Tuyên bố trên được đưa ra vài ngày trước chuyến công du Philippines của tổng thống Barack Obama dự trù diễn ra trong hai ngày 11 và 12/10/2013. Trọng tâm chuyến đi này nhằm thúc đẩy hợp tác về an ninh giữa Washington với Manila.
Bản tin của AFP nhắc lại Hoa Kỳ đang thảo luận với Philippines để tăng cường hợp tác vì « an ninh và ổn định của hai nước cũng như của khu vực ». Tổng thống Philippines, Benigno Aquino mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ trong bối cảnh Philippines, Việt Nam và Nhật Bản đang phải đối phó trước những tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền trên biển, tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát việc mở lại hay thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại Philippines sẽ làm một số thành phần trong xã hội Philippines nhớ lại thời kỳ Philippines bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Năm 1992, trước các làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Philippines, Hoa Kỳ vĩnh viễn đóng cửa các căn cứ quân sự thường trực.
Trong chiến lược xoay trục về châu Á, tổng thống Barack Obama lên kế hoạch chuyển một phần lớn các lực lượng hải quân của Hoa Kỳ về khu vực Thái Bình Dương từ nay cho tới năm 2020. Hoa Kỳ đang chuẩn bị vào khoảng năm 2016-2017 sẽ có khoảng 2 500 hải quân đóng tại Darwin, một căn cứ ở phía bắc nước Úc.
Theo thẩm định của nhiều chuyên gia quân sự Mỹ, mở lại hoặc thiết lập căn cứ quân sự thường trực là một giải pháp tốn kém cả về phương diện tài chính, lẫn chính trị.
Hiện tại, có khoảng 80 000 lính Mỹ đang đóng tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ 60 năm qua, sự hiện diện của lính Mỹ luôn là cái gai trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với một số quốc gia trong vùng. Trung Quốc khó chịu vì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Một phần dư luận Nhật Bản đòi Hoa Kỳ dời căn cứ quân sự đi nơi khác sau một số những sự cố xảy ra giữa lĩnh Mỹ với cư dân địa phương.
Bản tin của AFP nhắc lại Hoa Kỳ đang thảo luận với Philippines để tăng cường hợp tác vì « an ninh và ổn định của hai nước cũng như của khu vực ». Tổng thống Philippines, Benigno Aquino mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ trong bối cảnh Philippines, Việt Nam và Nhật Bản đang phải đối phó trước những tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền trên biển, tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát việc mở lại hay thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại Philippines sẽ làm một số thành phần trong xã hội Philippines nhớ lại thời kỳ Philippines bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Năm 1992, trước các làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Philippines, Hoa Kỳ vĩnh viễn đóng cửa các căn cứ quân sự thường trực.
Trong chiến lược xoay trục về châu Á, tổng thống Barack Obama lên kế hoạch chuyển một phần lớn các lực lượng hải quân của Hoa Kỳ về khu vực Thái Bình Dương từ nay cho tới năm 2020. Hoa Kỳ đang chuẩn bị vào khoảng năm 2016-2017 sẽ có khoảng 2 500 hải quân đóng tại Darwin, một căn cứ ở phía bắc nước Úc.
Theo thẩm định của nhiều chuyên gia quân sự Mỹ, mở lại hoặc thiết lập căn cứ quân sự thường trực là một giải pháp tốn kém cả về phương diện tài chính, lẫn chính trị.
Hiện tại, có khoảng 80 000 lính Mỹ đang đóng tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ 60 năm qua, sự hiện diện của lính Mỹ luôn là cái gai trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với một số quốc gia trong vùng. Trung Quốc khó chịu vì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Một phần dư luận Nhật Bản đòi Hoa Kỳ dời căn cứ quân sự đi nơi khác sau một số những sự cố xảy ra giữa lĩnh Mỹ với cư dân địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét