Pages

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Ý nghĩa chuyến đi của ông Tập Cận Bình



Chuyến thăm Thâm Quyến của ông Tập Cận Bình có thể hé lộ ý muốn cải cách kinh tế Trung Quốc
Không có thảm đỏ mà chỉ có những bữa ăn bình thường khi lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đi thăm thành phố mới nổi Thâm Quyến hồi tuần trước, nhưng không nên coi thường ý‎ nghĩa của chuyến đi này.

Lần đi thăm miền Nam này lặp lại chuyến đi nổi tiếng của lãnh đạo cải cách Đặng Tiểu Bình tới Quảng Đông và Thâm Quyến năm 1992. Đó chính là chuyến đi nhằm tiếp thêm sinh lực cho chính sách cải tổ kinh tế quốc gia.
Phải tới hôm Chủ nhật, 10/12/2012, Truyền thông Trung Quốc mới nhắc tới sự hiện diện của ông Tập Cận Bình ở Quảng Đông, mặc dù đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ngoài phạm vi Bắc Kinh kể từ khi ông lên nắm quyền tháng trước.

Tất nhiên việc tường thuật chuyến đi của ông tổng bí thư Trung Quốc không vượt ra ngoài khuôn khổ đã được quy định sẵn.
Để phản ánh hành trình biểu tượng đó, ông Tập Cận Bình đưa ra thông điệp rằng ông cũng mong muốn cải tổ kinh tế.

Thay đổi cơ bản

Cho tới giờ, chính sách kinh tế của ông Tập vẫn chưa rõ ràng lắm, nên có lẽ đây là cử chỉ đưa người ta tới gần với những suy đoán về ý định của ông.
Chuyến đi được nhiều người tán thành là bớt hình thức và tốn kém
Thâm Quyến từng là ngôi làng nhỏ yên tĩnh nằm bên biên giới với Hong Kong trước khi ông Đặng Tiểu Bình biến thành đặc khu kinh tế năm 1980. Từ đó ngôi làng nhỏ trở thành nguồn năng lượng kinh tế mới.
Chính nhờ thử nghiệm căn nguyên này tạo nên đà khởi động cho sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc, là lần đầu dấn thân vào nền kinh tế thị trường.
Ông Đặng bắt đầu giai đoạn hiện đại hóa bằng khẩu hiệu ngắn gọn tóm tắt chính xác nội dung: “Cải cách và Cởi mở”. Nhiều bài viết đăng việc ông Tập Cận Bình thể hiện sự tán thành tầm nhìn này trong bài phát biểu cuối tuần qua.
“Chúng ta sẽ tiếp tục đi theo con đường này, tiếp tục đi đúng hướng con đường làm giàu cho đất nước và nhân dân, và sẽ có bước đột phá mới,” trích lời phát biểu của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập cũng có lịch sử trong con đường này. Cha ông được chính tay lãnh đạo Đặng chọn làm chủ tịch tỉnh Quảng Đông. Ông ta thậm chí còn trả ơn bằng cách dựng pho tượng đồng tạc ông Đặng Tiểu Bình.
Năm 1992 là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc, khi vẫn trong guồng phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ từ vài năm trước. Tiếng nói phe bảo thủ tranh luận rằng đất nước tiến lên quá nhanh và quá xa khỏi mô hình xã hội chủ nghĩa. Họ cho đây là thời điểm cần đi chậm lại và trung thành với kế hoạch phát triển kinh tế trung tâm.
Nhưng khi thực hiện chuyến đi xuống miền Nam, ông Đặng phủ nhận cách nghĩ này và củng cố kế hoạch cải cách trong đó có tiếp tục chuyển đổi sở hữu tư nhân và thúc đẩy tiến về phía kinh tế thị trường.

Không hình thức

Khoảng thời gian này kinh tế Trung Quốc đang lao đao do một thập niên với tỷ lệ tăng trưởng hai con số, và phát triển kinh tế đi tới ngã ba quan trọng. Điều này gây ra lo ngại về công lý xã hội và tình trạng mất bình ổn xã hội.
Ông Tập giờ tuyên bố Trung Quốc cần một cú hích tăng trưởng kinh tế và hành trình này có thể là tín hiệu cho thấy ông sẽ tái cấu trúc mô hình phát triển kinh tế.

Nét chính về ông Tập Cận Bình

  • Lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • Năm nay 59 tuổi, sinh ra ở Bắc Kinh
  • Là con trai của Tập Trọng Huân, nhà lão thành cách mạng Trung Quốc và là một trong những thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên của Trung Quốc
  • Vợ là ca sỹ, thiếu tướng Giải phóng quân Bành Lệ Viện

Ông muốn Trung Quốc giảm lệ thuộc xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như tăng cường sản xuất các mặt hàng giá trị cao của Trung Quốc, như tivi màn hình phẳng, điện thoại thông minh.
Chuyến đi miền Nam này cũng cho thấy một bước tiến khác hẳn. Cuối tháng trước ông đưa ra quy định mới yêu cầu giảm tính hình thức, không nên lúc nào cũng trải thảm đỏ và cắt băng khánh thành.
Đây là chuyến đi không ồn ào và có vẻ như chính ông yêu cầu truyền thông trong nước không đưa tin ồ ạt như mọi khi.
Hôm Chủ nhật 10/12/2012, một cảnh sát địa phương đăng tin trên mạng xã hội rằng trong suốt chặng đường dài 150 cây số, không hề có đoạn đường nào bị chặn cho đoàn xe của ông Tập. Xe chở ông chạy cùng với các xe tư nhân bình thường.
Điều này khác hẳn các thế hệ lãnh đạo trước, và tính biểu tượng này chưa hề mất đi ở người Trung Quốc.
Rất nhiều người tỏ ra ủng hộ ông trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, thấy ấn tượng với phong cách không hình thức, không ồn ào của chuyến đi cũng như thái độ của ông.
Dù sao thì cách tiếp cận này của ông chủ tịch mới cũng khá tác dụng về mặt quan hệ công chúng.
Nhưng ở đất nước chuộng tính biểu tượng, người dân biết họ cần đề phòng sự va chạm hữu hình của các cuộc cải cách – nếu có xảy ra.

Không có nhận xét nào: