Căn cứ được đề nghị cho Mỹ sử dụng nằm tại vịnh Oyster (Oyster Bay), trên đảo Palawan nhìn ra Biển Đông, chỉ cách quần đảo Trường Sa khoảng 100 hải lý (160 km). Tướng Bautista công nhận rằng căn cứ này hiện còn rất thô sơ, nhưng ông hy vọng là với Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Philippines (EDCA) vừa được ký kết, Hoa Kỳ có thể tài trợ cho việc nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở này.
Theo các nhà quan sát, đề nghị cho quân đội Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Oyster Bay là một động tác khéo léo để kéo chiến hạm Mỹ đến neo đậu ngay cạnh vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tăng cường các hành động lấn chiếm, hù dọa để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền, những hành vi đặc biệt nhắm vào Philippines và mới đây là Việt Nam.
Bị Trung Quốc chèn ép dữ dội, vào tháng Tư vừa qua, Philippines đã ký với Mỹ Thỏa thuận EDCA, cho phép các lực lượng Mỹ tiếp cận rộng rãi hơn vào các căn cứ quân sự Philippines, đồng thời xây thêm cơ sở để quân đội hai nước cùng sử dụng.
Tướng Bautista cho biết là ông hy vọng Mỹ sẽ giúp Philippines tài trợ cho việc phát triển của căn cứ Oyster Bay, nơi Philippines đã bắt đầu công trình nâng cấp, để biến căn cứ này thành một cơ sở tác chiến chính cho cả hai lực lượng hải quân.
Tại vùng quần đảo Trường Sa, cụ thể là trên rạn san hô Gạc Ma (Johnson South Reef) mà họ chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1988, Trung Quốc đã cho xây dựng một công trình bị nghi là một đường băng dùng cho phi cơ lên xuống. Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm qua đã công bố một số không ảnh cho thấy rõ công trình Trung Quốc đang thực hiện tại Gạc Ma.
Vào tháng Mười năm 2013, Chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân Philippines trên đảo Palawan đã từng xác nhận với hãng tin Anh Reuters rằng Manila đã có một kế hoạch biến căn cứ Oyster Bay thành một « mini-Subic », và sẽ cho hai chiến hạm lớp Hamilton mới mua lại của Mỹ đồn trú tại đấy.
Subic Bay nguyên là một căn cứ của Hải quân Mỹ tại Philippines, đã được trả lại cho chính quyền Manila vào đầu thập niên 90. Căn cứ này sau đó đã được biến thành một cảng thương mại tự do. Hiện nay, Philippines đang có kế hoạch chuyển đổi một phần cảng dân sự này thành một căn cứ không quân và hải quân.
Theo các nhà quan sát, đề nghị cho quân đội Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Oyster Bay là một động tác khéo léo để kéo chiến hạm Mỹ đến neo đậu ngay cạnh vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tăng cường các hành động lấn chiếm, hù dọa để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền, những hành vi đặc biệt nhắm vào Philippines và mới đây là Việt Nam.
Bị Trung Quốc chèn ép dữ dội, vào tháng Tư vừa qua, Philippines đã ký với Mỹ Thỏa thuận EDCA, cho phép các lực lượng Mỹ tiếp cận rộng rãi hơn vào các căn cứ quân sự Philippines, đồng thời xây thêm cơ sở để quân đội hai nước cùng sử dụng.
Tướng Bautista cho biết là ông hy vọng Mỹ sẽ giúp Philippines tài trợ cho việc phát triển của căn cứ Oyster Bay, nơi Philippines đã bắt đầu công trình nâng cấp, để biến căn cứ này thành một cơ sở tác chiến chính cho cả hai lực lượng hải quân.
Tại vùng quần đảo Trường Sa, cụ thể là trên rạn san hô Gạc Ma (Johnson South Reef) mà họ chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1988, Trung Quốc đã cho xây dựng một công trình bị nghi là một đường băng dùng cho phi cơ lên xuống. Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm qua đã công bố một số không ảnh cho thấy rõ công trình Trung Quốc đang thực hiện tại Gạc Ma.
Vào tháng Mười năm 2013, Chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân Philippines trên đảo Palawan đã từng xác nhận với hãng tin Anh Reuters rằng Manila đã có một kế hoạch biến căn cứ Oyster Bay thành một « mini-Subic », và sẽ cho hai chiến hạm lớp Hamilton mới mua lại của Mỹ đồn trú tại đấy.
Subic Bay nguyên là một căn cứ của Hải quân Mỹ tại Philippines, đã được trả lại cho chính quyền Manila vào đầu thập niên 90. Căn cứ này sau đó đã được biến thành một cảng thương mại tự do. Hiện nay, Philippines đang có kế hoạch chuyển đổi một phần cảng dân sự này thành một căn cứ không quân và hải quân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét