Pages

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Trung Quốc nói Việt Nam sẽ 'thất bại'

Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh
Bà Hoa nói Việt Nam nên 'đối diện với thực tế và ngưng quấy nhiếu'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 12/5 nói Hà Nội sẽ "thất bại" trong việc "lôi kéo" các nước vào tranh cãi xung quanh giàn khoan HD-981.
"Thực tế chứng minh rằng Việt Nam đang cố lôi kéo các bên khác nhằm tăng sức ép với Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt được mục tiêu," nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh phát biểu tại họp báo hàng ngày hôm 12/5.


Phát biểu của bà Hoa được đưa ra một ngày sau hội nghị thượng đỉnh Asean ở Myanmar, mà tại đó, Asean bày tỏ "quan ngại" nhưng không phê phán Trung Quốc.
"Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể nhìn nhận tình hình rõ ràng hơn, bình tĩnh đối diện với thực tế và ngưng quấy nhiễu các hoạt động của Trung Quốc," bà Hoa nói tiếp.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với ASEAN về hành động của Trung Quốc
Tại Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam và kêu gọi các nước khác cùng phản đối Trung Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar, Bấmông Dũng nói:
"Từ ngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
"Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông," ông Dũng nói.
Vị thủ tướng cũng “khẩn thiết kêu gọi các nước Asean, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”.

Tuyên bố của ASEAN

Sau phát biểu của ông Dũng, ASEAN đã ra tuyên bố kết thúc hội nghị trong đó không nhắc tên cụ thể nước nào mà chỉ kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được COC như đã được thể hiện trong Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông”.
Ngoài ra còn có một Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao Asean-24 về tình hình Biển Đông.
Nhưng tuyên bố này cũng chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông” và kêu gọi các bên “thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Tại hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói ASEAN phải “trung lập”, không ủng hộ đòi hỏi chủ quyền trên biển của nước nào.
Nhưng việc "bày tỏ quan ngại sâu sắc" của ASEAN về vụ việc cũng được một số chuyên gia nhìn nhận là động thái đáng ghi nhận.
Trong khi đó Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản đều có những tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về diễn biến căng thẳng mới nhất trên Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, theo tường thuật của Tuổi Trẻ, báo có hai phóng viên có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, tàu kiểm ngư Việt Nam và "15 tàu hải giám, hải cảnh" của Trung Quốc vẫn "đấu vòi rồng dữ dội" sáng 12/5 trong hơn một tiếng nhưng không gây thương vong.

Không có nhận xét nào: