Khi ngày càng có nhiều người sống thọ cả thế kỷ, không ít câu hỏi đã được đặt ra về việc liệu chúng ta có thể sống đến bao lâu, và cần phải làm những gì để đạt được đến độ tuổi đó.
Báo cáo ‘Nghệ thuật kéo dài tuổi thọ’ đã được Bác sỹ Huseland công bố hồi năm 1797 sau suốt 8 năm nghiên cứu.
Ông đã xác định nhiều yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ: Bữa ăn kèm nhiều rau, giảm khẩu phần thịt và đồ ngọt, lối sống năng động, chăm sóc răng tốt, tắm bằng nước ấm hàng tuần, xem trọng giấc ngủ, môi trường sống trong lành, sinh ra trong gia đình có cả bố lẫn mẹ đều sống thọ.
Trong phần kết luận nghiên cứu của mình, ông nói “tuổi thọ con người có thể được kéo dài gấp đôi so với giới hạn hiện nay mà không khiến các hoạt động hay sự hữu ích của chúng ta bị ảnh hưởng”.
Nếu các điều kiện cần thiết được hội tụ đủ, Huseland cho rằng tuổi thọ con người có thể kéo dài đến 200 năm.
Thế nhưng ngoài trí tưởng tượng của một vị bác sỹ ở thế kỷ 18 ra, chúng ta còn những bằng chứng khả tín nào khác?
James Vaupel, giám đốc một viện nghiên cứu về tuổi thọ con người tại Rostock, Đức, cho biết cứ mỗi một thập niên, tuổi thọ con người lại tăng thêm hai năm rưỡi.
Nói một cách khác, chúng ta đang ngày càng sống thọ hơn.
Số người sống thọ 100 tuổi trên toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp 10 lần từ năm 2010 - 2050.
Theo Huseland, yếu tố quyết định điều này nằm trong gen của bố mẹ bạn.
Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng của những người sống thọ cả thế kỷ không chỉ là do vấn đề gen.
Những cải thiện về môi trường sống của chúng ta đang giúp cho ta sống thọ và sống khoẻ hơn.
Các yếu tố này bao gồm cải thiện trong chăm sóc y tế, các dịch vụ công cộng như nước sạch, không khí sạch, tiến bộ về giáo dục.
“Yếu tố quyết định dường như là tiền bạc và chăm sóc y tế,” Vaupel nói.
Tuy nhiên, những gì mà y tế và điều kiện sống mang lại vẫn khiến nhiều người chưa thoả mãn, trong khi các bài tập thể dục để kéo dài tuổi thọ lại không được tiếp đón nồng nhiệt.
Vô giới hạn
Vì sao chúng ta bị lão hoá?
“Mỗi ngày trôi qua, cơ thể chúng ta bị những tổn thương không thể tự phục hồi,” ông Vaupel nói.
“Và chính điều này dẫn đến các bệnh về tuổi già”.
Thế nhưng điều này không tác động đến tất cả các loài.
Ví dụ như giống Hydra, một loài có cấu tạo gần giống như sứa, có thể tự phục hồi các vết thương và có khả năng tự huỷ các tế bào nếu chúng bị tổn thương nặng đến nỗi không thể tái tạo.
Ở cơ thể con người, các tế bào bị tổn thương này có thể biến thành các khối u ung thư.
“Loài Hydra dồn hết năng lượng trong cơ thể cho việc tái tạo, thay vì tái sản xuất,” ông nói.
“Trong khi đó con thể con người lại chủ yếu sử dụng chất cho việc tái sản xuất, đây là sự khác nhau trong chiến lược sinh tồn giữa hai loài.”
Loài người có thể có tuổi thọ rất thấp, nhưng khả năng sinh sôi nảy nở giúp nhân loại khắc phục điểm yếu này.
“Giờ đây, cái quan trọng là làm sao đẩy mạnh hoạt động tái tạo trong cơ thể thay vì sử dụng tất cả các năng lượng đó để trở nên béo phì”, ông Vaupel nói.
“Trên lý thuyết điều này là hoàn toàn có thể, dù chưa ai biết cách phải thực hiện nó như thế nào”.
“Nếu một lúc nào đó mà quá trình gây tổn thương cho các tế bào của chúng ta bị chặn đứng, chúng ta sẽ không còn giới hạn về tuổi thọ.”
Trong trường hợp dó, con người sẽ không còn đối mặt với cái chết.
“Sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta có thể sống trong một thế giới nơi mà cái chết chỉ là sự lựa chọn.”, ông Gennady Stolyarov, một triết gia và là tác giả cuốn ‘Cái Chết Là Sai Trái’, nhận định.
“Ngay lúc này, tất cả chúng ta đều nhận án tử hình, dù bản thân không làm gì sai để phải hứng chịu điều đó”.
Frank Swain là Biên tập viên chuyên mục Cộng đồng của báo New Scientist, tác giả cuốn How To Make A Zombie, và là cây bút tự do viết về khoa học cho Mosaic, Wired, Slate, BBC Radio 4, và các ấn phẩm khác.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét