Pages

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Mỹ-Ấn kêu gọi bảo đảm tự do lưu thông tại Biển Đông

mediaThủ tướng Ấn N. Modi (trái) và tổng thống Mỹ, B. Obama, dự lễ duyệt binh nhân ngày Cộng Hòa, 26/01/2015.REUTERS/Stephen Crowley
    Trong một bản tuyên bố chung kết thúc chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh đạo hai nước nhận định tầm quan trọng « an ninh hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt tại biển Nam Trung Hoa »tức Biển Đông. Bắc Kinh phản ứng tức khắc kêu gọi New Delhi « đừng rơi vào bẫy » của Washington.







    Trong bài diễn văn đọc ngày 27/01/2015 tại New Delhi, tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố “Hoa Kỳ hoan nghênh vai trò lớn mạnh của Ấn Độ trong vùng châu Á Thái Bình Dương, nơi mà quyền tự do lưu thông phải được duy trì. Mọi xung khắc phải được giải quyết ôn hòa, không sử dụng vũ lực ».
    Lời tuyên bố này có cùng nội dung với bản tuyên bố chung công bố hôm Chủ nhật, sau những cuộc thảo luận song phương giữa lãnh đạo Mỹ và thủ tướng Ấn Narendra Modi, một nhân vật có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc hơn là các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.
    Theo AFP, sự kiện tổng thống Obama cùng thủ tướng Modi khẳng định quyền tự do giao thông « trên biển và trên không đặc biệt tại Biển Đông » cho thấy Hoa Kỳ kỳ vọng vào Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Tuy hai nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh Bắc Kinh đang lấn chiếm vùng biển Đông Nam Á và có ý đồ thành lập vùng nhận dạng phòng không tại đây, Hoa lục đã lập tức phản ứng.
    Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Mỹ và Ấn Độ không nên lo xa vì « giao thông trong biển Nam Hải vẫn ổn định » và « mọi tranh chấp sẽ được giải quyết song phương bằng tham khảo ý kiến ».
    Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc để cho báo chí của đảng nhiệm vụ công kích. Trong một bài bình luận, Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi New Delhi đừng rơi vào âm mưu của Hoa Kỳ, trong chiến lược chuyển trục, lôi kéo Ấn Độ vào liên minh bao vây Trung Quốc.
    Bắc Kinh cũng đem lợi nhuận kinh tế ra để chiêu dụ Ân Độ với lời kêu gọi « nâng cao quan hệ chiến lược » kể cả trợ giúp, có điều kiện, trong vấn đề hạt nhân.

    Không có nhận xét nào: