Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một cái nhìn đơn giản nhưng đầy sức mạnh: sự hồi sinh của quốc gia Trung Quốc. Đó là lời động viên ái quốc lấy cảm hứng từ những hào quang quá khứ của đế chế Trung Quốc và những lý tưởng của xã hội chủ nghĩa đương thời để khuyến khích đoàn kết chính trị trong nước và ảnh hưởng ngoài nước. Chỉ sau hai năm đương chức, Tập đã tự khẳng định mình là một nhà lãnh đạo có sức thay đổi. Tập theo đuổi một nghị trình dự trù, nếu không nói là cách mạng, cải cách các quan hệ không chỉ đối với ở trong Trung Quốc mà còn đối với ngoài nước.
Cơ bản viễn kiến của Tập là một nhận thức về sự cấp bách. Tập nắm quyền vào lúc mà Trung Quốc, cho dù thành công về kinh tế, phiêu dạt về chính trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc, bị tràn ngập bởi tham nhũng và thiếu vắng một lý tưởng hấp dẫn, đã đánh mất niềm tin trong công chúng và bất ổn xã hội trên đà gia tăng. Kinh tế Trung Quốc, dù vẫn tăng trưởng một cách ấn tượng, đã bắt đầu có dấu hiệu của giới hạn và sự không ổn định. Và về mặt quốc tế thì cho dù ở vị trí cường quốc kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn chưa làm đúng sức của mình. Bắc Kinh đã thất bại trong việc phản ứng một cách có hiệu quả đối với những khủng hoảng ở Libya và Syria và bàng quang khi mà thay đổi chính trị rung chuyển hai đối tác thân nhất, Miến Điện (hay còn được biết đến là Burma) và Bắc Triều Tiên. Đối với nhiều nhà quan sát, nó trông có vẻ là Trung Quốc không có chính sách ngoại giao chiến lược bao quát.
Tập đã phản ứng với tình trạng mơ hồ này bằng một cuộc thâu tóm quyền lực--cho ông ta, cho Đảng Cộng sản, và cho Trung Quốc. Ông từ bỏ truyền thống của người cộng sản về lãnh đạo tập thể. Thay vào đó là việc ông thiết lập cho bản thân mình như là một lãnh tụ tối cao trong một hệ thống chính trị cực kỳ tập trung. Ở trong nước, những đề nghị cải cách của Tập sẽ nâng đỡ vai trò của thị trường thế nhưng dù sao đi nữa cho phép chính quyền vẫn giữ phần lớn kiểm soát. Ở ngoài nước, Tập đã tìm cách nâng vị thế Trung Quốc bằng cách mở rộng thương mại, thiết lập những tổ chức quốc tế, và củng cố quân đội. Viễn kiến của Tập chứa đựng một nỗi sợ tiềm ẩn: rằng là một cánh cửa mở rộng ra cho những ý tưởng chính trị và kinh tế phương Tây sẽ làm suy yếu quyền lực của chính quyền Trung Quốc.
Nếu thành công, những cải cách của Tập có thể tạo ra một chính quyền không tham nhũng, đoàn kết chính trị, và hùng cường về kinh tế mang tầm vóc quốc tế: một siêu Singapore. Thế nhưng chẳng có gì dám chắc rằng những cải cách sẽ có tính xoay chuyển như Tập mong đợi. Những chính sách của ông đã tạo ra những ổ bất mãn sâu sắc trong nước và đã tạo ra những phản ứng ngược ở nước ngoài. Để dẹp tan bất đồng, Tập đã phát động một cuộc đàn áp chính trị, gạt nhiều công dân Trung Quốc tài năng và tháo vát ra ngoài mà những cải cách của ông định ủng hộ. Những biện pháp gợi ý cải cách kinh tế của ông đã đặt ra nhiều câu hỏi về những viễn cảnh tiếp tục phát triển của quốc gia. Và lối suy nghĩ được ăn cả đã làm suy mòn những cố gắng của ông để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu.
Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới không thể ngóng đợi những cải cách của ông ta sẽ cho kết quả ra sao. Hoa Kỳ nên sẵn sàng đi theo một số sáng kiến của Tập như là những cơ hội cho hợp tác quốc tế trong khi xem những việc khác là những xu hướng đáng lo ngại cần phải được ngăn cản trước khi chúng trở nên vững chắc.
ĐÀN ÁP QUỐC NỘICơ bản viễn kiến của Tập là một nhận thức về sự cấp bách. Tập nắm quyền vào lúc mà Trung Quốc, cho dù thành công về kinh tế, phiêu dạt về chính trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc, bị tràn ngập bởi tham nhũng và thiếu vắng một lý tưởng hấp dẫn, đã đánh mất niềm tin trong công chúng và bất ổn xã hội trên đà gia tăng. Kinh tế Trung Quốc, dù vẫn tăng trưởng một cách ấn tượng, đã bắt đầu có dấu hiệu của giới hạn và sự không ổn định. Và về mặt quốc tế thì cho dù ở vị trí cường quốc kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn chưa làm đúng sức của mình. Bắc Kinh đã thất bại trong việc phản ứng một cách có hiệu quả đối với những khủng hoảng ở Libya và Syria và bàng quang khi mà thay đổi chính trị rung chuyển hai đối tác thân nhất, Miến Điện (hay còn được biết đến là Burma) và Bắc Triều Tiên. Đối với nhiều nhà quan sát, nó trông có vẻ là Trung Quốc không có chính sách ngoại giao chiến lược bao quát.
Tập đã phản ứng với tình trạng mơ hồ này bằng một cuộc thâu tóm quyền lực--cho ông ta, cho Đảng Cộng sản, và cho Trung Quốc. Ông từ bỏ truyền thống của người cộng sản về lãnh đạo tập thể. Thay vào đó là việc ông thiết lập cho bản thân mình như là một lãnh tụ tối cao trong một hệ thống chính trị cực kỳ tập trung. Ở trong nước, những đề nghị cải cách của Tập sẽ nâng đỡ vai trò của thị trường thế nhưng dù sao đi nữa cho phép chính quyền vẫn giữ phần lớn kiểm soát. Ở ngoài nước, Tập đã tìm cách nâng vị thế Trung Quốc bằng cách mở rộng thương mại, thiết lập những tổ chức quốc tế, và củng cố quân đội. Viễn kiến của Tập chứa đựng một nỗi sợ tiềm ẩn: rằng là một cánh cửa mở rộng ra cho những ý tưởng chính trị và kinh tế phương Tây sẽ làm suy yếu quyền lực của chính quyền Trung Quốc.
Nếu thành công, những cải cách của Tập có thể tạo ra một chính quyền không tham nhũng, đoàn kết chính trị, và hùng cường về kinh tế mang tầm vóc quốc tế: một siêu Singapore. Thế nhưng chẳng có gì dám chắc rằng những cải cách sẽ có tính xoay chuyển như Tập mong đợi. Những chính sách của ông đã tạo ra những ổ bất mãn sâu sắc trong nước và đã tạo ra những phản ứng ngược ở nước ngoài. Để dẹp tan bất đồng, Tập đã phát động một cuộc đàn áp chính trị, gạt nhiều công dân Trung Quốc tài năng và tháo vát ra ngoài mà những cải cách của ông định ủng hộ. Những biện pháp gợi ý cải cách kinh tế của ông đã đặt ra nhiều câu hỏi về những viễn cảnh tiếp tục phát triển của quốc gia. Và lối suy nghĩ được ăn cả đã làm suy mòn những cố gắng của ông để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu.
Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới không thể ngóng đợi những cải cách của ông ta sẽ cho kết quả ra sao. Hoa Kỳ nên sẵn sàng đi theo một số sáng kiến của Tập như là những cơ hội cho hợp tác quốc tế trong khi xem những việc khác là những xu hướng đáng lo ngại cần phải được ngăn cản trước khi chúng trở nên vững chắc.
Viễn kiến của Tập cho một Trung Quốc hồi sinh dựa tất cả vào khả năng của ông để đưa cải cách chính trị theo phong cách đặc biệt của ông: thu tóm quyền lực bằng cách tạo ra những tổ chức, bịt miệng chống đối chính trị, hợp pháp hóa sự lãnh đạo của ông ta và quyền lực của Đảng Cộng sản trong mắt nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi nhậm chức, Tập đã nhanh chóng thu tóm quyền lực chính trị và trở nên, trong giới lãnh đạo Trung Quốc, không chỉ là người quan trọng trong những đồng liêu mà là người tối thượng. Ông ta giữ chức Tổng bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, hai trụ cột truyền thống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra Tập cũng giữ chức lãnh đạo các nhóm hàng đầu về kinh tế, cải cách quân sự, an ninh mạng, Đài Loan, ngoại giao và một ủy ban về an ninh quốc gia. Không như những người tiền nhiệm, họ để thủ tướng làm công tác của người có thẩm quyền về kinh tế của chính quyền, Tập tự mình giành lấy trò đó. Ông ta cũng đã làm một việc rất là cá nhân về quyền chỉ huy đối với quân đội: mùa xuân vừa qua, ông nhận được những lời tuyên thệ trung thành công khai từ 53 sĩ quan quân đội cao cấp. Theo lời một viên tướng về hưu, những lời tuyên thệ như vậy chỉ diễn ra ba lần trước đây trong lịch sử của Trung Quốc.
Trong nỗ lực thu tóm quyền lực của mình, Tập cũng đã tìm cách loại trừ những tiếng nói chính trị khác, đặc biệt là nơi đã từng là nhộn nhịp như Internet. Chính quyền đã bắt giữ, giam cầm, hoặc công khai hạ nhục những người viết blog nổi tiếng như nhà kinh doanh tỷ phú Phan Thạch Ngật và Tiết Tất Quần (microblog Tiết Man Tử). Những nhà bình luận như vậy, với hàng chục triệu người theo dõi trên mạng xã hội, đã thường hay thảo luận những vấn đề từ ô nhiễm môi trường cho đến kiểm duyệt cho đến buôn bán trẻ em. Cho dù họ đã không hoàn toàn bị buộc im miệng, họ không còn đi lang thang vào lãnh vực chính trị. Quả thực là Phan, một nhân vật chính của phong trào gây áp lực chính quyền Trung Quốc cải thiện chất lượng không khí của Bắc Kinh, bị buộc phải tự kiểm điểm trên đài truyền hình quốc gia vào năm 2013. Sau đó ông ta dùng Weibo, một dịch vụ tiểu blog của Trung Quốc, để cảnh báo một thành viên tỷ phú bất động sản về chuyện chỉ trích chương trình cải cách kinh tế của chính phủ: "Cẩn thận, nếu không anh có thể bị bắt giữ."
Dưới trướng của Tập, Bắc Kinh đã ra một đống những nghị định kiểm soát Internet. Một luật đề ra mức án lên đến ba năm tù cho việc đăng tải bất cứ chuyện gì mà các nhà chức trách cho là"tin đồn", nếu mẩu tin được đọc bởi hơn 5000 người hay được chuyển tiếp trên 500 lần. Theo những dự luật mới ngặt nghèo này, công dân Trung Quốc đã bị bắt giữ vì đăng tải những giả thiết về việc mất tích của chuyến bay 370 của hãng Hàng Không Malaysia. Trong khoảng thời gian hơn bốn tháng, Bắc Kinh đã đình chỉ, xóa, hoặc phạt hơn 100 000 tài khoản trên Weibo vì vi phạm một trong bảy "điểm mấu chốt" được định nghĩa sơ sài cho giới hạn của ngôn luận cho phép. Những quy định này dẫn đến suy giảm 70 phần trăm các bài viết trên Weibo từ tháng Ba 2012 cho đến tháng Mười Hai 2013 trong 1,6 triệu người dùng Weibo theo một nghiên cứu được thi hành bởi The Telegraph. Và khi những công dân mạng Trung Quốc biết được những cách khác để liên lạc, ví dụ như sử dụng nền tảng tin nhắn nhóm WeChat, những tay kiểm duyệt của chính phủ bám đuôi họ. Vào tháng 8 2014, Bắc Kinh ban hành những quy định mới về tin nhắn tức thời đòi hỏi người dùng phải đăng ký với tên thật, giới hạn chia sẻ tin tức chính trị, và bắt tuân theo một quy tắc ứng xử. Không lấy làm lạ là xếp hạng tự do Internet toàn cầu của Trung Quốc vào năm 2013, tổ chức phi lợi nhuận Freedom House ở Hoa Kỳ xếp Trung Quốc vào hạng 58 trong 60 quốc gia--đồng hạng với Cuba. Chỉ Iran xếp hạng dưới hơn.
Trong nỗ lực của Tập để khuyến khích đoàn kết tư tưởng, Tập đã chụp mũ những tư tưởng ngoại lai thách đố hệ thống chính trị của Trung Quốc là không yêu nước và có khi là nguy hiểm. Cứ theo lối suy nghĩ này, Bắc Kinh đã cấm nghiên cứu đại học và giảng dạy về bảy đề tài: giá trị phổ quát, xã hội dân sự, quyền công dân, tự do báo chí, những sai lầm Đảng Cộng Sản đã làm, những đặc quyền của chủ nghĩa tư bản, và sự độc lập của tư pháp. Mùa hè vừa rồi, một cán bộ đảng công khai đả phá Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, một viện nghiên cứu của chính phủ, là đã bị "xâm nhập bởi những thế lực nước ngoài." Sự đả phá này gặp phải diễu cợt trong giới học giả nổi bật của Trung Quốc ở ngoài học viện bao gồm kinh tế gia Mao Vu Thức, giáo sư luật Hạ Vệ Phương, và nhà văn Lưu Nhất Minh. Dẫu vậy, những lời cáo buộc sẽ có thể có một tác dụng làm nhụt nhụê khí đối với nghiên cứu học thuật và hợp tác quốc tế.
Việc đàn áp này có thể phá hoại sự liên kết chính trị mà Tập theo đuổi. Cư dân Hương Cảng và Ma Cao, theo lệ thì đã hưởng nhiều tự do chính trị hơn những người ở đại lục, đã theo dõi những động thái của Tập với lo lắng phát sốt; nhiều người đã kêu gọi cải cách dân chủ. Trong một nền dân chủ sôi động như Đài Loan, những khuynh hướng trù dập của Tập chẳng thể giúp ích gì cho việc khuyến khích thống nhất với đại lục. Và trong vùng chia rẽ sắc tộc Tân Cương, những chính sách hạn chế chính trị và văn hóa đã dẫn đến những cuộc bạo động.
Ngay cả trong giới thượng lưu chính trị, nhiều người đã bày tỏ quan ngại về việc Tập siết chặt và theo đuổi một chỗ đứng ở hải ngoại. Theo nguyệt san Hồ Nhuận Bách Phú ở Trung Quốc, 85 phần trăm số người có tài sản hơn 1 triệu đô mỹ muốn con cái được giáo dục ở nước ngoài, và hơn 65 phần trăm công dân Trung Quốc với tài sản hơn 1,6 triệu đô mỹ đã di tản hoặc có kế hoạch để đi. Sự tháo chạy của giới tinh hoa của Trung Quốc đã trở thành không chỉ là một sự bẽ mặt chính trị mà còn là một sự thất bại đáng kể đối với những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thu hút những khoa học gia hàng đầu và học giả ở hải ngoại trong những thập niên vừa qua.
Tâm điểm của những cải cách chính trị của Tập là nỗ lực của ông nhằm phục hồi chính nghĩa của Đảng Cộng sản. Ông ta đã chỉ rõ rằng nếu không để ý nạn dịch tham nhũng của đảng nó có thể dẫn đến suy tàn không chỉ của đảng mà còn của chính quyền Trung Quốc. Với sự chỉ đạo sát cánh của Vương Kỳ Sơn, một thành viên của Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, giải quyết tham nhũng của cán bộ đã trở thành vấn đề dấu ấn của Tập. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đó đã có chiến dịch chống tham nhũng thế nhưng Tập đã mang lại khí thế và tầm quan trọng cho mục tiêu: giới hạn quỹ cho yến tiệc công, xe, suất ăn; công kích những nhân vật nổi tiếng của truyền thông, nhà nước, quân đội, và lãnh vực tư nhân; gia tăng đáng kể số vụ án tham nhũng mang ra xét xử. Vào năm 2013, đảng trừng phạt hơn 182 000 quan chức vì tham nhũng, 50 000 hơn bình quân hàng năm so với năm năm trước. Hai vụ bê bối nổ ra mùa xuân vừa rồi cho thấy mức độ của chiến dịch. Ở vụ thứ nhất, các nhà chức trách trung ương bắt giữ một trung tướng ở quân đội Trung Quốc vì đã bán hàng trăm chức vụ trong các lực lượng vũ trang, đôi khi với giá khủng khiếp; ví dụ giá cho chức thiếu tướng lên đến 4,8 triệu đô mỹ. Ở vụ thứ hai, Bắc Kinh đã bắt đầu điều tra hơn 500 thành viên của chính quyền địa vùng Tỉnh Hồ Nam vì đã tham gia vào một đường dây bán phiếu bầu cử 18 triệu đô mỹ.
Cuộc thập tự chinh chống tham nhũng của Tập chỉ tiêu biểu một phần của dự định lớn hơn của ông ta để giành lại chính nghĩa của Đảng Cộng Sản. Ông cũng đã đưa ra những cải cách nhắm đến một số quan tâm cấp bách nhất của xã hội Trung Quốc. Với Tập ở vị trí đứng mũi chịu sào, giới lãnh đạo Trung Quốc đã phát động một chiến dịch để cải thiện chất lượng không khí của quốc gia; cải cách chính sách một con; thay đổi hệ thống hộ khẩu mà nó gắn chặt với nhà ở, chăm sóc sức khỏe, và giáo dục với người dân và có khuynh hướng ưu đãi thị dân hơn là dân quê; đóng cửa hệ thống "trại cải tạo lao động" mà chúng cho phép chính quyền giam giữ người không cần lý do. Chính phủ cũng đã loan báo những kế hoạch để sửa soạn cho hệ thống pháp lý minh bạch hơn và để xóa bỏ việc can thiệp của quan chức địa phương.
Dẫu cho những sáng kiến của Tập có mức độ ấn tượng và bao quát, chẳng có gì sáng sủa vì không biết chúng có tiêu biểu cho sự khởi đầu của thay đổi về lâu dài hay không, hay là chúng chỉ là những biện pháp hời hợt với chủ đích lấy lòng nhân dân trước mắt. Dù gì đi nữa, một số cải cách của ông đã kích động sự chống đối mạnh mẽ. Theo Financial Times, những cựu lãnh đạo Trung Quốc như cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều cảnh báo Tập nhằm kiềm chế chiến dịch chống tham nhũng, và bản thân Tập đã thừa nhận là những nỗ lực của ông đã gặp phải chống đối đáng kể. Chiến dịch cũng đã dẫn đến những thiệt hại kinh tế đáng kể. Theo một bản báo cáo của Bank of America Merrill Lynch, GDP của Trung Quốc có thể giảm trong năm nay lên đến 1.5 phần trăm do hậu quả của sự tụt giảm buôn bán hàng hóa và dịch vụ hàng xa xỉ khi mà các quan chức ngày càng lo ngại rằng những yến tiệc xa hoa, nhờ vả chính trị, những mua bán đắt đỏ sẽ đem lại sự chú ý không mong muốn. (Dĩ nhiên, nhiều người Trung Quốc vẫn đang tiếp tục mua, họ chỉ làm điều đó ở nước ngoài.) Và ngay cả những người ủng hộ mục tiêu của việc chống tham nhũng cũng đã đặt nghi vấn những phương pháp của Tập. Đơn cử Thủ tướng Lý Khắc Cường, đã kêu gọi có sự tường minh và giải trình hơn trong chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ vào đầu năm 2014; tuy vậy những lời phê bình của ông đã bị xóa bỏ khỏi những trang mạng.
Lập trường của Tập về tham nhũng có thể đưa đến một nguy cơ cho vị thế cá nhân và chính trị của ông: gia đình của ông được xếp vào những giàu nhất trong giới lãnh đạo của Trung Quốc, và theo The New York Times, Tập đã ra lệnh cho họ hàng xén bớt tài sản để giảm nguy cơ bị công kích cho ông. Hơn nữa, ông đã cưỡng lại những lời kêu gọi cho một sự minh bạch hơn, tống giam những nhà hoạt động thúc đẩy các quan chức bạch hóa tài sản của họ và trừng phạt những cơ quan báo chí phương Tây điều tra các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Vì Tập cố thu tóm quyền lực chính trị và phục hồi tính chính thống của Đảng Cộng Sản, ông ta cũng phải tìm các cách làm cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thêm. Nói khái quát là mục tiêu của ông bao gồm thay đổi Trung Quốc từ trung tâm sản xuất của thế giới thành đầu mối của sáng tạo, tái cân bằng kinh tế Trung Quốc bằng việc ưu tiên tiêu thụ hơn là đầu tư, và mở rộng chỗ cho doanh nghiệp tư nhân. Kế hoạch của Tập bao gồm những cải cách cả về nền tảng và chính sách. Lấy ví dụ, ông đã thay đổi hệ thống thuế bằng một cuộc đại tu đáng kể: ngân sách địa phương sẽ có từ nhiều nguồn thuế thay vì chủ yếu từ việc bán đất, điều mà đã dẫn đến tham nhũng và bất ổn xã hội. Hơn nữa, chính quyền trung ương, theo truyền thống thu ngân sách quốc gia khoảng phân nửa trong khi chỉ chi một phần ba cho phúc lợi xã hội, sẽ tăng ngân sách cho những dịch vụ xã hội giảm bớt một phần gánh nặng cho chính quyền địa phương. Hàng chục những chính sách khác cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm bao gồm khuyến khích tư nhân đầu tư vào những tập đoàn của nhà nước và giảm lương bổng của những nhà lãnh đạo của các tập đoàn này, thành lập những ngân hàng tư để chuyển dòng vốn đến doanh nghiệp nhỏ và trung, và rút ngắn thời gian cấp giấy phép cho những doanh nghiệp mới.
Dẫu vậy khi mà những chi tiết về kế hoạch của Tập lộ ra, nó cho thấy rõ ràng là cho dù ông ta chú trọng thị trường tự do, chính quyền sẽ nắm giữ kiểm soát phần lớn nền kinh tế. Cải tổ cách thức mà các tập đoàn nhà nước đang được điều hành sẽ không làm suy giảm vai trò chủ đạo của Đảng Cộng Sản trong việc hoạch định chính sách cho những công ty này; Tập đã giữ lại một số rào cản đáng kể đối với đầu tư nước ngoài; và ngay cả khi chính quyền cam kết chuyển ra khỏi phát triển dựa trên đầu tư, những nỗ lực kích thích kinh tế tiếp tục góp phần gia tăng nợ công của chính quyền địa phương. Quả thực là, theo một tờ báo Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo, sự gia tăng của tổng nợ xấu trong vòng sáu tháng đầu năm 2014 vượt quá giá trị của số nợ xấu mới cho cả năm 2013.
Hơn nữa, Tập đã truyền vào chương trình kinh tế của ông với cảm xúc ái quốc--đôi khi bài ngoại--làm nó lan tràn khắp chương trình chính trị của ông ta. Những chiến dịch chống tham nhũng và chống độc quyền hung hãn của ông ta đã nhắm đến những công ty đa quốc gia sản xuất những sản phẩm bao gồm sữa bột, thiết bị y tế, dược phẩm, và phụ tùng xe hơi. Bằng chứng là vào tháng 7, 2013, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc nhóm họp các đại biểu từ 30 công ty đa quốc gia với một nỗ lực buộc họ thừa nhận làm điều phạm pháp. Có lúc, Bắc Kinh ra vẻ phá hoại sản phẩm ngoại quốc và các nhà cung cấp dịch vụ: truyền thông nhà nước săm soi chi tiết vào vi phạm của các công ty đa quốc gia trong khi tương đối im hơi lặng tiếng về những trường hợp tương tự ở các công ty của Trung Quốc.
Giống như chiến dịch chống tham nhũng của mình, điều tra các công ty ngoại quốc của Tập đặt dấu hỏi về chủ đích thực. Trong một cuộc tranh luận giữa người đứng đầu Phòng Thương mại của Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Quốc và một quan chức từ Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia được phát sóng công khai bởi đài truyền hình quốc gia Trung Quốc, viên chức của Liên hiệp Châu Âu đã buộc người đối tác bào chữa cho những sự bất bình đẳng lồ lộ giữa cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài và nội địa. Rút cục viên chức Trung Quốc tỏ ra nhượng bộ, nói rằng phương pháp chống độc quyền của Trung Quốc là phương pháp "có đặc trưng Trung Quốc."
Vì thế sự hứa hẹn ban đầu của công cuộc đại tu của Tập vẫn chưa hình thành. Một bảng báo cáo 31 trang về cải cách kinh tế của Trung Quốc, phát hành vào tháng Sáu 2014 của Hội đồng Thương Mại Hoa-Trung, bao gồm hàng chục những yêu cầu không hoàn thành. Nó cho thấy rằng chỉ có ba sáng kiến chính trị của Tập thành công: rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cho phép các công ty đa quốc gia dùng nhân dân tệ để phát triển kinh doanh của họ, và cải cách hệ thống hộ khẩu. Giải quyết những cải tổ sâu rộng hơn, tuy vậy, có thể đòi hỏi một cú huých vào hệ thống. Hiện giờ thì Tập dường như là kẻ thù tệ nhất của chính mình: những yêu cầu chiếm lĩnh thị trường không phù hợp với mong muốn của ông nhằm duy trì kiểm soát kinh tế.
Những nỗ lực của Tập để thay đổi chính trị và kinh tế ở trong nước đi đôi với những bước đi để gây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu. Tuy thế gốc rễ của chính sách đối ngoại của Tập có trước nhiệm kỳ của ông. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu công khai nói đến sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc toàn cầu nhân dịp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Những phân tích gia của Trung Quốc phán đoán rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu một sự suy thoái không tránh khỏi vì thế nó nên nhường chỗ cho Trung Quốc khi mà nó còn là siêu cường toàn cầu. Trong một bài diễn văn ở Paris vào tháng Ba 2014, Tập nhắc lại suy tư của Naloleon về Trung Quốc: "Napoleon đã nói rằng Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển." Con sư tử Trung Quốc, Tập trấn an người nghe, "đã thức dậy nhưng đây là một con sư tử yên lặng, dễ chịu, và lịch sự." Dẫu vậy một số hành động của Tập chứng tỏ ngược lại những lời nói an ủi của mình. Ông ta thay thế câu tâm niệm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trước đó--"Thao quang dưỡng hối"--bằng một chính sách đối ngoại có tính bành trướng và phô diễn sức mạnh hơn.
Đối với Tập, mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ông đã hồi sinh ý tưởng cổ xưa của Con đường Tơ Lụa--liên thông Đế chế Trung Hoa với Trung Á, Trung Đông, và kể cả Châu Âu--bằng cách đề xuất một mạng lưới mênh mông bao gồm các tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu, đường cao tốc, và các kênh đào nương theo những tuyến đường xưa. Hệ thống cơ sở hạ tầng mà Tập hy vọng các ngân hàng và công ty Trung Quốc sẽ tài trợ và xây dựng, sẽ cho phép gia tăng trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và phần lớn thế giới. Bắc Kinh cũng đã xem xét đến chuyện xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc quãng 8100 dặm liên lục địa để sẽ nối liền Trung Quốc với Canada, Nga, và Hoa Kỳ băng qua Eo biển Bering. Ngay cả Bắc Cực đã trở thành sân sau của Trung Quốc: các học giả Trung Quốc coi nước họ là một quốc gia "gần Bắc Cực".
Bên cạnh cơ sở hạ tầng mới này, Tập cũng muốn thiết lập những tổ chức mới để hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo trong cả khu vực và toàn cầu. Ông đã ủng hộ việc thiết lập một ngân hàng phát triển, điều hành bởi những nước BRICS--Brazil, Russia, India, China, và South Africa--để thách thức sự ưu việt của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới. Và ông đã thúc đẩy việc thành lập Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Đông mà nó có thể cho phép Trung Quốc trở thành người cấp vốn hàng đầu cho phát triển khu vực. Hai nỗ lực này báo hiệu mong muốn của Tập lợi dụng những thất vọng với việc thiếu thiện ý của Hoa Kỳ nhằm dàn xếp các tổ chức kinh tế thế giới để đại diện cho các nước đang phát triển hơn.
Tập cũng đã đề xướng những sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẵn có, một tổ chức an ninh do Trung Quốc dẫn đầu bao gồm Nga và bốn quốc gia Trung Á, Tập muốn thiết lập mới một kết cấu an ninh Á Châu--Thái Bình Dương mà nó loại trừ Hoa Kỳ ra. Phát biểu ở một hội nghị vào tháng Năm 2014, Tập nhấn mạnh vấn đề: "Vấn đề là hãy để người Á Châu lo chuyện của Châu Á, giải quyết những vấn đề của Châu Á, và gìn giữ an ninh của Châu Á."
Tánh thiên vị của Tập cho một chính sách khu vực hung hăng trở nên rõ ràng trước khi trở thành chủ tịch nước. Vào năm 2010, Tập chủ tọa một nhóm trọng yếu lo về chính sách cho Biển Nam Trung Hoa của quốc gia. Nó đã mở rộng định nghĩa lợi ích cốt lõi của Trung Quốc để bao gồm những tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Nam Trung Hoa. Kể từ đó, ông đã sử dụng mọi thứ từ Hải quân Trung Quốc cho đến tàu đánh cá để củng cố những tuyên bố này--những tuyên bố chủ quyền này bị kháng cự bởi những quốc gia có biển tiếp giáp với Trung Quốc. Vào tháng Năm 2014, va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra khi Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Trung Quốc di chuyển một giàn khoan vào vùng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa; căng thẳng dâng cao cho đến khi Trung Quốc rút khỏi giàn khoan vào giữa tháng Bảy. Để hỗ trợ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, Tập đã tuyên bố một "vùng nhận dạng phòng không" trải rộng một phần của nó, chồng lấn với những vùng được thiết lập bởi Nhật Bản và Nam Hàn. Ông ta cũng đã ra thông cáo những quy định đánh cá trong khu vực. Không bất cứ một quốc gia láng giềng nào của Trung Quốc công nhận bất cứ hành động này là hợp pháp. Thế nhưng Bắc Kinh đã vẽ lại bản đồ của Trung Quốc in trên hộ chiếu với hình vùng đang tranh chấp với Ấn Độ cũng như với các quốc gia ở Đông Nam Á đã gây nên một cơn bão lửa chính trị.
Những thủ đoạn này đã kích động tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở trong nước và chủ nghĩa dân tộc gay gắt ở ngoài nước. Các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về những chính sách của Tập và có những biện pháp để gia tăng thực lực quốc phòng của họ. Thực tế là trong chiến dịch tranh cử cho chức Thủ tướng vào đầu năm 2014, Narendra Modi chỉ trích những khuynh hướng bành trướng của Trung Quốc. Kể từ đó, ông ta và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nâng cấp quốc phòng và quan hệ an ninh. Nhiều nỗ lực mới về an ninh khu vực đang được xúc tiến mà không có mặt Bắc Kinh (cũng như Washington). Ví dụ Ấn Độ đã và đang huấn luyện một số hải quân của Đông Nam Á bao gồm Miến Điện và Việt Nam, và nhiều quân đội của khu vực--kể cả Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, và Nam Hàn--đã hoạch định những cuộc tập trận chung.
Đối với Hoa Kỳ và phần lớn thế giới, sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra hai phản ứng khác nhau: một mặt phấn khích về những gì mà một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, ít tham nhũng hơn có thể đạt được, và mối quan tâm sâu sắc hơn về mặt khác là những thách thức mà một Trung Quốc độc đoán, quân phiệt có thể đặt ra cho một trật tự tự do hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ.
Về mặt tích cực mà nói, những kế hoạch của Bắc Kinh cho một Con đường Tơ Lụa dựa trên ổn định chính trị ở Trung Đông; điều đó có thể đem lại cho Bắc Kinh một lợi ích để làm việc với Washington để đạt được hòa bình trong khu vực. Tương tự, những gia tăng lợi ích của các công ty Trung Quốc trong việc đầu tư ở nước ngoài có thể đem lại lợi thế nhiều hơn cho Washington khi mà nó đẩy mạnh xúc tiến một thỏa ước đầu tư song phương với Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng nên khuyến khích Trung Quốc tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định lớn về tự do thương mại khu vực đang được đàm phán. Giống như những đàm phán của Trung Quốc để tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới vào thập niên 90 đã thúc đẩy những nhà cải cách kinh tế Trung Quốc phải gia tăng thay đổi ở trong nước, những đàm phán để tham gia TPP có thể có tác động tương tự với hiện giờ.
Hơn nữa, cho dù Trung Quốc đã có quyền lợi quan trọng trong hệ thống quốc tế, Hoa Kỳ phải tính toán để giữ Trung Quốc ở trong cùng một phe. Ví dụ, Quốc Hội Hoa Kỳ nên phê chuẩn những đề xuất thay đổi cho hệ thống bầu cử nội bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc Tế để nó sẽ cho phép Trung Quốc và những quốc gia phát triển khác một tiếng nói mạnh hơn trong việc quản lý quỹ và bằng cách ấy sẽ giảm thiểu quyết tâm của Bắc Kinh để thành lập những nhóm cạnh tranh.
Về mặt tiêu cực mà nói, giọng điệu dân tộc chủ nghĩa và thái độ quân sự quả quyết của Tập đặt ra một thách thức trực tiếp đến những quyền lợi của Hoa Kỳ ở trong khu vực và đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ. Việc "tái cân bằng" hay "xoay trục" của Washington sang Châu Á có nhiều ý nghĩa hơn đơn giản chỉ là một phản ứng đối với hành vi quả quyết hơn của Trung Quốc. Nó cũng phản ánh những giá trị cốt yếu của các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: tự do hàng hải, không lưu, và không gian; tự do thương mại; thượng tôn pháp luật**[1]**; và các quyền con người cơ bản. Nếu không có một sự xoay trục vững chắc, vai trò của Hoa Kỳ là một cường quốc khu vực sẽ giảm lần và Washington sẽ bị ngăn chặn những lợi ích từ việc hợp tác sâu rộng với những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Vì thế Hoa Kỳ nên yểm trợ việc xoay trục với một sự hiện diện quân sự lớn mạnh ở Châu Á--Thái Bình Dương để ngăn cản hoặc đối phó sự gây hấn của Trung Quốc; đạt được sự đồng thuận và phê chuẩn TPP; và giúp đỡ những chương trình của Hoa Kỳ để ủng hộ những tổ chức dân chủ và tổ chức dân sự ở những nơi như Cambodia, Malaysia, Myanmar, và Việt Nam, nơi mà dân chủ còn phôi thai nhưng đang nảy nở.
Đồng thời, Washington nên nhận ra rằng Tập có thể không thành công về việc chuyển đổi Trung Quốc theo đúng theo cách thức ông ta đã tuyên bố. Ông ta đã đưa ra viễn kiến của mình nhưng những áp lực từ cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc sẽ phát triển quỹ đạo của quốc gia theo những hướng khác nhau. Một số quốc gia có giàu khoáng sản đã do dự làm ăn với những tập đoàn của Trung Quốc. Các quốc gia này lo lắng trước hồ sơ yếu kém về trách nhiệm xã hội của những tập đoàn Trung Quốc. Điều này đã buộc Bắc Kinh phải tìm kiếm những phương thức mới để kinh doanh. Những quốc gia láng giềng của Trung Quốc, lo âu bởi thái độ nghênh ngang của Trung Quốc, đã bắt đầu thiết lập những hợp tác an ninh mới. Ngay cả những chuyên gia ngoại giao nổi tiếng trong Trung Quốc như Vương Tập Tư của Đại học Bắc Kinh và cựu Đại sứ Ngô Kiến Dân, đã bày tỏ những mối quan ngại về tiến trình của chính sách đối ngoại của Tập.
Sau cùng, cho dù chính sách đối nội và đối ngoại của Tập ít có vẻ gì là sẵn sàng hợp tác sâu đậm hơn với Hoa Kỳ, Washington không nên mắc phải vào việc coi mối quan hệ với Trung Quốc là một cuộc đọ sức. Đối xử Trung Quốc như là một kẻ cạnh tranh hay kẻ địch chỉ đổ thêm vào giọng điệu bài phương Tây của Tập, làm suy yếu những ai ở Trung Quốc đang thúc đẩy cho tiếng nói trung hòa, và chẳng giúp ích gì để gia tăng sự hợp tác song phương và có phần giảm bớt sự tiến triển của Hoa Kỳ. Thay vì thế Nhà Trắng nên đặc biệt để ý đến sự triển khai của các chính sách của Tập, tận dụng những lợi thế mà chúng có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và đẩy lui những chuyện làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ. Đối mặt với sự bất định của tương lai của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải uyển chuyển và ứng phó nhanh chóng.
Elizabeth C. Economy, ấn bản tháng 11/12 2014, Foreign Affairs
Neofob chuyển ngữ
ELIZABETH C. ECONOMY là Thành viên Cao cấp của C.V. Starr và là Tổng giám đốc của Nghiên cứu Châu Á ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
Nguồn: http://fam.ag/1sKXjQZ
Cước chú:
[1]: Rule of Law. Xem bài viết của Đỗ Kim Thêm về khái niệm này trong tiếng Việt. Bài viết đăng trên danluan.org, 28 tháng 2, 2011 [ND] http://bit.ly/14xMXwk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét