Pages

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Vụ Đinh Đức Lập: Bưng bít thông tin để che giấu các sai phạm nghiêm trọng của "thầy" lẫn "trò"

Hàng loạt các diễn biến khuất tất và bưng bít thông tin trong quá trình giải quyết, xử lý các nội dung tố cáo ông Đinh Đức Lập tại MTTQVN cho thấy rõ ràng có bàn tay bao che, coi thường kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bất chấp các ảnh hưởng xấu nghiêm trọng tới uy tín của MTTQVN.

Kết luận số 43 ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQVN do bà Bùi Thị Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy MTTQVN ký, chẳng hiểu căn cứ vào cơ sở nào mà được đóng dấu mật. Do đó không được cung cấp cho các đương sự liên quan.
Kết luận này gần đây đã bị “bật mí” công khai trên mạng khiến người ta ngỡ ngàng vì các sai phạm nghiêm trọng của ông Đinh Đức Lập một thời gian dài đã bị bưng bít. Chỉ với các sai phạm nêu ra trong kết luận 43 ông Lập lẽ ra phải lãnh án kỷ luật Đảng ít nhất từ cảnh cáo trở lên và đương nhiên phải bị cách chức tổng biên tập.
Thế nhưng, trong thực tế ông Lập chỉ bị khiển trách nhè nhẹ. Để rồi sau đó, lãnh đạo MTTQVN, những người có trách nhiệm xử lý, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo luật định đã bỏ mặc cho ông Lập ra sức trả thù những nhà báo dũng cảm đấu tranh với các sai trái của ông tổng biên tập.


Theo quy định của Luật Tố cáo, cho tới giờ này Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ việc giải quyết, xử lý các nội dung tố cáo của các nhà báo tại báo Đại Đoàn Kết từ tháng 7/2912 liên quan tới rất nhiều sai phạm của ông Đinh Đức Lập – tổng biên tập.
Các nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng (Phó trưởng ban Văn hóa – nghệ thuật), Đặng Kim Ngân (Phó trưởng ban Khoa giáo) và Hữu Nguyên (Phó trưởng ban Đại diện phía Nam) đồng loạt có đơn tố cáo nhiều sai phạm của ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết – cơ quan trực thuộc MTTQVN) sau hơn 2 năm trôi qua vẫn chưa được trả lời, giải quyết theo đúng pháp luật. Trái lại, các nhà báo nói trên còn bị trả thù, trù dập một cách dã man,  phi pháp.
Kết luận số 43 ngày 8/1/2013 của Đảng Đoàn MTTQVN do bà Bùi Thị Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy MTTQVN ký, chẳng hiểu căn cứ vào cơ sở nào mà được đóng dấu mật. Do đó không được cung cấp cho các đương sự liên quan.
Kết luận này gần đây đã bị “bật mí” công khai trên mạng khiến người ta ngỡ ngàng vì các sai phạm nghiêm trọng của ông Đinh Đức Lập một thời gian dài đã bị bưng bít. Chỉ với các sai phạm nêu ra trong kết luận 43 ông Lập lẽ ra phải lãnh án kỷ luật Đảng ít nhất từ cảnh cáo trở lên và đương nhiên phải bị cách chức tổng biên tập.
Thế nhưng, trong thực tế ông Lập chỉ bị khiển trách nhè nhẹ. Để rồi sau đó, lãnh đạo MTTQVN, những người có trách nhiệm xử lý, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo luật định đã bỏ mặc cho ông Lập ra sức trả thù những nhà báo dũng cảm đấu tranh với các sai trái của ông tổng biên tập.
Được biết, trong quá trình xử lý kỷ luật ông Lập, các thông tin về sai phạm của ông này hầu như đều bị bưng bít kín mít. Ngay chính những người có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét, bỏ phiếu kỷ luật ông Lập cũng không được cung cấp đầy đủ các văn bản kết luận có ghi nhiều “tội trạng” của ông này.
Những người hiểu nội tình của MTTQVN cho rằng đây chính là “bài bản” của “thầy” Vũ Trọng Kim nhằm cứu nguy cho “trò” Lập. Và đương nhiên cũng gián tiếp làm giảm nhẹ trách nhiệm liên đới cũng như một số sai phạm có liên quan trực tiếp của chính ông Kim.
Đơn cử như việc ông Vũ Trọng Kim ký Quyết định số 322/QĐ-MTTW-BTT ngày 13/5/2010 chỉ định hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc Đông Dương để đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng khai thác tòa nhà trụ sở báo tại 66 Bà Triệu, Hà Nội là vi phạm Khoản 4 Điều 44 Nghị định Số: 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW).
Khoản 4 Điều 44 Nghị định Số: 52/2009/NĐ-CP nêu rõ việc xác định giá trị tài sản để liên doanh, liên kết phải đảm bảo nguyên tắc sau: “a) Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất được xác định sát với giá thực tế trên thị trường tại thời điểm liên doanh, liên kết; không thấp hơn giá đất cùng loại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
b) Đối với tài sản gắn liền với đất, giá trị tài sản được xác định phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại;
c) Đối với tài sản nhà nước không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này, giá trị tài sản được xác định phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ với tài sản để liên doanh, liên kết”.
Chưa hề thực hiện các trình tự, thủ tục nêu tại khoản 4 Điều 44 của Nghị định Số: 52/2009/NĐ-CP, chưa có văn bản trình Bộ Tài chính (cơ quan có thẩm quyền) nhưng ông Vũ Trọng Kim đã ký Quyết định số 322/QĐ-MTTW-BTT ngày 13/5/2010.
Ngay chính kết luận 43 cũng đã là một trong các văn bản kết luận đã được “gia công” làm giảm nhẹ rất nhiều sai phạm của ông Đinh Đức Lập và “đẩy” ra ngoài kết luận hầu hết các sai phạm của ông Lập có liên đới trách nhiệm tới ông Kim.
Kết luận 43 tuy cố gắng “làm mềm” đi các sai phạm của ông Lập nhưng bằng những lý lẽ và cơ sở rất khiên cưỡng khiến người đọc đôi khi phải … phì cười vì sự ngây ngô của ngôn từ. Ví dụ như nội dung tố cáo ông Lập lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lạm dụng diễn đàn báo Đại Đoàn Kết nhằm thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân, bệnh hình thức; đánh bóng hình ảnh Tổng biên tập gây ảnh hưởng xấu tới uy tín và đạo đức người làm báo, làm ảnh hưởng không tốt tới MTTQ Việt Nam là cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn kết.

Kết luận cho rằng “nội dung tố cáo là có cơ sở nhưng không thuộc các điều khoản quy định của pháp luật, Đảng đoàn chỉ đạo Ban Thường trực yêu cầu đồng chí Lập rút kinh nghiệm để kịp thời chấn chỉnh việc làm trên”.
Chưa nói đến các quy định của pháp luật, kết luận 43 là của cơ quan Đảng đoàn MTTQVN, trước hết phải xem xét các nội dung sai phạm có liên quan tới kỹ luật, kỹ cương của Đảng. Ông Lập trong trường hợp này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng liên quan tới vấn đề tu dưỡng tư tưởng, đạo đức cách mạng của người đảng viên, đã sa đà vào chủ nghĩa cá nhân một cách quá lố và có hệ thống ngay trên chính tờ báo của MTTQVN do ông làm tổng biên tập.
Về nội dung tố cáo tình hình tài chính mất cân đối, nợ nần nghiêm trọng của báo Đại Đoàn Kết mà trách nhiệm thuộc về ông Lập, kết luận nói rõ “Đảng đoàn xem xét đề nghị của Tổ công tác yêu cầu cơ quan kiểm toán và cơ quan thuế kiểm tra làm rõ nội dung này như đề nghị của người tố cáo”. Thực tế là cho tới nay sau hơn 2 năm kết luận ra đời chưa hết có một cuộc thanh kiểm tra tài chính nào đối với báo Đại Đoàn Kết.
Chỉ riêng kết luận về vụ việc ông Đinh Đức Lập vi phạm Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ là có thể coi là một trong các sai phạm rất nghiêm trọng. Bởi vì, đó là việc cố ý làm trái quy định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức trao cúp, huy động kinh phí trong chương trình “Tự hào thương hiệu Việt” do báo tổ chức (Báo Người Cao Tuổi đã có bài điều tra về vấn đề này), các hành vi đó trên thực tế là vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng.  Kết luận cũng đã làm rõ việc ông Lập tạo dựng hồ sơ không trung thực, không hề có sự bình chọn nào của độc giả để bình chọn như tiêu chí của cúp đã được tuyên truyền trên báo Đại Đoàn Kết. Hành vi làm giả hồ sơ, không trung thực và đưa thông tin giả tạo trên báo không chỉ là một trong các vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật thông tin và đạo đức của người làm báo mà còn có dấu hiệu lừa đảo.
Kết luận số 43 KL/MTTW – ĐĐ mặc dù đã được kí từ ngày 8/1/2013, song đến nay Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vẫn chưa có kết luận chính thức theo đúng quy định của pháp luật và cũng chưa có hình thức xử lí kỷ luật nghiêm, đúng với tính chất và mức độ vi phạm của ông Đinh Đức Lập và Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Các diễn biến khuất tất nói trên trong quá trình giải quyết, xử lý các nội dung tố cáo ông Đinh Đức Lập tại MTTQVN cho thấy rõ ràng có bàn tay bao che, coi thường kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bất chấp các ảnh hưởng xấu nghiêm trọng tới uy tín của MTTQVN.

Bản thân MTTQVN tự giải quyết và xử lý các nội dung tố cáo trong nội bộ của mình đã gây ra nhiều tai tiếng, khuất tất và kéo dài vô hạn định. Người bị tố cáo có kết luận nhiều sai phạm vẫn ngang nhiên trả thù, trù dập người tố cáo ngay trong chính cơ quan trực thuộc của MTTQVN. Điều này khiến nhiều người dân đang phải xem xét lại niềm tin của mình trong việc giám sát và phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân của chính tổ chức này.

Tham khảo nội dung Kết luận 43:


(Blog Hữu Nguyên)

Không có nhận xét nào: