A man walking by sculptures during a Crayon Shin-chan exhibition in Shenyang, northeast China's Liaoning province on This photo taken on July 11. (STR/AFP/Getty Images)
Một người đàn ông đi qua các tác phẩm điêu khắc trong một cuộc triển lãm Crayon Shin-chan ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc của Trung Quốc. Chụp ngày 11 tháng 7. (STR / AFP / Getty Images)
Tạp chí Economic Intelligence Team  của Viện nghiên cứu Daiwa đã công bố một báo cáo cho thấy kịch bản nhiều khả năng nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc là giảm GDP tới 20% ​​trong thập kỷ này.
“Không hề nói quá khi nhằm nhấn mạnh rằng điều này đặc biệt quan trọng cho người chơi trên thị trường tài chính toàn cầu”, báo cáo cho biết.

Trong khi hầu hết mọi người biết rằng Trung Quốc đã tạo ra một bong bóng khổng lồ của nợ và đã phân bổ không đúng cách hầu hết các quỹ đang có, Daiwa đã thực hiện một số tính toán để lượng hóa một cách rõ hơn cho vấn đề này, và các số liệu thu được cho kết quả không được tốt.
Source: McKinsey
Nguồn: McKinsey
Bản báo cáo cho biết thực tế là Bắc Kinh đã bơm quá nhiều tiền cho chi tiêu về cơ sở hạ tầng, mà phần lớn các khoản chi này không tạo ra doanh thu cần thiết.
Dù rằng các nhà phân tích đưa ra một lối thoát để chế độ Trung Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, số lượng lớn các khoản vay không hiệu quả và các khoản đầu tư xấu cuối cùng sẽ trở thành một trở ngại quá khó để vượt qua. “Rất có khả năng là nhà nước Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối đe dọa của một sự sụp đổ tài chính”, ngay cả khi chính quyền trung ương can thiệp vào, báo cáo cho biết.
Điều then chốt là Bắc Kinh đã sử dụng một lượng lớn các nguồn tài nguyên khiến giá than, sắt, thép, dầu buộc phải tăng trong những năm bùng nổ kinh tế, và khi dư thừa công suất, nhà nước Trung Quốc đã buộc phải giảm giá bán của các sản phẩm này .
Source: Visual Capitalist
Nguồn: Visual Capitalist
Nếu là một nhu cầu thực và tạo ra giá trị thực, thì giá của sản phẩm bán ra sẽ tăng chứ không phải giảm xuống.
Nguồn: tradingeconomics.com
Nguồn: tradingeconomics.com
“Trung Quốc vẫn tiếp tục phụ thuộc vào sự tích lũy vốn, chủ yếu đến từ các khoản chi tiêu công, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, và kết quả là điều này đã làm hại nhiều hơn lợi đối với sự tiến bộ về mặt thực chất”, báo cáo cho biết.
Theo Daiwa, việc lãng phí các nguồn tài nguyên và việc sử dụng không hiệu quả của vốn và của nguồn lao động sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn của tình hình – theo nghĩa tiêu cực. Trong trường hợp tốt nhất, điều này có nghĩa là một sự tăng trưởng 4% cho chi phí vốn (thay vì 10-20% như trong thập kỷ qua) và một sự gia tăng 0% của GDP. Tuy nhiên, điều này sẽ không phải là kịch bản có khả năng nhất.
Trong tất cả các tình huống rủi ro có thể xảy ra, thực tế nhất sẽ là sự sụp đổ của nền kinh tế của Trung Quốc, báo cáo cũng cho biết.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã không viết thuyết minh cho điều này , nhưng con số GDP sẽ giảm 20% quanh các năm 2017-2018 đã được thể hiện trong biểu đồ màu xanh lá cây ở góc dưới bên phải hình dưới đây.
Tính toán của Daiwa về tốc độ tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc. (Daiwa Institute of Research)
Tính toán của Daiwa về tốc độ tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc. (Daiwa Institute of Research)