Pages

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Châu Á–Thái Bình Dương: Căng thẳng tiếp tục bùng phát ở Biển Đông

Tranh chấp lãnh hải hiện đang trở thành một chủ đề khó khăn trong các cuộc hội thoại liên quan đến việc tăng cường quan hệ kinh tế trong khu vực

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines lại tiếp tục dậy sóng liên quan đến một quần đảo tở Biển Đông, và các nước còn lại của Đông Nam Á dường như đang kẹt ở thế tiến thoái lưỡng nan.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) gặp gỡ Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul tại cuộc ASEAN–Trung Quốc tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 29 tháng Tám, 2013 . Mười hai bộ trưởng ngoại giao từ các nước ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) đang ở Bắc Kinh để tham dự cuộc họp ASEAN–Trung Quốc nhằm thảo luận về quan hệ kinh tế cũng như các mối quan tâm trong khu vực như tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Ảnh: Adrian Bradshaw, AFP/Getty Images
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) gặp gỡ Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul tại cuộc ASEAN–Trung Quốc tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 29 tháng Tám, 2013 . Mười hai bộ trưởng ngoại giao từ các nước ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) đang ở Bắc Kinh để tham dự cuộc họp ASEAN–Trung Quốc nhằm thảo luận về quan hệ kinh tế cũng như các mối quan tâm trong khu vực như tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Ảnh: Adrian Bradshaw, AFP/Getty Images

Các hòn đảo tại đây, còn được biết với tên quần đảo Trường Sa, bao gồm 750 đảo san hô và nhiều bãi đá ngầm nhỏ, tổng cộng có diện tích khoảng hơn năm cây số vuông. Hiện không có dân số thường trú nào ở trên các đảo này nhưng một số quốc gia – trong đó có Trung Quốc , Philippines, Việt Nam và Malaysia – tất cả đều đưa ra những tuyên bố chủ quyền tại khu giàu tài nguyên này và đang ngày càng không muốn lùi bước trước những tranh chấp đầy khó khăn.

Tranh chấp mới nhất bắt nguồn từ thông báo của Manila rằng các quan chức nước này đã phát hiện “các khối bê tông” tại Bãi cạn Scarborough, một trong những hòn đảo đang có tranh chấp với Trung Quốc. Quan chức quốc phòng Philippines gọi các khối bê tông này là “điểm bắt đầu để xây dựng” cơ sở hạ tầng trên đảo.

Trung Quốc đã từ chối những cáo buộc này và nói thêm rằng Manila đang “tạo ra rắc rối giữa lúc không vấn đề gì”. Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại rằng hòn đảo này là “lãnh thổ nội tại của Trung Quốc”, và thêm rằng Manila phải tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc.

Ngọn lửa bùng lên một cách nhanh chóng trong tình trạng căng thẳng và Manila đã triệu hồi đại sứ ở Bắc Kinh để “tư vấn”, trong khi đó Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã hủy bỏ chuyến đi tham dự hội nghị thương mại ở Trung Quốc hồi tuần trước.

Đây không phải là lần đầu tiên hai nước tranh cãi nhau liên quan đến Bãi cạn Scarborough. Tháng Tư năm ngoái, hai nước đã tham gia vào một cuộc khủng hoảng bế tắc nhiều ngày sau khi Manila tìm thấy tàu đánh cá của Trung Quốc đến gần hòn đảo. Manila sau đó đã tịch số lượng thu san hô và hải sản của các tàu đánh cá – điều mà Manila coi là tụ tập bất hợp pháp trong vùng biển của Philippines (do lệnh cấm đánh bắt cá).

Bắc Kinh đã cho biết hành động của họ là phù hợp với luật pháp Trung Quốc, và xem việc bắt bớ của Manila là những hành động khiêu khích. Các quan chức Philippines kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc trong khi nhiều cơ quan du lịch Trung Quốc đình chỉ các tour du lịch đến các quốc gia Đông Nam Á. Một số cư dân của cả hai nước đã xuống đường phản đối hành động của phía bên kia, và các quan chức biên giới Trung Quốc thậm chí còn tịch thu chuối nhập khẩu của Philippines.

Vụ bế tắc vừa qua là một trong những lý do chính dẫn đến việc Philippines tăng cường tuần tra hàng hải và liên minh ở khu vực. Hôm ngày 9 tháng Năm vừa qua, cán bộ lính Tuần duyên Philippines đã bắn chết một ngư dân Đài Loan trong khu vực, gây ra nhiều tranh cãi giữa Manila và Đài Loan cho đến khi kết quả điều tra gần đây được công bố trước dư luận.

Điều thú vị là Tổng thống Aquino hủy chuyến tham dự hội chợ triển lãm Trung Quốc–ASEAN, trong đó hội chợ này là điểm nổi bật của sự hợp tác kinh tế giữa Bắc Kinh và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Cuộc họp diễn ra hàng năm và thường giới thiệu một quốc gia nổi bật ở Đông Nam Á làm “đất nước danh dự”. (Trớ trêu thay, năm nay “quốc gia danh dự” lại là Philippines.)

Không ngạc nhiên, tranh chấp giữa Bắc Kinh–Manila đã trở thành chủ đề nóng tại hội chợ triển lãm được tổ chức tại Nam Ninh và có sự tham dự của các quan chức cấp cao từ hầu hết các nước lân cận, trong đó có thủ tướng Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào.

Trong khi một số quốc gia khác trong khối ASEAN cũng có các tuyên bố tranh chấp với Trung Quốc, nhưng các báo cáo gần đây chỉ ra rằng các quốc gia Đông Nam Á cũng đang tìm cách xa lánh khỏi vụ tranh chấp đặc biệt này.

Có lẽ không có nước nào minh họa các vụ tranh chấp rõ ràng hơn bằng quan điểm của Việt Nam. Hà Nội hiện cũng có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, và các nhà phê bình cho rằng Việt Nam – cùng với Philippines – là các đối thủ tích cực nhất đối với những tranh chấp này.

Tuy nhiên, theo tin tức từ Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại một cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tuần trước rằng Việt Nam sẽ làm việc với Bắc Kinh để “duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, kiểm soát tình hình trên biển và giải quyết tất cả vấn đề thông qua đàm phán ôn hòa”.

Ông Dũng cũng cho biết tại cuộc họp rằng đường dây nóng quốc phòng–thủy sản giữa Bắc Kinh và Hà Nội cần được thực hiện để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra, và nói thêm rằng Việt Nam “sẵn sàng làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”.

Và không chỉ riêng Hà Nội. Ngoại trưởng Thái Lai Surapong Tovichakchaikul nói với tờ China Daily rằng các quan chức “sẽ không cho phép bất kỳ vấn đề cụ thể nào làm lu mờ mối quan hệ ASEAN–Trung Quốc hiện đang tiến triển tốt”. Báo chí cũng cho biết Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói với ông Lý rằng “Thái Lan sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN–Trung Quốc”.

Trong khi đó, Malaysia – một quốc gia khác cũng có tranh chấp chồng chéo trong khu vực – hiện bác bỏ các mối quan tâm của Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein nói với Bloomberg hồi tháng Tám: “Chỉ vì bạn có kẻ thù, không có nghĩa kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của tôi… Tôi nghĩ rằng chúng tôi có đủ mức độ tin tưởng rằng chúng tôi sẽ không bị lây chuyển bởi các quan điểm chính trị hay những cảm xúc hằng ngày”.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với tổng khối lượng thương mại trong sáu tháng đầu năm nay lên đến 210 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này dự kiến ​​sẽ tiếp tục gia tăng khi các thuế quan được dỡ bỏ tại những nước như Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện vào năm 2015.

Chuck ChiangThe Vancouver Sun
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
 
 © 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: