Hồ Thu Hồng (Beo)
Theo: Beo Blog
Theo: Beo Blog
“Mới có chuyện cứ thấy đứa nào trong bộ máy chính quyền phát biểu thì cứ cà khịa phang nó ngu mà thực ra thì mình cũng chả thông minh gì hơn nó! Cỡ Trương Duy Nhất được cái phổi to ngang cống cái chứ trình độ làm gì hơn được thằng lái xe ôm đầu ngõ nhà mình.”
Hà Cao nói…
Còn vì sao trí thức, văn nghệ sĩ ở ta lại sính lề trái? Trước hết là bởi nói trái trái tý bao giờ nghe nó cũng có vẻ sang hơn, “cá tính” hơn là cứ ngồi đấy vâng vâng, dạ dạ lại gật đầu. Tài và tầm của trí thức lẫn văn nghệ sĩ ở ta đến đâu chưa rõ chứ cái tôi có lẽ cũng ngang ngửa cái hầm Thủ Thiêm. Kiểu, vâng vâng dạ dạ là việc của con tốt, ta là trí thức văn nghệ sĩ nhẽ nào lại cũng như thế!? Thế thì thường quá! Kém cỏi quá! Chuyện bị dẫn dắt là chuyện của dân đen (thường bị cho là ít học) chứ ta chữ nghĩa một đầu, trí tuệ thông sáng thế nhẽ nào cũng sống theo kiểu của dân đen. Nhẽ nào ta cũng để chúng nó bịt mắt và dắt đi? Thậm chí, nhiều trí thức văn nghệ sĩ ở ta còn tự nống mình lên cái tầm có thể lai dắt chính phủ. Giời ạ, tầm vóc thế thì dắt vợ con đi chưa chắc đã xong, dắt gái bia ôm lắm khi còn lạc thì còn dắt được ai cơ chứ?
Mới có chuyện khi ra đường công an hỏi và yêu cầu xuất trình giấy tờ thì thay vì xuất trình giấy tờ như dân thường, trí thức hay văn nghệ sĩ sẽ hất mặt cãi lại công an rằng cớ vì sao tao phải xuất tinh, à không xuất trình giấy tờ cho chúng mày? Hử? Mới có chuyện cứ thấy đứa nào trong bộ máy chính quyền phát biểu thì cứ cà khịa phang nó ngu mà thực ra thì mình cũng chả thông minh gì hơn nó! Cỡ Trương Duy Nhất được cái phổi to ngang cống cái chứ trình độ làm gì hơn được thằng lái xe ôm đầu ngõ nhà mình. Mới có chuyện thủ tướng nói A thì họ cứ cãi là B bởi cũng gật đầu là A thì nó không ra dáng trí thức giời ạ!
Và điều nữa sở dĩ giới văn nghệ sĩ sính lề trái ở chỗ họ ngại tác phẩm của mình mang tiếng dây dưa với lề phải. Bởi một khi dây dưa như thế sẽ bị cái tiếng chuyên làm tác phẩm đỏ – vốn được mặc định là dòng nghệ thuật dành để tuyên truyền, mị dân, bịp bợm, kém phẩm chất. Rằng đó không phải là thứ nghệ thuật đích thực… Rằng nghệ thuật thực sự phải đi đôi với tư tưởng tự do và nhiều khi để được cái tiếng tự do, thay vì thể hiện phẩm chất của mình lên tác phẩm thì các văn nghệ sĩ cố ý nói trái, nói trẹo đi những gì lề phải đang nói. Phàm, cái gì cố và gượng thường hay non và sượng. Các tác phẩm cũng từ đó mà yếu ớt, què quặt dần dà rồi chết non. Sự nghiệp của các văn nghệ sĩ cũng từ đó mà rơi vào cùn mòn, bế tắc. Điều này phần nào lý giải cho vì sao trong nhiều năm trở lại đây, văn học không có tác phẩm lớn hoặc có lớn cũng chỉ nằm trong trí tưởng tượng (vốn dĩ rất dạt dào) của họ. Bởi phải “đồng hành” hay “đi trước” dân thì may ra còn lớn chứ “đi ngược” với dân thì lớn thế chó nào được. Càng bế tắc càng quẫn trí, như một liệu pháp tinh thần cuối cùng để cứu rỗi cho có sự chói lọi của mình, các văn nghệ sĩ ngày đêm lao vào cắn càn chính phủ để kiếm tìm chút danh dự để rồi tự biến mình thành phường vô lại, ngày đêm chỉ biết lu loa và ăn vạ, khóc mướn và thương vay. Hôm nay khóc, ối giồi ôi anh Cù Huy Hà Vũ ôi là anh Cù Huy Hà Vũ ôi, anh tiến bộ chi cho lắm vào để chúng nó bỏ anh vào tù. Được cỡ nửa tháng, khi Cù Huy Hà Vũ hết hot mẹ nó mất thì lại ối giồi ôi! Cha Lý ôi là cha Lý ôi! Sao cha tu mà cha đéo đi giảng đạo mà cha lại photo với fax suốt ngày, cha fax chi mà fax cho lắm thế để chúng nó đưa cha vào tù. Sau cha Lý thì lại ôi chị Hằng ôi là chị Hằng ôi, chị yêu nước chi cho lắm để chúng nó mang cái nhân phẩm của chị đi phục hồi.
Mà nghĩ đời lắm khi cũng buồn cười nhỉ! Rửng mỡ thật, bên phải chả đi lại cứ thích đi về bên trái. Mà xưa nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu lắm í nhé! Như làm trái lời cha mẹ, người ta gọi là bất hiếu, sống trái với đạo lý ở đời người ta gọi là bất nghĩa, bất nhân. Bi kịch của An Nam nó cũng nằm ở chỗ đó, trí thức vốn chả nhiều nhặn gì cho lắm mà lại cứ sính làm trái, đã trái thì khác gì với những ngữ vừa nêu? Dân thế còn có thể xí xóa, bỏ qua chứ trí thức mà thế thì đợi chờ, hy vọng gì được cơ chứ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét