Pages

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Sức mạnh khôn lường của Hương Lài

Thanh Quang, phóng viên RFA

Một năm trước đây, cuộc Cách Mạng Hoa Lài bắt đầu bùng phát tại Tunisia và rồi biến thành Mùa Xuân Ả Rập lan tỏa tới nhiều nước vùng Trung Đông, Bắc Phi khiến làm sụp đổ nhiều nhà độc tài ở đó.
Tờ Times của Anh đã vinh danh
Mohammed Bouazizi là Nhân Vật Của
Năm 2011. AFP
Mọi chuyện bắt nguồn từ một thanh niên trí thức ở Tunisia.

Nhân thời điểm đánh dấu một năm ngày mang lại Mùa Xuân Ả Rập, Thanh Quang xin trình bày một số chi tiết liên quan, và nhân tiện đề cập tới việc liệu “Hương Lài” có toả tới VN không ? Mời qúy vị theo dõi sau đây:
Nhân vật của năm 2011

Tờ The Times của Anh hôm thứ Tư 28 tháng 12 này đã vinh danh Mohammed Bouazizi – mà các bình luận gia Ả Rập gọi là “Anh hùng tuẫn tiết của Cách mạng Trung Đông và Mùa Xuân Ả Rập” – là Nhân Vật Của Năm 2011.

Cách nay khoảng 1 năm, ngày 17 tháng 12 năm 2010, thanh niên trí thức Tunisia 26 tuổi tên Mohamed Bouazizi uất ức tự thiêu vì bị cảnh sát làm nhục và tịch thu phương tiện sinh nhai mà thực chất là anh phản đối tình trạng đàn áp, bất công xã hội dưới chế độc tài Ben Ali và trở thành biểu tượng của “Cách Mạng Hoa Lài”.


Nổi bật dòng chữ ngay trang đầu của tờ báo là “ báo Times hôm nay vinh danh Mohamed Bouazizi người bán hàng rong đường phố trở thành biểu tượng tác động cho Mùa Xuân Ả Rập - là Nhân Vật Trong Năm”. Vẫn theo tờ báo thì mặc dù Bouazizi không phải nhà cách mạng, sự phản đối duy nhất thoạt đầu của anh là chất xúc tác cho làn sóng nổi dậy của người dân giúp mang lại biến chuyển cho vùng Trung Đông, dẫn tới việc loại khỏi quyền lực những nhà độc tài kỳ cựu - từ Tunisia, Ai Cập, Libya tới Yemen, và đang đe doạ tới “ngai vàng” của những nhà chuyên chế khác, nhất là Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, nơi cuộc nổi dậy ngày càng quy mô của dân chúng chống độc tài kể từ tháng Giêng, 2011 khiến hàng ngàn người tử vong.
Nổi bật dòng chữ ngay trang đầu của tờ báo là “ báo Times hôm nay vinh danh Mohamed Bouazizi người bán hàng rong đường phố trở thành biểu tượng tác động cho Mùa Xuân Ả Rập - là Nhân Vật Trong Năm

Tại Quảng trường trung ương ở TP Sidi Bouzid thuộc vùng trung bộ Tunisia, hàng chục ngàn người Tunisia cũng vưà kỷ niệm một năm ngày anh hùng Cách Mạng Hoa Lài Bouazizi tuẫn tiết, với rừng cờ, biểu ngữ, hình ảnh của những người biểu tình bị chính quyền Ben Ali sát hại.

Một thoáng Hương Lài ở Việt Nam


Giữa lúc ảnh hưởng của cuộc Cách Mạng Hoa Lài từ Tunisia vốn mở đường cho Mùa Xuân Ả Rập tiếp diễn khiến làm chấn động vùng Trung Đông, Bắc Phi thậm chí có dấu hiệu lan tới Á Châu, thì câu hỏi được nêu lên là liệu “Hương Lài” ấy có lan toả tới VN không ? Đó là chủ đề của một bài báo đăng trên tạp chí Asia Times hồi đầu năm 2011, tựa đề tạm hiểu là “VN Sẽ Là Tunisia” (Vietnam As Tunisia In Waiting by Adam Boutzan).


Quyền hành vô hạn của công an
Việt Nam. RFA file 
Bài báo của Asia Times cảnh báo rằng nếu tiến bộ kinh tế của VN trong 1 phần tư thế kỷ qua bị khựng lại thì rắc rối có thể xảy ra.
Và cũng giống như tại Tunisia, nếu tình hình trở nên xấu đi đáng ngại, nếu xảy ra 1 hoặc 2 cuộc đụng độ nhỏ nhưng gây tử vong mang tính chính nghĩa, nếu hàng chục ngàn người thách thức quyền lực hiện hành thì liệu chế độ cộng sản này có còn dựa vào lực lượng bảo vệ, tức Công an Nhân dân, được nữa hay không ?
Và cũng giống như tại Tunisia, nếu tình hình trở nên xấu đi đáng ngại, nếu xảy ra 1 hoặc 2 cuộc đụng độ nhỏ nhưng gây tử vong mang tính chính nghĩa, nếu hàng chục ngàn người thách thức quyền lực hiện hành thì liệu chế độ cộng sản này có còn dựa vào lực lượng bảo vệ, tức Công an Nhân dân, được nữa hay không ?

Nhưng, dưạ vào tình hình thực tế, nhà dân chủ Tạ Phong Tần lúc chưa bị giới cầm quyền “bắt cóc” như hiện giờ, xem chừng như không mấy lạc quan khi lưu ý tới tình trạng “im ắng” trong nước:


Tôi thấy tình hình trong nước im ắng lắm. Chưa có triển vọng gì. Ngoài một số ít người hiểu tình hình và bàn tán về diễn biến ở Trung Đông, Bắc Phi thôi, chứ số đông trong nước mình rất an phận thủ thường. Có thể nói là chưa động tới quyền lợi của mình thì vô cảm. Tôi nghĩ ở Việt Nam chưa có phong trào rầm rộ như ở Trung Đông.

Theo blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ trong nước thì “Việt Nam có thấy nóng gì đâu” về diễn biến từ Ai Cập, Tunisia. Blogger Mẹ Nấm giải thích:

Thật sự ai quan tâm thì mới thấy thôi chứ Quỳnh nói thật là mọi người cứ nói là cuộc cách mạng hoa lài chừng nào lan đến Việt Nam, Facebook nó chặn kinh lắm. Quỳnh ra Đà Nẵng, vào bao nhiêu quán mà không vào được Facebook. Quỳnh thì Quỳnh đọc tin trên báo thì nó cũng đưa tin giống như là bạo loạn thôi, chứ hoàn toàn không có lật đổ chính quyền đâu, không có cuộc cách mạng mới đâu, chỉ là bạo loạn và mất ổn định thôi. Nhưng ở thời điểm này thì người ta lo thịt mỡ dưa hành củ kiệu các thứ, ai mà chú ý đến “cuộc cách mạng hoa lài”.
Ít nhất ở các nước, họ có độc tài nhưng không có lối tổ chức như ởViệt Nam. Đó là từ cơ sở, từ trong sinh viên, từ tất cả mọi thứ đều có những cơ sở Đảng CS vốn phát triển ngày càng nhiều. Nên chỉ cần một ýđồ nào nhỏ thôi là họ đối phó ngay lập tức.
nhạc sĩ Tô Hải

Khi được hỏi liệu ngọn lửa Bouazizi có thể toả sáng tới VN không, nhạc sĩ Tô Hải – nhà bất đồng chính kiến hàng đầu và khả kính tại VN – nhận xét:

Sự thật mà tôi có thể nói là như thế này: Không thể làm như ở các nước được ! Vì ở nước Việt Nam mình, nó chẳng giống ai. Ít nhất ở các nước, họ có độc tài nhưng không có lối tổ chức như ở Việt Nam. Đó là từ cơ


Hình ảnh quen thuộc, công an ở khắp mọi nơi.
Hình ảnh quen thuộc, công an ở khắp mọi nơi.
sở, từ trong sinh viên, từ tất cả mọi thứ đều có những cơ sở Đảng CS vốn phát triển ngày càng nhiều. Nên chỉ cần một ý đồ nào nhỏ thôi là họ đối phó ngay lập tức. Do đó ở Việt Nam, cảnh mà mọi người kéo nhau xuống đường phản đối thì khó lắm. Thứ hai nữa là không có sự lãnh đạo, không có tập thể, cá nhân nổi tiếng nào dám đứng ra để kéo tất cả mọi quần chúng chống đối thì khó lắm. Nếu là những vụ chống đối lẻ tẻ sẽ bị giới cầm quyền Việt Nam đàn áp ngay lập tức. Điều thứ ba – quan trọng nhất là bộ máy đàn áp. Đàn áp về tư tưởng, đàn áp đúng nghĩa thì ở nước ta kinh lắm.



Những khúc quanh bất ngờ của lịch sử


Nhưng dựa vào kinh nghiệm lịch sử, nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần từ Mascơva có cái nhìn xem chừng như lạc quan hơn.
Khi mà Lịch sử đã chơi cho một “cú” bất ngờ thì mọi chỗ dựa của chế độ toàn trị sẽ tê liệt trước sức mạnh của quần chúng cách mạng… Lẽhuyền bí của Lịch sử khó mà tiên đoán được !
nhà báo Nguyễn Minh Cần

Qua bài tựa đề “Mười bài học từ Cao trào Cách mạng Tunisia và Ai Cập” mà bài học đầu tiên trong đó là “Lịch sử bao giờ cũng cho ta những cú bất ngờ”, nhà báo Nguyễn Minh Cần viện dẫn tới hàng loạt sử kiện, từ chuyện cuộc nổi dậy của người dân hồi năm 1991 khiến “ Đế quốc cộng sản khổng lồ Liên Bang Xô Viết” bị sụp đổ dù có tới 10 triệu đảng viên cộng sản, 20 triệu đoàn viên thanh niên cộng sản, 6 triệu quân tinh nhuệ, hàng triệu quân nội địa của bộ nội vụ, với bộ máy mật vụ KGB cực kỳ nhạy bén, với đủ các loại vũ trang cực kỳ tối tân, kể cả vũ khí hạt nhân cực mạnh; rồi cuộc Cách Mạng Nhung đã đưa các nước như Tiệp Khắc, Hungaria, Ba Lan…cùng chung số phận như Liên Xô; bức tường Bá Linh sụp đổ mở đường cho nước Đức thống nhất trong hoà bình êm đẹp, cho tới sự “cuốn gói ra đi” của nhiều nhà độc tài toàn trị kỳ cựu ở Trung Đông và Bắc Phi. Từ “những cú lịch sử bất ngờ” như vậy, phân tích gia Nguyễn Minh Cần kết luận:

Vậy thì bài học đầu tiên là: chớ thấy chế độ độc tài toàn trị bề ngoài trông có vẻ nhất trí, thống nhất, mạnh mẽ, hùng cường dường như không gì lay chuyển nổi, với quân đội hùng hậu, công an mật vụ dày đặc, hung dữ, xảo quyệt, đảng, đoàn đông đảo làm hậu thuẫn vững vàng cho chế độ, v.v… mà sợ hãi ! Khi mà Lịch sử đã chơi cho một “cú” bất ngờ thì mọi chỗ dựa của chế độ toàn trị sẽ tê liệt trước sức mạnh của quần chúng cách mạng… Lẽ huyền bí của Lịch sử khó mà tiên đoán được !

Dù hoa có nở hay chưa nở, nhưng thực trạng nhiễu nhương trên quê hương, nhất là quốc nạn tham nhũng trong thể chế độc đoán khiến vị tướng lão thành khả kính luôn ưu tư cho vận nước cùng sự tồn vong của dân tộc Việt, là Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã xúc cảnh… nhiễu nhương thành thơ khai bút đầu năm 2011. Những vấn thơ ấy như sau:

Hỏi những quan tham lại nhũng
làm giàu chết có mang đi?
Nhắc kẻ nắm quyền hống hách
Nhớ chăng quan chỉ một thì?
Nhắc kẻ độc tài độc đoán
Trên đời từng có Hít-le.
Nhắn kẻ ba hoa dối trá
Tô hồng dễ mấy ai nghe?!

Không có nhận xét nào: