Quân đội Bắc Triều Tiên trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng ngày 10/10/2010.
REUTERS/Petar Kujundzic/Files
Anh Vũ_RFI
Hôm nay (19/12) đúng vào ngày loan báo tin lãnh tụ Kim Jong Il qua đời, Bắc Triều Tiên lại tiến hành bắn thử hỏa tiễn tầm ngắn ở ngoài khơi vùng duyên hải phía đông. Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết như trên, và cho biết các giới chức quân sự nước này đang chú tâm theo dõi. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận về thông tin trên.
Bắc Triều Tiên luôn được đặt trong tư thế sẵn sàng chiến tranh với người bà con miền nam Hàn Quốc. Sau năm 1953, hiệp định đình chiến được ký kết mang lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, nhưng hai miền lại không hề ký với nhau một hiệp ước hòa bình nào.
Các vụ chạm súng giữa đôi bên ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau vẫn thi thoảng xảy ra. Điển hình là vụ chiếc tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị thủy lôi bắn chim làm 46 thủy thủ thiệt mạng hồi tháng 3/2010. Rồi tiếp đó đến cuối năm 2010 miền Bắc bất ngờ nã pháo vào hòn đảo hòn đảo giáp ranh trên lãnh thổ của Hàn Quốc thuộc vùng biển Hoàng Hải, gây thiệt hại không nhỏ về người và vật chất cho miền Nam.
Những vụ việc như đã dẫn đến việc quốc tế trừng phạt Bắc Triều Tiên. Kể từ năm 1953, Bình Nhưỡng đã không ít lần bị trừng phạt của quốc tế vì những hành động ngang ngược.Các biện pháp trừng phạt khi thì bị tăng nặng, lúc thì được giảm nhẹ, tùy theo những tiến triển của thái độ nóng lạnh của Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân.
Bàn đàm phán sáu bên gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã được mở ra năm 2003 nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ hẳn chương trình hạt nhân, và được đổi lại bằng sự trợ giúp lớn của quốc tế về năng lượng và lương thực. Nhưng từ ba năm nay, chế độ Kim Jong Il đã rời bỏ bàn đàm phán.
Đất nước Bắc Triều Tiên giờ đây đang rơi vào cảnh thiếu ăn nghiêm trọng. Không phải vì trận lụt kinh hoàng hồi mùa hè năm nay, mà kể từ những năm 1990 sau khi Kim Jong Il lên nắm quyền, nạn thiếu lương thực đã làm khoảng từ 200 nghìn đến 1 triệu người dân miền bắc bị chết. Vậy nhưng điều này cũng không ngăn cản chế độ độc tài cộng sản khép kín nhất thế giới này tiếp tục chính sách cai trị dân bằng bàn tay sắt. Sùng bái cá nhân, quân đội phục tùng tuyệt đối và các trại cải tạo động khổ sai, đó là những công cụ để chính thể độc tài này buộc người dân đi theo đường lối của họ.
Các vụ chạm súng giữa đôi bên ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau vẫn thi thoảng xảy ra. Điển hình là vụ chiếc tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị thủy lôi bắn chim làm 46 thủy thủ thiệt mạng hồi tháng 3/2010. Rồi tiếp đó đến cuối năm 2010 miền Bắc bất ngờ nã pháo vào hòn đảo hòn đảo giáp ranh trên lãnh thổ của Hàn Quốc thuộc vùng biển Hoàng Hải, gây thiệt hại không nhỏ về người và vật chất cho miền Nam.
Những vụ việc như đã dẫn đến việc quốc tế trừng phạt Bắc Triều Tiên. Kể từ năm 1953, Bình Nhưỡng đã không ít lần bị trừng phạt của quốc tế vì những hành động ngang ngược.Các biện pháp trừng phạt khi thì bị tăng nặng, lúc thì được giảm nhẹ, tùy theo những tiến triển của thái độ nóng lạnh của Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân.
Bàn đàm phán sáu bên gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã được mở ra năm 2003 nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ hẳn chương trình hạt nhân, và được đổi lại bằng sự trợ giúp lớn của quốc tế về năng lượng và lương thực. Nhưng từ ba năm nay, chế độ Kim Jong Il đã rời bỏ bàn đàm phán.
Đất nước Bắc Triều Tiên giờ đây đang rơi vào cảnh thiếu ăn nghiêm trọng. Không phải vì trận lụt kinh hoàng hồi mùa hè năm nay, mà kể từ những năm 1990 sau khi Kim Jong Il lên nắm quyền, nạn thiếu lương thực đã làm khoảng từ 200 nghìn đến 1 triệu người dân miền bắc bị chết. Vậy nhưng điều này cũng không ngăn cản chế độ độc tài cộng sản khép kín nhất thế giới này tiếp tục chính sách cai trị dân bằng bàn tay sắt. Sùng bái cá nhân, quân đội phục tùng tuyệt đối và các trại cải tạo động khổ sai, đó là những công cụ để chính thể độc tài này buộc người dân đi theo đường lối của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét