A People's Liberation Army guard stands guard at Bayi Building in Beijing on February 21, 2014. The Chinese regime uses special agents to threaten Chinese expats and their families. (Lintao Zhang/AFP/Getty Images)
Quân đội Giải phóng nhân dân bảo vệ tòa nhà Bát Nhất tại Bắc Kinh ngày 21 tháng hai, năm 2014. Chính quyền Trung Quốc sử dụng các đặc vụ để đe dọa những người Trung Quốc lưu vong và gia đình của họ. (Lintao Zhang / AFP / Getty Images)
Chính quyền Trung Quốc đang gửi các điệp viên ra nước ngoài để bắt giữ phi pháp và dẫn độ các cựu quan chức bị truy nã vì tham nhũng. Trái ngược với các bài báo đưa tin về nội dung này, động cơ thật sự không phải là chống tội phạm. Theo một cựu điệp viên Trung Quốc, hành động này nhằm ngăn chặn việc rò rỉ thông tin.
Thông qua một chương trình tên là “Chương trình Săn Cáo”, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gửi những điệp viên ra nước ngoài để đe dọa và quấy rối những công dân bị truy tố vì tội tham nhũng ở Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao đã cảnh báo các lãnh đạo ĐCSTQ hãy ngừng những hoạt động này.

Theo tờ New York Times, Bộ Công an ĐCSTQ gửi đi những đặc vụ này. Kể từ năm 2014, chương trình này đã dẫn độ được 930 nghi phạm, trong đó chỉ 70 người là tình nguyện về nước.
ĐCSTQ gọi chương trình này là một nỗ lực để thúc đẩy thực thi pháp luật Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ – và chiêu bài này được các tờ báo quốc tế tích cực hưởng ứng – nhưng sự thực không phải như vậy. Chương trình này được phát động vì quan ngại rằng các cựu quan chức Trung Quốc tị nạn nước ngoài có thể tiết lộ những thông tin nội bộ của ĐCSTQ.
Lu Dong, cựu lãnh đạo đặc vụ của ĐCSTQ, hiện nay là nhà phê bình về chế độ cho biết“ Tất cả những người này đều là những người am hiểu nội tình của chế độ, họ có thể viết bài, đăng tải trực tuyến, và tiết lộ thông tin mật”
Danh sách truy quét của ĐCSTQ bao gồm cựu quan chức, doanh nhân, các sĩ quan quân đội – những người am hiểu về các chính sách của ĐCSTQ.
Bằng việc đặt những nhân vật nói trên vào tầm ngắm, ông Lu nói, có khả năng cao là những người này sẽ tìm kiếm sự bảo vệ từ chính quyền địa phương. Một khi điều này xảy ra, họ sẽ công bố cởi mở hơn về ĐCSTQ, thậm chí là tiết lộ các bí mật.
Ông Lu nói “Những nhân vật này là những cán bộ đã làm việc nhiều năm trong bộ máy nhà nước Trung Quốc”, do đó họ có thể trở thành những người bất đồng chính kiến đầy quyền lực và có sức ảnh hưởng – đây là điều ĐCSQT lo ngại nhất.
Kể cả họ không sẵn sàng bước ra, ĐCSTQ vẫn luôn coi họ là những hiểm họa tiềm năng. Ông Lu cho rằng mọi tin tức truyền thông ở Trung Quốc đều có thể đe dọa ĐCSTQ, do đó họ chủ động kiểm soát các bài viết tường thuật sự kiện qua các tờ báo nhà nước và kiểm duyệt Internet chặt chẽ.
Những quan chức này biết được sự thật được che giấu đằng sau mỗi sự kiện, ông Lu nói “ Nếu họ sống ở Mỹ, và trong thời gian rảnh rỗi họ đọc báo và bình luận một cách nặc danh trên blog, họ có thể tiết lộ những bí mật”.
Sự nhận thức của ĐCSTQ về vấn đề này thể hiện trong một bài xã luận vào ngày 18 tháng 8 trên tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times)
Bài viết cho rằng “Chương trình Săn Cáo đang được tiến hành trên phạm vi toàn cầu” và nhận định “ Mỹ trở thành một nơi ẩn náu cho quá nhiều các quan chức tham nhũng của Trung Quốc.”
Bài viết bày tỏ quan điểm “một số quan chức Mỹ thực ra rất vui vẻ khi ngày một nhiều các quan chức tham nhũng bỏ trốn đến Mỹ” và “ một vài người trong số đó có thể trở thành quân bài tẩy để Mỹ chống lại Trung Quốc.”
Trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 17 tháng 8, Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao John Kirby từ chối bình luận về lời khẳng định cụ thể của chính quyền Obama, cảnh báo rằng ĐCSTQ không nên tiếp tục gửi các đặc vụ đến lãnh thổ của Mỹ để thực hiện các vụ bắt bớ.
Tuy nhiên Kirby nói rằng, “đây là tội hình sự” đối với bất kỳ cá nhân nào “hoạt động trên đất nước Mỹ với tư cách thi hành pháp luật của một quốc gia khác” mà không thông báo cho Bộ Tư Pháp, trừ một số ngoại lệ.
Ông nói rằng Mỹ rất ít hợp tác với Trung Quốc trong việc thực thi pháp luật, và lưu ý rằng họ sẽ tiếp tục nói với các quan chức ĐCSTQ là nếu họ muốn Mỹ hợp tác điều tra hay bắt giữ thì ĐCSTQ cần cung cấp “những bằng chứng rõ ràng, quan trọng và thuyết phục”.

Quấy rối những người xa xứ

Tuy “Chương trình Săn Cáo” chỉ vừa bắt đầu trong thời gian gần đây, nhưng việc ĐCSTQ sử dụng đặc vụ để quấy rối những người Trung Quốc lưu vong ở nước ngoài không phải là điều mới lạ.
Với những người Trung Quốc sống lưu vong ở các nước bao gồm Mỹ và Canada, việc họ và gia đình bị đặc vụ của ĐCSTQ đe dọa đã thành chuyện thường tình nếu họ dám lên tiếng chống đối ĐCSTQ.
Miss World Canada Anastasia Lin, in New York City on June 13. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)
Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin, tại thành phố New York vào ngày 13 tháng 6. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
Một trong những trường hợp cá biệt là Anastasia Lin, một diễn viên, người mẫu và gần đây đăng quang Hoa hậu thế giới Canada. Cô đã xác nhận điều này trước Quốc hội Mỹ vào ngày 23 tháng 7.
Cô Lin là một người ủng hộ nhân quyền và là học viên Pháp Luân Công, môn khí công bị đàn áp dã man ở Trung Quốc từ năm 1999. Một thời gian ngắn sau khi đăng quang Hoa hậu thế giới Canada ở Vancouver vào ngày 16 tháng 5, các đặc vụ cùng với ĐCSTQ bắt đầu đe dọa bố cô hiện vẫn đang sống ở Trung Quốc.
Cô Lin tại phiên điều trần của Ủy ban điều hành Quốc hội về Trung Quốc nói rằng “Khi tôi đăng quang Hoa hậu thế giới Canada, cha rất tự hào về tôi”, cô cũng lưu ý rằng cha mình đã nhận được hàng trăm lời chúc mừng.
Cô Lin tiếp tục phát biểu “ nhưng chỉ vài ngày sau đó, thái độ cha tôi đột ngột thay đổi. Ông nói rằng tôi phải dừng việc ủng hộ nhân quyền tại Trung Quốc, hoặc ông buộc phải cắt liên lạc với tôi”
Cô nói “ Tôi hiểu rằng cha tôi bị đặc vụ an ninh Trung Quốc hỏi thăm, họ đã buộc ông gây áp lực cho tôi bằng cách này.”
Báo Đại Kỷ Nguyên đã phơi bày những trường hợp tương tự của người dân Trung Quốc tại Canada, khi gia đình của họ tại Đại lục bị ĐCSTQ đe dọa vì thân nhân ở nước ngoài đã lên tiếng bênh vực nhân quyền.
Nhà hoạt động người Tây Tạng Tsewang Dhondup nói với từ Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua email rằng “Phần lớn những nhà hoạt động nhân quyền nào trốn khỏi Tây Tạng đều trực tiếp gặp vấn đề này.”
Joe Wang, Giám đốc của truyền hình Tân Đường Nhân Canada, nhận một cuộc gọi vào năm 2012 từ số máy của gia đình anh trai ở tỉnh An Huy phía Đông Trung Quốc. Nhưng khi trả lời, điều kỳ lạ là người nói chuyện với ông lại là một đặc vụ từ Bộ Công an của Trung Quốc.
Người đặc vụ cảnh cáo ông Wang vì Tân Đường Nhân có những thông tin chỉ trích ĐCSTQ. Tân Đường Nhân là một kênh truyền hình độc lập, một công ty truyền thông chị em với tờ báo Đại Kỷ Nguyên.
Xia Xiaoquiang, bình luận viên của tờ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, sống ở Na Uy, phát biểu vào cuối tháng 5 rằng đặc vụ Trung Quốc bắt đầu đe dọa gia đình ông.
Ông Xia nói vào ngày 19 tháng 5 rằng ông nhận một cuộc gọi từ cha và anh trai ở Trung Quốc yêu cầu ông ngừng viết. Họ bị đặc vụ của Bộ Công an Trung Quốc theo dõi, họ gọi ông là “lực lượng phản cách mạng”, và đưa cho gia đình một bức thư yêu cầu “bắt giữ” ông.
Họ cũng đe dọa gia đình ông Xia rằng nếu ông không ngừng viết “toàn bộ gia đỉnh sẽ không được sống bình yên”.
Judy Chen, 56 tuổi, một công dân New York, di cư từ Đài Loan sang Mỹ vào năm 1981, nói với Đại Kỷ Nguyên trong một cuộc phỏng vấn rằng “Một điều rất phổ biến ở Trung Quốc là nếu bạn nói về ĐCSTQ, cho dù giữa những đồng nghiệp với nhau, người kia sẽ yêu cầu bạn cẩn trọng với phát ngôn của mình”. Ông Chen là một học viên Pháp Luân Công và là người bênh vực nhân quyền ở Trung Quốc.
Theo ông Lu, việc ĐCSTQ gửi những đặc vụ đến bắt giữ bất hợp pháp và dẫn độ các quan chức đào tẩu đã xảy ra trong nhiều năm.
Ông nói rằng người bạn ông quen biết ở New York từng là cố vấn cho lãnh đạo tỉnh Sơn Đông cho hay “Họ bắt giữ cha mẹ anh trước, sau đó họ gửi một ai đó đến đưa đứa con trở về. Đây là chuyện xảy ra từ 3 năm trước”.
“Họ không phải cảnh sát”, ông Lu lưu ý rằng ĐCSTQ thường triển khai lực lượng đặc vụ thông qua đại sứ quán hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
Ông Lu phát biểu “ Tôi biết rất nhiều các chương trình họ đã tiến hành, thậm chí trong nhiều năm trước. Vấn đề tình báo của Trung Quốc là rất lớn. Rất lớn”.