Theo bảng xếp hạng mới nhất được đăng tải trên tờ Business Insider, Việt Nam đứng thứ 21 trong danh sách 126 lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới.
Ngày 15-9, trang web Global Firepower đã tổng hợp, thống kê và cập nhật sức mạnh quân sự của 126 trên thế giới để đưa ra bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2015. Trong đó, đánh giá sức mạnh quân sự của Việt Nam đứng hàng 21 thế giới.
Theo bảng xếp hạng này, hiện top 10 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới lần lượt là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm nay, từ vị trí thứ 7 đến thứ 10 có sự thay đổi so với năm ngoái là Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Năm 2015, Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc tạo thành bộ ba hùng mạnh nhất về quân sự trong số các cường quốc thế giới, điều này thể hiện rõ trong các chỉ số về sức mạnh quân sự toàn cầu trong nghiên cứu của các chuyên viên cổng thông tin Global Firepower.
Xếp thứ nhất trong danh sách, cũng như năm ngoái, là Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Yếu tố then chốt đối với vị trí thủ lĩnh của Hoa Kỳ là ngân sách quân sự vượt trội Nga và Trung Quốc, bất kể cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc từ 612 tỷ USD xuống còn 577 tỷ USD.
Mỹ nghiễm nhiên chiếm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng |
So với Moscow, Bắc Kinh đang chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng nhưng Global Firepower đánh giá rằng Nga có tiềm năng quân sự vượt hơn Trung Quốc do chiếm ưu thế về cơ số đơn vị thiết bị, chẳng hạn như xe tăng là 15.398 chiếc so với 9.150 chiếc.
Vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng thuộc về một thành viên khác của nhóm BRICS là Ấn Độ. Trong số các nước châu Âu, Global Firepower đánh giá Anh cao hơn cả và được xếp ở hàng thứ năm. Các nước còn lại trong top 10 bao gồm Pháp, Hàn Quốc, Đức, Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đwọc biết, bảng xếp hạng các nước hàng đầu thế giới về quân sự do Global Firepower công bố được đánh giá dựa vào chỉ số Global Firepower Index (chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, gọi tắt GFI) tại địa chỉ globalfirepower.com.
Theo cách tính của Global Firepower, tất cả các chỉ số đều được quy ra điểm (PwrIndx), điểm càng thấp thì sức mạnh quân sự càng lớn và số điểm “PwrIndx” lý tưởng là 0,0000.
Nga vẫn giữ được vị trí số 2 so với năm ngoái |
Để có được bảng xếp hạng này, Global Firepower đã đánh giá dựa trên 50 yếu tố có ý nghĩa quyết định về khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường như các yếu tố liên quan đến nguồn lực con người, tài nguyên, tài chính, sức mạnh của các quân bình chủng, khả năng huy động hậu cần...
Với tiêu chí đánh giá này, có lẽ bảng xếp hạng của Global Firepower nên được đặt tên là “Bảng xếp hạng tiềm lực quốc phòng toàn cầu” thì hợp lý hơn là “Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu”, do “tiềm lực quốc phòng” là khái niệm rộng hơn và bao hàm cả “sức mạnh quân sự”.
Tiềm lực quốc phòng là khái niệm dùng để chỉ sức mạnh quốc phòng của một quốc gia, bao hàm trong nó là sức mạnh quân sự (của các lực lượng vũ trang) và nguồn lực tổng hợp của quốc gia có thể huy động cho chiến tranh.
Yếu tố thứ 2 thể hiện trong bảng xếp hạng ở các tiêu chí: Nguồn lực con người, nguồn lực dầu mỏ, khả năng huy động hậu cần, kinh tế, địa lí…
Một hạn chế nữa là những yếu tố mang tính chất quyết định đến sức mạnh quân sự và tư cách của một cường quốc như vũ khí hạt nhân hay tên lửa đạn đạo liên lục địa, mặc dù có liệt kê nhưng không được Global Firepower tính đến như một tham số để xây dựng trật tự bảng xếp hạng.
Việt Nam được Global Firepower xếp ở vị trí 21 trong bảng xếp hạng |
Nguyên nhân được trang này lý giải là để cho phép so sánh một cách cân bằng giữa những nước nhỏ, nhưng có công nghệ tiên tiến với những nước lớn nhưng không đầu tư nhiều vào quân sự. Tuy nhiên, đây là phép cào bằng khiến bảng xếp hạng được coi là chưa thật sự chính xác.
Dựa trên 50 chỉ tiêu thu thập được từ CIA và các báo cáo truyền thông, Global Firepower đánh giá dẫn đầu bảng xếp hạng là Mỹ với số điểm là 0,1661. Nga xếp thứ hai và Trung Quốc xếp thứ ba với số điểm lần lượt là: 0,1865 và 0,2315. Ấn Độ là 0,2695, Anh là 0,2743.
Năm nay, Việt Nam được Global Firepower đánh giá đứng thứ 21 trên bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu. Như vậy, theo bảng xếp hạng trên trang web này, Việt Nam đã tiến 2 bậc so với năm 2014, với chỉ số Global Firepower Index so với năm ngoái là 0,7024/0,8962.
Tuy nhiên, xét về trật tự xếp hạng và các tiêu chí cụ thể thì các chỉ số về lực lượng vũ trang Việt Nam trên bảng xếp hạng của Global Firepower cơ bản là vẫn giữ nguyên như trong bảng cập nhật hồi tháng 5 năm nay của họ, chưa có sự bổ sung về tàu ngầm Kilo, chiến đấu cơ Su-30MK2…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét