Ngày 3 tháng 9, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một trong những cuộc diễu binh lớn nhất trong lịch sử nước này: hơn 10.000 binh sĩ, 27 đội hình xe tăng và xe bọc thép, 10 phi đội máy bay chiến đấu và một chương trình trình diễn các loại vũ khí mới nhất của Trung Quốc. Trước khi tiến hành cuộc diễu binh, sự kiện này đã khuếch đại sự căng thẳng trong khu vực.
Trên bề mặt, mục tiêu là cuộc diễu binh kỷ niệm lần thứ 70 thất bại của Nhật Bản trước Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị Trung Quốc lập luận rằng có một lời giải thích thuyết phục hơn cho sự kiện này và nó không liên quan đến kẻ thù ngoại bang.
Thay vì đánh dấu sự thất bại của Nhật Bản cách đây 70 năm, sự kiện hoành tráng và phô trương này có thể được hiểu đúng nhất là như thế này: đây là cơ hội để lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình chứng minh cho các đối thủ trong Đảng thấy rằng hiện giờ ông đã nắm toàn quyền đối với quân đội – viên ngọc tối thượng trên vương miện của một nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, theo phương châm của cựu độc tài Trung Quốc Mao Trạch Đông rằng quyền lực sinh ra từ nòng súng.
“Một khi kiểm soát được quân đội, ông ta [Tập] sẽ kiểm soát được tất cả”, ông Trình Hiểu Nông, một trí thức độc lập chuyên về kinh tế và chính trị của Trung Quốc hiện đang sống ở New Jersey, Mỹ cho biết.
“Mục đích chính của lễ diễu binh là để chỉ ra rằng Tập Cận Bình nóng lòng muốn tuyên bố quyền kiểm soát tuyệt đối của mình”, ông Trình nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Một sự kiện bất thường
Hầu như tất cả mọi người đều đồng ý rằng sự kiện này là hy hữu: các cuộc diễu binh với quy mô lớn đã được tổ chức 10 năm một lần kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa. Mỗi một lãnh tụ của Đảng đã tổ chức một cuộc diễu binh như vậy: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Thông thường, trong một sự kiện như vậy, lãnh tụ bình thản quan sát lễ diễu binh trên Quảng trường Thiên An Môn, có một bài phát biểu với binh sĩ và quần chúng nhân dân, sau đó đi vào một chiếc xe mui trần màu đen lớn và đứng lộ nửa người để thị sát đội ngũ. Nhiều nhà bình luận và cư dân mạng Trung Quốc đã nhân cơ hội này để thu hút sự chú ý và nhạo báng những thứ được cho là có tính phát xít và lỗi thời của nghi lễ.
Theo lịch trình thông thường, ông Tập Cận Bình sẽ phải chờ đợi cho đến năm 2019, khi kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập của CHND Trung Hoa để thực hiện một cuộc diễu binh như vậy.
Tuy nhiên, ĐCSTQ đã tuyên bố ngày 3 tháng 9 là một ngày quốc lễ mới và dàn dựng lễ diễu binh hoành tráng này để biểu thị sức mạnh của quân đội Trung Quốc.
Một ý tưởng như vậy sẽ không thể nào được Quân ủy Trung ương (cơ quan của Đảng kiểm soát các lực lượng vũ trang) chấp nhận nếu ông Tập Cận Bình chưa nắm được quyền kiểm soát tối cao – theo ông Trần Phá Không, một tác giả đã từng viết nhiều cuốn sách về văn hóa chính trị của Trung Quốc.
“Nếu đó là Hồ Cẩm Đào thì Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương chắc chắn sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Giang Trạch Dân” và ông Hồ sẽ không có khả năng để thực hiện một buổi lễ như vậy, ông Trần nói.
Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình đã dồn cả sức lực vào một chiến dịch làm trong sạch đội ngũ đảng, với mục tiêu loại bỏ các quan chức dạng như thế và những ai có liên quan đến cựu lãnh đạo độc tài Giang Trạch Dân. Trong số đó có cả những quan chức tên tuổi lớn, đứng đầu là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật – Chu Vĩnh Khang – người nắm quyền lãnh đạo Bộ An ninh, hệ thống tư pháp và các trại giam, trại lao động và nhiều lĩnh vực khác. Một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng gồm hai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương – Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng – cả hai được biết đến như những người ủng hộ trung thành của Giang Trạch Dân.
“Lễ diễu binh này không phải là một sự kiện thường xuyên. Đây là một điều ngạc nhiên, điều đặc biệt, là điều không bình thường “, ông Trần nói. “Rõ ràng là qua sự kiện này có thể thấy rằng ông Tập hiện đang kiểm soát quân đội”.
Trung thành với nhà lãnh đạo
Nhiều nhà phân tích đã lưu ý đến một bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo, mà theo họ là đã biểu thị thẳng thừng logic chính trị của cuộc diễu binh ở Bắc Kinh.
Vương Tiễn, Phó Chỉ huy của cuộc diễu binh, đã viết rằng “một cuộc diễu binh như vậy là một lời tuyên thệ trung thành. Binh sĩ và sĩ quan của Ba thứ quân thề sẽ trung thành ủng hộ vô song đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Tập”.
Điều này đã được ông Tập nhấn mạnh khi sắp xếp trong lễ diễu binh, có một đội hình gồm các tướng quân đội diễu binh tại quảng trường Thiên An Môn và đi qua chỗ ông Tập. “Họ phải diễu hành, đánh mặt, ngước mắt, chào và tỏ lòng thành kính với Tập Cận Bình”, ông Trần Phá Không nói. “Điều này cho thấy ông Tập là cấp cao, còn họ là ở cấp thấp hơn và họ phục tùng ông ta”.
Tuy nhiên, tất cả những việc này là để “dằn mặt” đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình – ông Vương Tuấn Đào, một trí thức bất đồng chính kiến nổi tiếng Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại. “Tập Cận Bình cần phải nắm quyền kiểm soát quân đội và [sau đó] các phe phái khác của Đảng sẽ sợ hãi”.
Cuộc diễu binh này diễn ra chỉ thời gian ngắn sau một loạt hành động chống lại Giang Trạch Dân. Những hành động này bao gồm một bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo, mà mục tiêu được cho là nhắm vào Giang, yêu cầu các cựu quan chức không được can thiệp vào chính trị. Nhưng quan trọng hơn là việc gỡ bỏ tấm đá trên đó có khắc tên của Giang ở trước cổng trường Trung ương Đảng. (Sau này các cán bộ của trường nói rằng hòn đá đã được chuyển vào bên trong khuôn viên trường, nhưng không cung cấp ảnh để chứng minh điều đó).
Một trong những ẩn số lớn nhất trước cuộc diễu binh là liệu Giang Trạch Dân sẽ tham dự sự kiện này. Các biên tập viên ấn bản tiếng Trung của Epoch Times đưa tin theo nguồn tin của báo, Giang đã có một yêu cầu như vậy, nhưng do căng thẳng chính trị hiện tại, vẫn chưa rõ kết quả cuối cùng.
Cuối cùng, Giang đã xuất hiện bên cạnh Tập trong thời gian diễn ra cuộc diễu binh, trên lễ đài ở Thiên An Môn. Hơn nữa, cũng quan sát thấy cả hai đã trao đổi với nhau vào một số thời điểm. Cảnh này làm nhớ lại tương tác của các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Lý Bằng và Triệu Tử Dương vào năm 1989, trước cuộc thảm sát Thiên An Môn và thanh trừng trong Đảng, khi các quan chức cấp cao đã cố thể hiện để che giấu sự đối đầu.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ sự xuất hiện của Giang trong cuộc diễu binh có ý nghĩa gì. “Tập Cận Bình cho chuyển phiến đá có khắc chữ của Giang, công bố một bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo”, ông Trần Phá Không nói. “Nếu Tập để Giang xuất hiện [trong lễ diễu binh], có thể là tất cả những điều ấy chẳng vì mục đích gì cả”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét