Một nhà đầu tư biểu đạt thái độ trong khi đứng trước bảng cổ phiếu tại một doanh nghiệp chứng khoán ở Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 24 tháng 8 năm 2015 (STR/AFP/Getty Images)
Một nhà đầu tư biểu đạt thái độ trong khi đứng trước bảng cổ phiếu tại một doanh nghiệp chứng khoán ở Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 24 tháng 8 năm 2015 (STR/AFP/Getty Images)
Hãy cẩn thận với những gì bạn mong muốn. Trong trường hợp của Trung Quốc, họ mong muốn động lực thị trường giữ vai trò quyết định hơn nữa trong nền kinh tế được định hướng tập trung. Chính sách này hoạt động tốt khi kinh tế đi lên, nhưng nhiều người quên rằng cũng có khi kinh tế tụt dốc.
Trường hợp tâm điểm: cổ phiếu Trung Quốc mất 8,5% hôm thứ Hai ngày 24 tháng 8, xóa sổ tất cả các đợt tăng điểm phi mã trong cả năm.

Lý do: các nhà chức trách đã thực sự từ bỏ thị trường chứng khoán. Trước đây họ ra sức bảo vệ chỉ số sàn ở mức 3500 điểm, nhưng nó đã rơi xuống dưới mức này chỉ trong tích tắc của ngày 24 tháng 8.
Các nhà đầu tư thị trường đã từng nài nỉ ngân hàng trung ương can thiệp nhiều hơn vào thứ sáu tuần trước đó, vậy nên, thật là kỳ lạ khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không còn làm theo yêu cầu cắt giảm thêm lãi suất. Họ cũng không sử dụng đồng nào trong gói ứng cứu 300 tỷ USD dành để hỗ trợ thị trường chứng khoán (trong đó 160 tỷ USD đã tung ra và vô tác dụng).
The Chinese stock market has erased all gains for the year 2015 (Google Finance)
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã xóa tất cả các đợt tăng điểm phi mã trong năm 2015 (Google Finance)
Có một vài nguyên nhân lý giải vì sao các nhà chức trách không tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán.
  • Họ đang bận rộn neo giữ đồng tệ kể từ sau động thái phá giá bất ngờ cách đây hai tuần. Tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và Đô la Mỹ hầu như không thay đổi hôm thứ Hai ngày 24 tháng 8.
  • Họ thực sự muốn xem thị trường sẽ phản ứng đến mức độ thế nào.
  • Họ nghĩ rằng cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa hoặc mua vào trực tiếp không có mấy tác dụng.
  • Chính quyền đã bị mất kiểm soát.
Tất nhiên, phần nhiều các nhà đầu cơ ít hiểu biết và dùng đòn bẩy tài chính cao trên thị trường vẫn bám trụ lại thị trường chính vì các nhà chức trách cho biết họ sẽ trợ giá. Bây giờ họ đã mất hết hy vọng và đang bán ra trước cả “cuộc gọi ký quỹ” (margin call).
Nhưng không chỉ có Trung Quốc đang có động thái bán ra. Vào thứ Hai, chứng khoán phái sinh Mỹ chạm ngưỡng giới hạn dưới và thị trường chứng khoán bị hoãn lại vì giá không ngừng lao dốc (Dow Jones Industrial Average giảm 5% là một ví dụ).
Mặc dù thực tế Trung Quốc khá cách biệt với hệ thống tài chính thế giới, nhưng động thái phá giá bất ngờ, cơn suy thoái thị trường chứng khoán, và các dữ liệu kinh tế ảm đạm đã làm các nhà đầu tư toàn cầu hoảng loạn.
Họ đang rút tiền ra khỏi các tài sản rủi ro như cổ phiếu và bỏ vào trái phiếu chính phủ Mỹ và Đức. Họ cũng đang rút tiền ra khỏi các nước lãi suất cao mà họ từng đầu tư để kiếm lợi (Trung Quốc, những thị trường mới nổi và Hoa Kỳ) và đang chở tiền mặt về nhà hoặc trả lại nơi mà họ đã mượn.
Đây là chiến lược kinh doanh chênh lệch lãi suất phổ biến đang diễn ra và hiện nay ngay cả đồng đô la cũng mất giá vì lẽ đó và đồng euro và đồng yên đang đi lên.
Một khi bắt đầu, việc bán tháo hàng loạt thật khó dừng lại, bởi vì nó dẫn đến một loạt các cuộc gọi ký quỹ trên toàn cầu và các ngân hàng trung ương như Fed và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ bị yêu cầu hành động một lần nữa.