Ấn Độ nghiêng về phía Việt Nam và chuẩn bị để đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Nguồn: Deccan Chronicle.
Chúng ta hãy nhìn vào sự kiện cơ bản. Bốn chuyến thăm cấp cao đã diễn ra trong vòng 1 năm: Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng cộng sản Việt Nam sang Ấn Độ; Bà Sushma Swaraj, Bộ trưởng Ngoại giao, và Tổng thống Pranab Mukerjee đến Việt Nam; và Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng của CHXHCN Việt Nam sang viếng Ấn Độ. Mười bốn thỏa thuận đã được ký kết trong hai chuyến công du sau cùng. Thủ tướng Narendra Modi đã được mời đến thăm Việt Nam, chuyến viếng thăm có thể diễn ra vào năm tới. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ điều hợp Đối thoại Ấn Độ-ASEAN.
Điều này rõ ràng cho thấy mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam là một chuyện lớn hơn những gì tiêu đề trên báo chí cho thấy. Yếu tố Trung Quốc dĩ nhiên là có liên quan, nhưng nó không phải là yếu tố quan trọng duy nhất đằng sau sự tăng trưởng đáng kể trong sự kiện Ấn Độ đến gần với Việt Nam.
Đối tác chiến lược: Tuyên bố chung mới nhất của chính phủ hai nước nhấn mạnh cam kết “phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược”. Thuật ngữ thường dùng có nghĩa là mối quan hệ của chúng ta với Việt Nam gồm tất cả các lĩnh vực quan trọng của các hoạt động song phương; quan hệ song phương được đánh dấu bằng cách phát triển nội dung và động lượng; và những mối quan hệ này là rất quan trọng đối với việc theo đuổi lợi ích quốc gia của mỗi nước. Các câu hỏi cần xét đến là: họ làm thế nào để tiến triển và ho đang đi về đâu?
Để đưa các cuộc thảo luận trong một bối cảnh rộng lớn hơn, có lẽ nên nhắc lại một ký ức tập thể về mối tương quan phong phú và những trao đổi thương mại, văn hóa, ảnh hưởng tôn giáo và tư tưởng hiện có, đã tạo một nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Ấn Độ-Việt Nam. Sự đồng cảm hậu thuộc địa và tình đoàn kết là keo sơn mạnh mẽ. Cả hai quốc gia trọng độc lập và chống bá quyền tạo thành một động lực mạnh mẽ để ở hai nước đến gần nhau hơn.
Năm trụ cột
Trong số năm trụ cột, hợp tác chính trị phản ảnh sự chia sẻ thế giới quan, đặc biệt là ở Đông Á, đã được củng cố một cách đáng chú ý bằng các chuyến thăm gần đây. Chính sách hướng về phía Đông bổ túc cho khuynh hướng tự nhiên nhìn về phía tây, phía đông và những nơi khác của Việt Nam để bảo đảm mục tiêu phát triển và an ninh của quốc gia. Xây dựng quan hệ chặt chẽ với ASEAN vẫn là một ưu tiên hàng đầu cho Ấn Độ. Việt Nam là một trong những nước thành viên quan trọng của ASEAN nhìn từ quan điểm chính trị. Tăng tần số tương tác ở cấp quan trọng là dấu hiệu của một thói quen hỏi ý kiên lẫn nhau.
Trụ cột thứ hai là kinh tế, gồm các lĩnh vực khác nhau, theo một quan chức cấp cao của Ấn Độ, là “xương sống của tất cả các hợp tác”. Thương mại song phương đang phát triển nhanh chóng, đã vượt quá mục tiêu 7 tỷ USD trước đó. Mục tiêu mới, 20 tỷ USD trong năm năm, có vẻ thực tế.
Đầu tư của các công ty Ấn Độ tại Việt Nam đang tăng. Các công ty Ấn Độ đang trở nên đáng kể. Sự hiện diện của Tata Power với vốn đầu tư 1,8 tỷ USD là hậu quả. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã bắt đầu có một chi nhánh chính thức hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng phàn nàn về việc thiếu các chuyến bay trực tiếp sắp được giải quyết bằng các chuyến bay của Jet Airways nối Mumbai và Delhi đến Thành phố Hồ Chí Minh vào tuần tới.
Hợp tác năng lượng là trụ cột thứ ba. Sáng kiến của OVL, Công ty dầu khí Quốc tế Ấn Độ, phát triển hợp tác trong ngành dầu khí đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Ấn Độ bắt buộc phải đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn và sẵn có của các nguồn tài nguyên phong phú tại Việt Nam là điều không còn lạ. Mối quan hệ cùng có lợi này bắt đầu từ năm 1988. Ngoài ba lô thăm dầu ngoài khơi mà OVL đã có hoạt động (sau chỉ còn hai), Việt Nam gần đây đã đưa ra năm lô mới. OVL đã quyết định thăm dò hai lô.
Vấn đề này đã gây ra một số tranh cãi vì các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và vị thế của Việt Nam về vấn đề này. Ý kiến của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể diên giải bằng nhiều cách. Tác động của chúng, không còn nghi ngờ gì, sẽ được xem xét kỹ tại Hà Nội và New Delhi.
Quốc phòng và an ninh, trụ cột thứ tư, đang được phát triển với “tốc độ lành mạnh”, như một viên chức Bộ Ngoại giao nhận định. Trụ cột này có nhiều khía cạnh – đối thoại chiến lược, trao đổi thăm viếng, đào tạo cán bộ quốc phòng, thăm hải cảng. Hai khía cạnh được đặc biệt quan tâm, một là việc mượn Việt Nam nợ để mua tàu tuần dương. Điều này đánh dấu một bước đi lên vềa hợp tác quốc phòng. Thứ hai, yêu cầu mà Việt Nam đã có từ lâu, là muốn Ấn Độ bán hỏa tiễn BrahMos. Vấn đề này vẫn chưa có kêt quả sau cùng.
Cuối cùng là một sự kết hợp của các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực khác, gồm phát triển, văn hóa, du lịch và các mối liên kết xã hội dân sự đại diện cho trụ cột thứ năm. Nó đang tăng trưởng ở tốc độ khiêm tốn.
Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam đã và đang phát triển do nhiều yếu tố. Ở một mức độ nào đó sự quyết đoán của Trung Quốc đã làm tăng tốc tiến trình này. Hợp tác song phương là vì lợi ích chung. Hợp tác quốc phòng của hai nước phần lớn tự nhiên là ‘phòng thủ’. Hợp tác về năng lượng đặt cơ sở lâu dài vềa thương mại và an ninh năng lượng và không có nghĩa là trực tiếp đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Các khuynh hướng tích cực trong quan hệ song phương xuất phát từ mong muốn chung của Ấn Độ và Việt Nam để thúc đẩy một khu vực Đông châu Á cân bằng và hòa bình. Mối quan hệ đang trên một quỹ đạo đi lên. Cả hai nước nên giữ đúng hướng.
Rajiv Bhatia
DCVOnline lược dịch
* Tác giả là Giám đốc của Hội đồng Thế giới Vụ Ấn Độ.
Nguồn: Namo takes on dragon; Modi’s leanings towards Vietnam, a challenge to China. Rajiv Bhatia | Deccan Chronicle, 2 tháng 11 năm 2014.
© 2014 DCVOnline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét