Pages

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Thủ tướng Việt Nam sắp thăm Pháp


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Hiện chưa rõ có biểu tình chống ông Dũng ở Paris hay không.
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, sẽ có chuyến thăm chính thức Pháp trong ba ngày từ thứ Ba tuần tới, theo thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao từ Hà Nội.
Ông Dũng sẽ có cuộc hội đàm với người đồng nhiệm phía Pháp, Thủ tướng Jean Marc Ayrault và chào xã giao Tổng thống Pháp, Francois Holland, trong chuyến thăm từ ngày 24 đến 26 tháng Chín.


Ngoài ra, ông Dũng sẽ có một phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI) và tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt - Pháp.
Thủ tướng Việt Nam cũng có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Liên minh giới chủ của Pháp (MEDEF) và lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế lớn của nước này, theo thông báo.
Nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam còn được dự kiến ký kết một số văn kiện, thỏa thuận hợp tác với phía Pháp.
Thông báo từ cuộc họp báo thường kỳ của BấmNgười phát ngônBộ ngoai giao từ Hà Nội hôm 19/9 nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm:
"Trong bối cảnh hai nước kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức đặc biệt, khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt – Pháp,
"đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống Việt – Pháp lên một tầm cao mới, phát triển sâu rộng, thực chất, toàn diện, tin cậy trên tất cả các lĩnh vực."

'Xây dựng lòng tin'

Ngoại trưởng Pháp Fabius thăm Việt Nam đầu tháng Tám
Chiều thứ Ba, ông Dũng sẽ phát biểu tại Học viện IFRI với tựa đề 'Quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Việt: xây dựng lòng tin chiến lược.'
"Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đáng kể từ đầu những năm 1990, nhờ việc, trong số những yếu tố khác, mở cửa ra bên ngoài," BấmIFRI trong lời giới thiệu ngắn gọn về sự kiện viết.
"GDP bình quân đầu người đã tăng gấp ba trong giai đoạn này. Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm 1995 và gia nhập WTO từ năm 2007.
"Đây là một trong những quốc gia hiện đang tham gia vào các cuộc đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương."
Hồi cuối tháng Năm, Thủ tướng Dũng có bài phát biểu tại Singapore về chủ đề xây dựng "Bấmniềm tin chiến lược" vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á, đặc biệt trong đó nhấn mạnh 'niềm tin' giữa các cường quốc có vị thế và lợi ích ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương với các nước ở khu vực.
Pháp là một trong các quốc gia được Việt Nam đặt vấn đề xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Chính phủ của ông Holland tiếp tục là một trong các quốc gia chính ở Liên minh Châu Âu cung cấp viện trợ chính thức cho Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam tự xem là một đối tác ở cửa ngõ Đông Nam Á hậu thuẫn Pháp trong quan hệ với Asean.
Ông Nguyễn Tấn Dũng từng thăm Pháp vào tháng 10/2007 ở nhiệm kỳ trước của ông và đã từng hội kiến với người tiền nhiệm của ông Ayrault, ông François Fillon khi cựu Thủ tướng này ghé thăm Hà Nội vào tháng 11/2009.
Việt Nam và Pháp có quan hệ giao thương, hợp tác đa lĩnh vực về thương mại và doanh nghiệp, với cả hai nước được cho là đang cố gắng tái khởi động đà tăng trưởng kinh tế quốc nội và quan hệ mậu dịch song phương.
Hồi tháng Tám năm nay, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius thăm Hà Nội và hội đàm với người tương nhiệm Phạm Bình Minh.
Truyền thông Việt Nam lúc đó đưa tin hai bên đã bàn bạc và thống nhất ‘về cơ bản’ nội hàm và lộ trình nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược.
Hai nước đã từng tuyên bố sẽ đưa quan hệ song phương lên đối tác chiến lược trong chuyến công du Paris của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hồi tháng Ba năm nay.

Không có nhận xét nào: