Pages

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

HÀ NỘI GIA TĂNG KIỂM SOÁT NGƯỜI THIỂU SỐ KHMER TRONG NƯỚC DO TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA CĂNG THẲNG



Những ngày vào mùa lễ hội Óc Om Bóc của người thiểu số Khmer trong nước. Những lễ hội như vậy thường quy tụ hàng chục ngàn người Khmer ở khắp nơi tụ về, và cũng là lúc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục ra quân an ninh mật vụ để kiểm soát chặt chẽ cộng đồng này. Kể từ khi chính quyền Campuchia trở mặt lạnh nhạt với Việt Nam và theo Trung Cộng, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước này lạnh hơn, đã khiến tình hình người Khmer trong nước cũng bị theo dõi kỹ càng hơn. Ở trong nước, hàng năm cứ đến ngày 16 tháng 10 âm lịch là đồng bào thiểu số Khmer Nam Bộ nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng tổ chức lễ cúng Oóc Om Bóc vào buổi tối.

Lễ hội Oóc Om Bóc còn có tên gọi là lễ hội cúng trăng giống như cúng trung thu, diễn ra vào ngày 15 tháng 10 hàng năm, do công lịch của người Khmer đi chậm một ngày nên lễ cúng trăng sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 10 âm lịch. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi không khí Ooc Om Boc sôi nổi nhất là hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Trong khuôn khổ của lễ hội, không thể thiếu cuộc thi đua ghe ngọ truyền thống thu hút hàng chục đội đua nam và nữ từ các địa phương về cùng nhau tranh tài. Những ngày lễ hội này là điểm thu hút khách du lịch rất náo nhiệt.
Nhưng những ngày này cũng là ngày rất nhiều mật vụ Campuchia và Việt Nam trà trộn vào trong khách tham dự lễ hội. Được biết 2 sắc tộc thiểu số trong nước bị kiểm soát ngặt nghèo nhất là người Thượng và người Khmer Krom, hai sắc tộc này từng gửi đơn lên các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp Quốc tố cáo là chính quyền Cộng sản Việt Nam lạm dụng các ngày lễ truyền thống của sắc tộc thiểu số để thu hút khách du lịch nhưng lại phá nát văn hóa gốc. Nhân lễ hội này, những nhóm Khmer bất đồng chính kiến với nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng phát đi những thư và truyền đơn tố cáo sự kềm kẹp của chế độ. Trên lãnh vực giáo dục, liên đoàn Khmers Kampuchea Krom cáo buộc Hà Nội cấm đem sách vở từ Cam Bốt vào để cho thanh niên Khmer học, trong khi sách giáo khoa bằng tiếng Khmer mà Việt Nam xuất bản thì chứa đựng những nội dung tuyên truyền. Không những thế, Việt Nam còn áp bức nền văn hóa bằng cách buộc người dân phải đặt hình Hồ Chí Minh lên bàn thờ tổ tiên của người Khmer.
Còn về tôn giáo, người Khmer Krom than phiền rằng họ không thể có những sinh hoạt tôn giáo của riêng họ, sau khi giáo hội Phật giáo tiểu thừa của họ bị giải tán sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, và hàng giáo phẩm Khmer Krom buộc phải tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước kiểm soát. Về kinh tế, người Khmer là những người nghèo khổ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học rất đông để phụ giúp gia đình kiếm sống. Tin cho hay Công an mật vụ Cộng sản Việt Nam hiện đang theo dõi rất sát những nhóm Khmer Krom hoạt động ở các tỉnh miền tây Việt Nam, và những người nào bị chúng tình nghi đều bị theo dõi, quấy nhiễu hoặc bị bắt đưa đi mất tích mà không ai có thể giúp được gì cho họ.

Không có nhận xét nào: