiềm chế. Điều này giúp tăng khả năng nới lỏng tiền tệ của chính phủ để kích thích tăng trưởng," ông Hồ nói.

Tệ nhất Đông Nam Á

Chỉ số chứng khoán của Việt Nam đã giảm 2% trong vòng sáu tháng qua, khiến đây là thị trường chứng khoán tệ nhất ở Châu Á, chỉ sau Mông Cổ, và nằm trong danh sách 10 thị trường suy giảm lớn nhất toàn cầu trong thời gia đó.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service hồi tháng 9 đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, với lý do "ngày càng có nhiều rủi ro trong hệ thống ngân hàng" và chi phí tái huy động vốn ngân hàng.
Quan ngại về khu vực này đang ngày càng tăng, theo nhận xét của Ngân hàng thế giới trong tháng này.
Trong một báo cáo ngày 7/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á cho rằng mức tiêu dùng cá nhân cũng như các khoản đầu tư sẽ tăng trở lại ở các nền kinh tế Đông Nam Á, dù các khu vực khác ở Châu Á sẽ tăng trưởng thấp hơn dự đoán.
Trong số tất cả những nền kinh tế trong khu vực, ngân hàng này chỉ tăng dự đoán tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á, với mức tăng trưởng 2012 dự đoán ở mức 5,3% so với mức 5,2% trước đó.
"Việt Nam, một đất nước với 90 triệu dân số trẻ và vẫn đang tăng trưởng nhanh đang là nguồn dự trữ nhiều tài nguyên thiên nhiên và là nơi chứa nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận lâu dài," ông Hồ nói.

Không có nhận xét nào: