Trong những năm gần đây, các trang tiểu blog của Trung Quốc tương tự như Twitter đã trở thành những phương tiện truyền thông chủ chốt tác động đến dư luận, với ngày càng nhiều blogger viết bài tố cáo các vụ tham nhũng, nạn ô nhiễm môi trường và các vấn đề khác đụng đến độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng trong những tháng gần đây, một số người vốn nổi tiếng với những lời chỉ trích chính quyền đã lên đài truyền hình Nhà nước để cam kết là sẽ không đăng trên mạng những bài gây ảnh hưởng « tiêu cực » cho xã hội. Hàng trăm người khác thì bị bắt giữ vì tội « phao tin đồn » trên mạng.
Theo Tân Hoa Xã, trong một cuộc họp vào giữa tháng tám vừa qua, một trong những quan chức cao cấp đặc trách kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc đã yêu cầu các blogger nổi tiếng là nên có những bình luận mang tính « tích cực và xây dựng hơn ».
Theo nhận định của một lãnh đạo chi nhánh Trung Quốc của công ty Yahoo !, điều đó đang tạo áp lực và một bầu không khí sợ hãi, khiến mọi người ít dám nói hơn.
Căng thẳng đã gia tăng kể từ tháng tháng Tám với vụ bắt giữ nhà đầu tư mang hai quốc tịch Mỹ-Trung Charles Xue, chủ một trang tiểu blog với hơn 12 triệu follower, thường xuyên viết bài chỉ trích chính quyền Bắc Kinh.
Báo chí Nhà nước Trung Quốc lúc đó khẳng định là vụ bắt giữ này không liên quan gì đến những bình luận của Charles Xue trên mạng, nhưng đài truyền hình của chính phủ CCTV thì lại chiếu các hình ảnh ông đang mặc áo tù, thú nhận là đã sử dụng trang blog để « thỏa mãn tính tự phụ ».
Tòa án Tối cao Trung Quốc gần đây cũng cho biết là kề từ nay cư dân mạng nào mà phao tin đồn thất thiệt và tin đồn đó được đọc trên 5000 lần hoặc được chuyển đi trên 500 lần có thể bị phạt tù lên tới 3 năm.
Trước đợt đàn áp nói trên, các trang tiểu blog của Trung Quốc đã bị kiểm duyệt rất chặt chẽ, nhất là những bài chỉ trích các lãnh đạo cao cấp của Đảng hoặc những lời kêu gọi xuống đường biểu tình. Nhưng chiến dịch trấn áp mới càng siết chặt thêm việc kiểm duyệt, khiến cho số chủ trang tiểu blog Trung Quốc có hơn 50 ngàn follower sụt giảm 20% trong thời gian từ tháng Giêng đến tháng tám năm nay, theo các số liệu của hãng tin Dow Jones Newswires.
Do đợt trấn áp mới này, một số chủ trang tiểu blog nổi tiếng cho hãng tin AFP biết là từ những tuần qua họ đã tránh đề cập những vấn đề nhạy cảm, như nạn tham nhũng trong các quan chức chính quyền, và đặc biệt là không chỉ trích các quan chức trong bộ máy an ninh.
Theo AFP, chiến dịch mới này dường như là một phần trong nỗ lực của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm kiểm soát mọi phương tiện truyền thông ở nước này. Vào tháng trước, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi các quan chức đặc trách tuyên tuyền phải « xây dựng một đội quân vững mạnh để chiếm lĩnh trận địa truyền thông mới ».
Nhưng trong những tháng gần đây, một số người vốn nổi tiếng với những lời chỉ trích chính quyền đã lên đài truyền hình Nhà nước để cam kết là sẽ không đăng trên mạng những bài gây ảnh hưởng « tiêu cực » cho xã hội. Hàng trăm người khác thì bị bắt giữ vì tội « phao tin đồn » trên mạng.
Theo Tân Hoa Xã, trong một cuộc họp vào giữa tháng tám vừa qua, một trong những quan chức cao cấp đặc trách kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc đã yêu cầu các blogger nổi tiếng là nên có những bình luận mang tính « tích cực và xây dựng hơn ».
Theo nhận định của một lãnh đạo chi nhánh Trung Quốc của công ty Yahoo !, điều đó đang tạo áp lực và một bầu không khí sợ hãi, khiến mọi người ít dám nói hơn.
Căng thẳng đã gia tăng kể từ tháng tháng Tám với vụ bắt giữ nhà đầu tư mang hai quốc tịch Mỹ-Trung Charles Xue, chủ một trang tiểu blog với hơn 12 triệu follower, thường xuyên viết bài chỉ trích chính quyền Bắc Kinh.
Báo chí Nhà nước Trung Quốc lúc đó khẳng định là vụ bắt giữ này không liên quan gì đến những bình luận của Charles Xue trên mạng, nhưng đài truyền hình của chính phủ CCTV thì lại chiếu các hình ảnh ông đang mặc áo tù, thú nhận là đã sử dụng trang blog để « thỏa mãn tính tự phụ ».
Tòa án Tối cao Trung Quốc gần đây cũng cho biết là kề từ nay cư dân mạng nào mà phao tin đồn thất thiệt và tin đồn đó được đọc trên 5000 lần hoặc được chuyển đi trên 500 lần có thể bị phạt tù lên tới 3 năm.
Trước đợt đàn áp nói trên, các trang tiểu blog của Trung Quốc đã bị kiểm duyệt rất chặt chẽ, nhất là những bài chỉ trích các lãnh đạo cao cấp của Đảng hoặc những lời kêu gọi xuống đường biểu tình. Nhưng chiến dịch trấn áp mới càng siết chặt thêm việc kiểm duyệt, khiến cho số chủ trang tiểu blog Trung Quốc có hơn 50 ngàn follower sụt giảm 20% trong thời gian từ tháng Giêng đến tháng tám năm nay, theo các số liệu của hãng tin Dow Jones Newswires.
Do đợt trấn áp mới này, một số chủ trang tiểu blog nổi tiếng cho hãng tin AFP biết là từ những tuần qua họ đã tránh đề cập những vấn đề nhạy cảm, như nạn tham nhũng trong các quan chức chính quyền, và đặc biệt là không chỉ trích các quan chức trong bộ máy an ninh.
Theo AFP, chiến dịch mới này dường như là một phần trong nỗ lực của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm kiểm soát mọi phương tiện truyền thông ở nước này. Vào tháng trước, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi các quan chức đặc trách tuyên tuyền phải « xây dựng một đội quân vững mạnh để chiếm lĩnh trận địa truyền thông mới ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét