Pages

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Môi trường kinh doanh VN 'kém thân thiện'


Lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài mới đây gửi thông điệp mạnh tới chính phủ Việt Nam tại một diễn đàn được Ngân hàng Thế giới cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 3/12/2012 ở Hà Nội.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2012 (VBF 2012), đại diện Phòng thương mại Hoa Kỳ và châu Âu đã nói về những trở ngại trong môi trường kinh doanh có thể khiến Việt Nam không còn là bến đỗ của các nhà đầu tư nước ngoài nếu Hà Nội không cam kết cải cách và có hành động thực sự.

Phòng Thương mại Hoa Kỳ
BBC trích những nét chính trong các bài thuyết trình của chủ tịch các phòng thương mại này.

Ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, (Amcham) nói về các thách thức Việt Nam đang đối diện trong bối cảnh mậu dịch song phương Mỹ-Việt đạt 24.5 tỷ đôla trong chín tháng năm nay và có khả năng đạt 50 tỷ đôla vào năm 2050 nếu đà giao thương vẫn được tiếp tục.
Ông nói “Vào tháng Hai, Thủ tướng tuyên bố rằng Chính phủ sẽ tập trung vào ổn định kinh tế thay vì dồn cho tăng trưởng. Amcham và các đối tác khác ủng hộ hướng đi này.
Chúng tôi không tới đây để chỉ ra những sai lầm dẫn tới thực trạng sầu não về kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên chúng tôi kêu gọi chính phủ cải cách khẩn cấp và có hành động quyết đoán nhằm tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.

Đảng và Chính phủ chống tham nhũng quá ít trong tám năm qua.
Nhiều thành viên của AmCham nhận thấy kinh doanh tại đây khó khăn hơn những năm trước. Nỗ lực của chính phủ nhằm “khống chế” hoạt động kinh doanh khiến nhiều nhà đầu tư phải nghĩ lại các kế hoạch mở rộng kinh doanh của họ tại Việt Nam.
Các quyết định như hạng mục nào có thể được nhập khẩu, ghi giá sản phẩm ra sao, ai có thể làm việc ở Việt Nam, chương trình truyền hình nào được phát sóng, ai được cung cấp dịch vụ y tế, và nhiều việc khác nữa khiến người ra nghĩ rằng các nhà đầu tư không được hoanh nghênh làm ăn tại Việt Nam và cần phải cân nhắc đi kinh doanh ở nơi khác.
Chúng tôi cũng quan ngại về những Bấmsửa đổi Luật Luật sư gần đây và đặc biệt là việc một số ít công ty luật trong nước đề nghị không cho các luật sư Việt Nam làm việc cho văn phòng luật nuớc ngoài được soạn thảo hợp đồng thương mại và điều lệ kinh doanh.
Hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam sẽ không giúp ích tạo một nền kinh tế hiện đại, tăng trưởng cao và ổn định.

"Các quyết định như hạng mục nào có thể được nhập khẩu, ghi giá sản phẩm ra sao, ai có thể làm việc ở Việt Nam, chương trình truyền hình nào được phát sóng, ai được cung cấp dịch vụ y tế, và nhiều việc khác nữa khiến người ra nghĩ rằng các nhà đầu tư không được hoanh nghênh làm ăn tại Việt Nam và cần phải cân nhắc đi kinh doanh ở nơi khác"
Christopher Twomey, Chủ tịch Amcham Vietnam
Tham nhũng là hiện tượng phổ biến tại Việt Nam và gây ảnh hưởng tiêu cực tới quản trị công, bào mòn nhà nước pháp quyền, cản trở tăng trưởng kinh tế và làm méo mó điều kiện kinh doanh.
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ phát động chiến dịch chống tham nhũng từ năm 2004 nhưng tiến bộ trong tám năm qua là quá ít.
Trong một khảo sát gần đây của Amcham, hơn 80% hội viên nói rằng tham nhũng là một trong hai quan ngại lớn nhất tại Việt Nam.
Các thành viên của AmCham cảm thấy tham nhũng ngày càng tồi tệ trong mọi lĩnh vực kinh doanh tại đây".
Trong phần kết luận, ông Christopher Twomey, Chủ tịch AmCham nói “Các nước cần có chính sách kinh tế tốt, hạ tầng pháp luật tốt và minh bạch cũng như các cơ quan chính phủ làm việc hiệu quả nhằm thu hút đầu tư”
Tuy nhiên Việt Nam đang chật vật nhằm xứng với tiềm năng của mình thể hiện qua sự sao nhãng, thiếu cam kết của lãnh đạo…
Chúng tôi muốn các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam thay vì chuyển sang Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh hay Myanmar.
Nhận định và khuyến nghị của chúng tôi, ông Twomey nói, nên được xem là cơ hội để củng cố mọi trường kinh doanh và kinh tế tại Việt Nam".

Phòng Thương mại châu Âu

Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), mở đầu bài thuyết trình dẫn chiếu tới khảo sát môi trường kinh doanh mà họ thực hiện vào tháng Mười năm nay.
Ông nói rằng "Khảo sát này cho thấy lòng tin kinh doanh và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục giảm với mức thấp kỷ lục.

"Trừ phi việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thực sự, các nhà đầu tư nhiều khả năng sẽ không đưa công nghệ vào Việt Nam, và Việt Nam sẽ vẫn là cạm bẫy của kinh tế dựa vào lao động rẻ tiền"
Preben Hjortlund, Chủ tịch Eurocham Vietnam
Ba lĩnh vực quan ngại chính bao gồm cơ chế giá, vai trò khu vực nhà nước và bản quyền sở hữu trí tuệ.
40% kinh tế trong tay khu vực nhà nước, theo EuroCham, tự nó không phải là vấn đề.
Vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp nhà nước, nơi được ưu đãi tín dụng, quyền sử dụng đất và chỉ tiêu lãi thấp, lại kém hiệu quả.
Việt Nam hiện đang cạnh tranh trên thị trường quốc tế dựa trên chi phí lao động thấp.
Chính phủ muốn và có nhu cầu chuyển hướng từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động sang các lĩnh vực có giá trị gia tăng cáo và công nghệ.
Tuy nhiên trừ phi việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thực sự, các nhà đầu tư nhiều khả năng sẽ không đưa công nghệ vào Việt Nam, và Việt Nam sẽ vẫn là cạm bẫy của kinh tế dựa vào lao động rẻ tiền".
Chủ tịch EuroCham cũng cảnh báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang giảm với cá nước trong vùng cạnh tranh ngày càng nhiều.
Trong phần kết luận, ông Hjortlund nhấn mạnh về ba yếu tố giúp kinh tế phát triển bền vững gồm sân chơi công bằng, môi trường kinh doanh thân thiện, và cam kết bài trừ tham nhũng.

Không có nhận xét nào: