Ngày 12/12 vừa qua, Bắc Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa Unha-3, đưa lên quỹ đạo một vệ tinh nhân tạo dân sự. Dựa trên việc phân tích thành phần của chất gây cháy trong bộ phận tên lửa rơi xuống biển, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định : « Tên lửa (Bắc Triều Tiên) có khả năng bay xa hơn 10.000 km, với tải trọng từ 500 đến 600 kg ».
Bộ phận chứa chất cháy, mà hải quân Hàn Quốc thu được, nằm ở tầng thứ nhất của tên lửa. Vì không có trong tay các mảnh vụn của tầng thứ hai và ba của tên lửa Unha-3, các nhà khoa học Hàn Quốc đã không thể xác định được, liệu chiếc tên lửa này có khả năng quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất hay không, mà đây là một yếu tố cơ bản trong công nghệ sản xuất các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Các mảnh vụn mà Hàn Quốc thu lượm được gồm 8 tấm nhôm và magnesium được hàn nối thủ công. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đánh giá « mối nối rất thô » và nhận xét rằng, loại bình chứa các hóa chất độc hại kiểu này hiếm khi được các cường quốc về công nghệ không gian sử dụng.
Xin nhắc lại, Washington và các đồng minh cho rằng vụ bắn thử tên lửa ngày 12/12, mà Bình Nhưỡng cho là thuần túy dân sự, thực chất là một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình. Vụ thử thành công vừa qua, chấm dứt một loạt các vụ thử thất bại trước đó, cho phép tân lãnh đạo Kim Jong Un củng cố thêm quyền lực.
Một loạt các vụ thử tên lửa trước đó đã khiến Bắc Triều Tiên bị quốc tế áp đặt nhiều trừng phạt, kể từ năm 2006. Liên Hiệp Quốc đã ra hai nghị quyết 1718 (năm 2006) và 1874 (năm 2009), cấm Bình Nhưỡng phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.
Phương Tây và các đồng minh Châu Á cáo buộc Bình Nhưỡng sở hữu nhiều bom nguyên tử và tiến hành các vụ thử nhằm mục tiêu thu nhỏ thành đầu đạn hạt nhân, để lắp đặt vào tên lửa. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, Bắc Triều Tiên còn lâu mới có được một hệ thống tên lửa đạn đạo hoàn thiện và việc chế tạo thành công các đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa xuyên lục địa đòi hỏi nhiều thời gian.
Theo hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn KCNA, ngày thứ Sáu 21/12 vừa qua, lãnh đạo Kim Jong Un một lần nữa lại hối thúc các nhà khoa học, kỹ thuật miền Bắc, phát triển các tên lửa có tính năng vượt trội.
Bộ phận chứa chất cháy, mà hải quân Hàn Quốc thu được, nằm ở tầng thứ nhất của tên lửa. Vì không có trong tay các mảnh vụn của tầng thứ hai và ba của tên lửa Unha-3, các nhà khoa học Hàn Quốc đã không thể xác định được, liệu chiếc tên lửa này có khả năng quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất hay không, mà đây là một yếu tố cơ bản trong công nghệ sản xuất các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Các mảnh vụn mà Hàn Quốc thu lượm được gồm 8 tấm nhôm và magnesium được hàn nối thủ công. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đánh giá « mối nối rất thô » và nhận xét rằng, loại bình chứa các hóa chất độc hại kiểu này hiếm khi được các cường quốc về công nghệ không gian sử dụng.
Xin nhắc lại, Washington và các đồng minh cho rằng vụ bắn thử tên lửa ngày 12/12, mà Bình Nhưỡng cho là thuần túy dân sự, thực chất là một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình. Vụ thử thành công vừa qua, chấm dứt một loạt các vụ thử thất bại trước đó, cho phép tân lãnh đạo Kim Jong Un củng cố thêm quyền lực.
Một loạt các vụ thử tên lửa trước đó đã khiến Bắc Triều Tiên bị quốc tế áp đặt nhiều trừng phạt, kể từ năm 2006. Liên Hiệp Quốc đã ra hai nghị quyết 1718 (năm 2006) và 1874 (năm 2009), cấm Bình Nhưỡng phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.
Phương Tây và các đồng minh Châu Á cáo buộc Bình Nhưỡng sở hữu nhiều bom nguyên tử và tiến hành các vụ thử nhằm mục tiêu thu nhỏ thành đầu đạn hạt nhân, để lắp đặt vào tên lửa. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, Bắc Triều Tiên còn lâu mới có được một hệ thống tên lửa đạn đạo hoàn thiện và việc chế tạo thành công các đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa xuyên lục địa đòi hỏi nhiều thời gian.
Theo hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn KCNA, ngày thứ Sáu 21/12 vừa qua, lãnh đạo Kim Jong Un một lần nữa lại hối thúc các nhà khoa học, kỹ thuật miền Bắc, phát triển các tên lửa có tính năng vượt trội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét