Pages

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Dương Danh Huy - HD-981: Đàm hay Đánh hay Kiện?

1. VN khó tiếp tục cuộc đối đầu đuổi bắt, đâm húc trên biển mãi.

2. Biểu tình cũng có tác dụng hạn chế, và có thể đi đến những tình trạng có tính đối nội.

3. "Đàm phán song phương" với TQ về HD-981 thì ... chúng ta đều biết sẽ đến đâu rồi.

4. Đánh thì …

Vì vậy, Kiện là một giải pháp quan trọng chính phủ Việt Nam cũng như trí thức Việt cần xem xét.

Kiện có 4 vấn đề:

5. Tòa/trọng tài có thẩm quyền để xử gì. Nếu ta kiện về điều tòa/trọng tài không có thẩm quyền thì họ sẽ không thụ lý.

6. Dự đoán xem trong trường hợp tòa/trọng tài thụ lý thì khả năng là họ sẽ phán gì.

7. Có người trong lãnh đạo VN sợ là kiện TQ thì sẽ gây tổn thương cho quan hệ hữu nghị Việt-Trung (tạm nói thế - mỗi người có cách hiểu của mình).

8. Trong người Việt, có người có quan ngại về khả năng tòa công nhận rằng địa điểm của HD-981 là địa điểm có tranh chấp pháp lý. Họ cho rằng chúng ta không bao giờ chấp nhận được là có tranh chấp trong EEZ 200 hải lý của VN.

Nhưng:

9. Không kiện thì nên làm gì và sẽ dẫn tới đâu?

Đây là phân tích của tôi trên blog CogitASIA của CSIS (Trung tâm Ngiên cứu Chiến lược và Quốc tế) và bài của chị Thái Linh và tôi trên báo Thanh Niên (click vào đường link để đọc nội dung hoặc xem phần phụ lục bên dưới).

Mời bạn đọc Dân Luận phân tích về 9 vấn đề trên, và về những vấn đề khác liên quan đến“HD-981: Đàm hay Đánh hay Kiện?”

_________________________________________________________________

Phụ lục:

Bài viết của Dương Danh Huy trên CogitASIA

Haiyang 981: From Water Cannons to Court?
 

China’s HD-981 was placed at 15°29’58’’ north latitude and 111°12’06’’ east longitude. Source: CSIS Sumitro Chair image prepared by Greg Poling.

A dangerous clash has flared up between Vietnam and China over the latter’s deployment of an oil rig near the disputed Paracels. One option for Vietnam is to submit the dispute to the UN Convention on the Law of the Sea’s (UNCLOS) compulsory dispute settlement procedure.

The salient geographical details are that the rig, Haiyang 981, is deployed about 130 nautical miles from Vietnam’s undisputed continental coast and Ly Son Island, 180 nautical miles from China’s undisputed Hainan Island. It is 17 nautical miles from disputed Triton Island, which is a rock that does not qualify for an exclusive economic zone (EEZ) or any entitlement beyond 12 nautical miles, and 103 nautical miles from disputed Woody Island, which might be entitled to an EEZ of up to 200 nautical miles.

Since China has made a declaration under Article 298 of UNCLOS to be exempted from the convention’s compulsory dispute settlement procedure for several categories of disputes, including those relating to maritime delimitation, this procedure cannot be applied to determine whether Haiyang 981 is deployed within the EEZ generated by 1) Vietnam’s undisputed continental coast (which would mean the location of deployment belongs to Vietnam outright), 2) China’s Hainan Island (which would mean the location belongs to China outright), or 3) the disputed Paracels such as Woody Island (which would mean the location is contested).

While UNCLOS arbitrators would not have jurisdiction to choose among these three possibilities, they would likely recognize that a legal dispute exists. The presence of nearby coasts and the long-standing conflicting claims over the both the Paracels and the EEZ in this area are sufficient to constitute a legal dispute: the oil rig is located in an area of overlapping, potentially valid EEZ claims. This is true regardless of questions of sovereignty, allocation, or EEZ entitlements regarding the Paracels.

The recognition by the arbitrators that the oil rig is in a disputed area is inherently neutral and would not by itself disadvantage either side, but it would have important implications.

It is true that China’s declaration under Article 298 means that the arbitrators would not have the jurisdiction to interpret or apply Article 74, on the delimitation of and cooperation in disputed EEZs, to rule against it. However, its long-standing policy of unilateral actions and non-negotiation for the disputed EEZ could be ruled as a violation of Article 279, which stipulates that:
States Parties shall settle any dispute between them concerning the interpretation or application of this Convention by peaceful means in accordance with Article 2, paragraph 3, of the Charter of the United Nations and, to this end, shall seek a solution by the means indicated in Article 33, paragraph 1, of the Charter.

That would be an important legal victory for Vietnam. Up until now China has maintained that there are no disputes over the Paracels or the EEZ in this area, and thus it has no legal obligation to resolve anything with Vietnam, and can act unilaterally. If the arbitrators rule against this regarding the EEZ, it will create enormous legal and diplomatic pressure on China to refrain from unilateral actions and to come to the negotiation table. This is the only way to reduce and prevent future tensions between China and Vietnam in this area.

Vietnam might have reservations about taking this confrontation to court. First, it might be concerned about the backlash from China. Second, due to the expansiveness of China’s maritime claims, as symbolized by the nine-dashed line, Vietnam has traditionally been wary about accepting that these claims constitute a legal dispute.

Regarding the first reservation, seeking to resolve disputes using international law is better than engaging in a confrontation that involves using force.

Regarding the second reservation, in this particular case China has not tried to use the nine-dashed line as justification for the location of Haiyang 981. Furthermore, this location is close enough to China’s Hainan Island and the disputed Paracels that Vietnam would not be giving away much in accepting that a legal dispute exists there.

Overcoming these reservations and submitting the confrontation over the deployment of Haiyang 981 to UNCLOS’s compulsory dispute resolution mechanism will result in the arbitrators recognizing that China had deployed this oil rig in a disputed area. This will may open a way to defuse the current tensions as well as put a legal obligation and diplomatic pressure on China to come to the negotiation table, which will help to prevent future provocations. In addition, pending the legal process, Vietnam can seek interim measures to block Haiyang 981’s operations.

The author would like to thank Greg Poling for his comments in drafting the piece.

Mr. Huy Duong contributes articles on the South China Sea to several news outlets including the BBC and Vietnam’s online publication VietNamNet.

***
Bài viết của Nguyễn Thái Linh và Dương Danh Huy trên báo Thanh Niên:

Cần đưa Trung Quốc ra tòa

(TNO) Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến cho câu hỏi "Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế?” càng ngày càng được nhiều người quan tâm.

Vì Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), cho nên trên nguyên tắc, Việt Nam và Trung Quốc đều phải chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.

Điều 286 của UNCLOS cho phép một quốc gia thành viên đơn phương đưa tranh chấp ra một trọng tài có thẩm quyền và phán quyết của trọng tài sẽ mang tính chất tối hậu, bắt buộc các bên phải tuân theo. Trọng tài này có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển, Tòa án Công lý Quốc tế hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS. Philippines đã sử dụng cơ chế này để kiện Trung Quốc.

Vị trí của giàn khoan Hải Dương-981 nằm cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 182 hải lý, và cách các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa từ 17 đến khoảng 100 hải lý, tất cả đều giữa 12 và 200 hải lý, do đó thực chất tranh chấp ở đây là: giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước nào?

Đáng tiếc là UNCLOS lại cho phép các quốc gia thành viên có thể tuyên bố bảo lưu, không chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc nói trên đối với một số loại tranh chấp, trong đó có các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển (lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Và Trung Quốc đã sử dụng quyền bảo lưu này.

Điều này có nghĩa là Việt Nam không thể kiện Trung Quốc rằng giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không phải vì chúng ta thiếu cơ sở, mà vì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của nước nào.

Tuy nhiên, trọng tài có thẩm quyền công nhận giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế bị tranh chấp, và điều đó có những hệ quả quan trọng.

UNCLOS quy định khi chưa đi tới được thỏa thuận về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế thì "các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn” (Điều 74). Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố bảo lưu như đã nói trên, khiến cho trọng tài của UNCLOS không thể áp dụng Điều 74, sẽ rõ ràng với các chính phủ, học giả và nhà phân tích trên thế giới rằng việc triển khai giàn khoan Hải Dương-981 (đơn phương gây ra sự thay đổi vĩnh viễn cho môi trường biển) và hành vi đâm húc tàu (đơn phương dùng vũ lực để áp đặt) vi phạm điều luật này.

Quan trọng hơn, tuyên bố bảo lưu của Trung Quốc không tránh được Điều 279, "Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương."

Chính sách hành động đơn phương, không đàm phán với Việt Nam và không giải quyết tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình vi phạm Điều 279. Trọng tài sẽ đòi hỏi Trung Quốc bỏ chính sách đó.

Ngoài ra, Việt Nam có quyền đòi hỏi rằng trong thời gian thành lập tòa và phân xử, Trung Quốc không được triển khai giàn khoan.

Hiện nay Philippines đang đơn phương kiện Trung Quốc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc, và Trung Quốc đang trốn tránh thẩm quyền của trọng tài. Nếu Việt Nam cũng dùng cơ chế này để kiện Trung Quốc, và họ cũng trốn tránh thẩm quyền của trọng tài thì thế giới sẽ càng thấy rõ nước nào là nước có chủ trương dùng sức mạnh và trốn tránh công lý ở biển Đông.

Nguyễn Thái Linh và Dương Danh Huy

(Quỹ Nghiên cứu biển Đông)
 
(Dân luận)

Không có nhận xét nào: