Một quan chức cảng vụ ở Việt Nam nói với hãng tin Mỹ AP rằng hai tàu chở khách của Trung Quốc đã cập cảng ở tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, để sơ tán công dân của họ sau các vụ bạo loạn chết người hồi tuần trước.
Vị quan chức này nói với điều kiện giấu tên rằng mỗi tàu có sức chứa 1.000 người đã đến cảng Vũng Áng, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vào sáng thứ Hai ngày 19/5.
Tạm dừng hợp tácTrong vụ bạo động ở công trường nhà máy thép Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan, hai công nhân gười Trung Quốc đã thiệt mạng trong khi 140 người khác bị thương.
Trong khi đó, hãng tin Pháp AFP đưa tin Bắc Kinh điều năm tàu đến Việt Nam để sơ tán người dân của họ.
Hãng tin này dẫn một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ tạm dừng một số hình thức trao đổi song phương với Hà Nội.
“Đợt bạo loạn vừa qua đã phá hủy không khí và điều kiện trao đổi, hợp tác,” thông cáo ghi nhưng không nói rõ.
“Trung Quốc sẽ theo dõi tình hình diễn biến thế nào để xem xét các bước đi tiếp theo.”
“Chúng tôi cảm thấy an toàn khi trở về nhà. Điều kiện y tế ở Việt Nam không được tốt,” một công nhân có tên là Tào Văn Quân được Tân Hoa Xã dẫn lời nói tại phi trường Song Lưu của Thành Đô sau khi được sơ tán về nước.
"Chúng tôi cảm thấy an toàn khi trở về nhà. Điều kiện y tế ở Việt Nam không được tốt."
Tào Văn Quân, một công nhân được sơ tán từ Hà Tĩnh
Trong lúc này, China Daily, tờ nhật báo bằng tiếng Anh của Trung Quốc, hôm 19/5 đã đăng bài xã luận tỏ ý nghi ngờ về cam kết của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Mức độ nghiêm trọng của bạo lực và thiệt hại nặng nề mà các công ty nước ngoài phải gánh chịu đặt câu hỏi liệu Chính phủ Việt Nam có xem trọng đúng mức lợi ích của nhà đầu tư và an toàn của các công xưởng nước ngoài?,” bài xã luận viết.
Xung đột về chủ quyền trên Biển Đông sẽ không sớm chấm dứt và tình cảm bài Hoa ở ‘những người Việt Nam cực đoan’ cũng sẽ còn tiếp diễn, theo nhật báo này.
“Các cuộc biểu tình không phải là mối bận tâm chính của các nhà đầu tư và chính phủ của họ mà đó sự bất lực của Chính phủ trung ương Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình.”
Trong khi đó, tờ Taipei Times hôm 19/5 dẫn lời đại diện Việt Nam ở Đài Loan cho biết Hà Nội đang có những bước đi để bồi thường cho các công ty nước ngoài bị thiệt hại trong đợt bạo loạn vừa qua.
Bồi thường sẽ được thực hiện dưới các hình thức miễn thuế, giảm thuế, cho vay ưu đãi hay miễn nợ, theo tờ báo này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét