Nhằm trấn an đồng minh châu Á trước mối đe dọa khiêu chiến từ Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã lên kế hoạch phản ứng nhanh trước mọi diễn biến đơn phương bất ngờ từ Bắc Kinh.
Mỹ hiện vẫn đang thể hiện rõ quyết tâm duy trì vị trí chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với vai trò cường quốc hùng mạnh ngăn chặn mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng an ninh khu vực.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng đang ngày càng trở nên căng thẳng xung quanh cuộc chiến giành chủ quyền. Điển hình, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã không ít lần rơi xuống vực thẳm liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn nhiều lần đối đầu với một số quốc gia láng giềng như Philippines trên Biển Đông giàu tài nguyên.
Mỹ hiện vẫn đang thể hiện rõ quyết tâm duy trì vị trí chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với vai trò cường quốc hùng mạnh ngăn chặn mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng an ninh khu vực.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng đang ngày càng trở nên căng thẳng xung quanh cuộc chiến giành chủ quyền. Điển hình, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã không ít lần rơi xuống vực thẳm liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn nhiều lần đối đầu với một số quốc gia láng giềng như Philippines trên Biển Đông giàu tài nguyên.
Đội tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông |
Đây chính là lý do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) lập sẵn kế hoạch phản ứng trước mọi động thái đơn phương khiêu chiến từ Trung Quốc.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), quân đội Mỹ sẽ sẵn sàng điều động máy bay ném bom B-2 hay tổ chức các cuộc tập trận tàu sân bay gần hải phận Trung Quốc nhằm đối phó đối phó với hành động khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông từ Bắc Kinh.
Nguồn tin từ WSJ cho hay phản ứng "chậm chạp" của quân đội Mỹ trước hành động Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea đã khiến các đồng minh chủ chốt trong khu vực châu Á của Washington tỏ hoài nghi. Nhiều quốc gia cho rằng vụ việc ở Crimea được xem là phép thử cho các biện pháp mà Washington sẽ triển khai nếu Trung Quốc âm mưu theo đuổi mưu đồ dùng sức mạnh để giành quyền kiểm soát lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
"Họ không chỉ quan tâm tới vấn đề tại Crimea mà còn cả những tình huống đang dần được hình thành", một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii chịu trách nhiệm lên phương án chiến thuật và chiến lược nhằm phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa khiêu khích từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Bản kế hoạch này được Washington xây dựng sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – Senkaku/Điếu Ngư.
"Bộ Tư lệnh đã lên kế hoạch từ tập trận cho tới cứu trợ nhân đạo, khắc phục thảm họa tự nhiên và cả chiến lược tổng tấn công quân sự. Mọi kế hoạch đã được chuyển tới các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao", phát ngôn viên PACOM, Tướng Chris Sims cho biết.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), quân đội Mỹ sẽ sẵn sàng điều động máy bay ném bom B-2 hay tổ chức các cuộc tập trận tàu sân bay gần hải phận Trung Quốc nhằm đối phó đối phó với hành động khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông từ Bắc Kinh.
Nguồn tin từ WSJ cho hay phản ứng "chậm chạp" của quân đội Mỹ trước hành động Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea đã khiến các đồng minh chủ chốt trong khu vực châu Á của Washington tỏ hoài nghi. Nhiều quốc gia cho rằng vụ việc ở Crimea được xem là phép thử cho các biện pháp mà Washington sẽ triển khai nếu Trung Quốc âm mưu theo đuổi mưu đồ dùng sức mạnh để giành quyền kiểm soát lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
"Họ không chỉ quan tâm tới vấn đề tại Crimea mà còn cả những tình huống đang dần được hình thành", một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii chịu trách nhiệm lên phương án chiến thuật và chiến lược nhằm phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa khiêu khích từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Bản kế hoạch này được Washington xây dựng sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – Senkaku/Điếu Ngư.
"Bộ Tư lệnh đã lên kế hoạch từ tập trận cho tới cứu trợ nhân đạo, khắc phục thảm họa tự nhiên và cả chiến lược tổng tấn công quân sự. Mọi kế hoạch đã được chuyển tới các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao", phát ngôn viên PACOM, Tướng Chris Sims cho biết.
Hải quân Trung Quốc - Nhật Bản không ít lần đối đầu trên hải phận gần quần đảo tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông |
Những kế hoạch này đều nhằm thể hiện khả năng phản ứng nhanh chóng của quân đội Mỹ trước bất cứ hành động khiêu khích đơn phương từ Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Washington sẽ không theo đuổi trò chơi "ăn miếng trả miếng" với Bắc Kinh. Thực tế, kế hoạch của PACOM chỉ muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ có thể đối phó với bất cứ nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng an ninh trong khu vực.
Giới chức Mỹ cho rằng chiến lược của PACOM sẽ tránh được nguy cơ xảy ra đụng độ hay một "cuộc chiến tranh nóng" giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ quân đội Trung Quốc hiện đang bị chia rẽ quan điểm về phương thức phản ứng trước những động thái quả quyết từ Mỹ.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ cho hay mọi đối sách của chính phủ nước này vẫn để ngỏ một lối thoát giảm căng thẳng. “Đừng bao giờ dồn kẻ thù vào chân tường bởi bạn có thể vấp phải sự kháng cự mà bạn không hề mong muốn”, một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.
Điều đáng nói là bản kế hoạch của PACOM được tiết lộ đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến công du kéo dài 1 tuần tới 4 nước châu Á.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama là minh chứng tái khẳng định cam kết hỗ trợ an ninh cho các đồng minh khu vực châu Á. Bởi trước đó, một số đối tác chiến lược châu Á của Washington đã tỏ ra nghi ngờ về sức mạnh của quân đội Mỹ sau khi chứng kiến những biến động tại Syria và Ukraine trong thời gian gần đây. Ngoài ra, bản kế hoạch mới của PACOM còn nhằm khẳng định quyết tâm theo đuổi chiến lược "trục châu Á" của Mỹ cũng như thu hút thêm sự ủng hộ từ phía các đồng minh chiến lược trong khu vực.
MINH THU (lược dịch)
Giới chức Mỹ cho rằng chiến lược của PACOM sẽ tránh được nguy cơ xảy ra đụng độ hay một "cuộc chiến tranh nóng" giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ quân đội Trung Quốc hiện đang bị chia rẽ quan điểm về phương thức phản ứng trước những động thái quả quyết từ Mỹ.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ cho hay mọi đối sách của chính phủ nước này vẫn để ngỏ một lối thoát giảm căng thẳng. “Đừng bao giờ dồn kẻ thù vào chân tường bởi bạn có thể vấp phải sự kháng cự mà bạn không hề mong muốn”, một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.
Điều đáng nói là bản kế hoạch của PACOM được tiết lộ đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến công du kéo dài 1 tuần tới 4 nước châu Á.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama là minh chứng tái khẳng định cam kết hỗ trợ an ninh cho các đồng minh khu vực châu Á. Bởi trước đó, một số đối tác chiến lược châu Á của Washington đã tỏ ra nghi ngờ về sức mạnh của quân đội Mỹ sau khi chứng kiến những biến động tại Syria và Ukraine trong thời gian gần đây. Ngoài ra, bản kế hoạch mới của PACOM còn nhằm khẳng định quyết tâm theo đuổi chiến lược "trục châu Á" của Mỹ cũng như thu hút thêm sự ủng hộ từ phía các đồng minh chiến lược trong khu vực.
MINH THU (lược dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét