Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Reuters |
Vào hôm nay, 20/12/2011, ông Tập Cận Bình - nhân vật được xem là sắp lên nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Trung Quốc – đã đến Hà Nội trong chuyến thăm sẽ kéo dài cho đến ngày 22/12. Diễn ra trong bối cảnh hình ảnh của Bắc Kinh trong khu vực trong thời gian qua bị sứt mẻ nghiêm trọng do các hành động lấn lướt nhằm áp đặt chủ quyền trên Biển Đông, chuyến công du này được giới phân tích cho là nhằm khôi phục lại uy tín và ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ý nghĩa này đã bộc lộ rõ qua tuyên bố vào chiều hôm qua (19/12) của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, theo đó Bắc Kinh hy vọng rằng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình lần này : “Hai bên sẽ tiến thêm một bước trong việc củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, tăng cường lòng tin chiến lược, đẩy mạnh hợp tác thực chất, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển hướng về phía trước”.
Theo báo chí chính thức tại Việt Nam, nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình, lãnh đạo hai nước sẽ xem xét và ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai quốc gia.
Dù về mặt chính thức, không thấy hai bên nói về vấn đề Biển Đông, nhưng theo các chuyên gia phân tích, đây sẽ là một hồ sơ quan trọng trong các cuộc thảo luận của Phó Chủ tịch Trung Quốc với giới lãnh đạo Việt Nam, nhất là vào lúc mà một loạt hành động thiếu hữu hảo của Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ trong chiến lược củng cố trở lại vị thế của Mỹ trong khu vực, tranh thủ thêm được cảm tình của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ đã lồng chuyến công du Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc trong khuôn khổ một cuộc phản công ngoại giao của Bắc Kinh nhắm đối phó với các bước tiến của Washington trở lại vùng Châu Á trong thời gian gần đây. Về ý nghĩa chuyến thăm, Giáo sư Hùng phân tích :
"Ông Tập Cận Bình sang năm sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước, đồng thời làm tổng bí thư đảng Cộng sản. Đây là dịp trắc nghiệm. Thứ nhất là để ông ấy có tiếng. Thứ hai là thử thách khả năng của ông ấy. Người ta thường nói như vậy.
Nhưng tôi thấy có các điểm khác nữa. Thứ nhất là gần đây, có một loạt động thái của Mỹ, chứng tỏ Hoa Kỳ trở lại Biển Đông và các quốc gia khác đã nồng ấm với họ hơn. Ngay cả việc bà Clinton đi Miến Điện, rồi tới thăm bà Aung San Suu Kyi. Chúng ta thấy Mỹ đã có những động thái như vậy. Các quốc gia châu Á, Đông Nam cũng gần với Mỹ hơn, chống đối lại thái độ hung hăng của Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc phải "counter", đáp ứng lại.
Do đó, chúng ta thấy ông Tập Cận Bình sang Việt Nam, rồi sang Thái Lan, trong khi ông Đới Bỉnh Quốc thì sang Miến Điện, đặc biệt lần này là lại còn đi thăm cả bà Aung San Suu Kyi nữa. Ngày xưa, họ thường thường tránh những chuyện đó và họ đi thẳng với chính phủ, chứ không quan hệ với đối lập. Đó là những điểm mà Trung Quốc tìm cách đáp ứng lại thái độ của Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á.
Còn một điểm khác liên quan đến vấn đề thủ tục. Khi Việt Nam tổ chức xong Đại hội Đảng thì có cử một ủy viên Bộ Chính trị sang bên đó và cũng gửi lời của ông tổng bí thư, ông chủ tịch nước, mời lãnh tụ Trung Quốc sang. Sau khi ông (Nguyễn Phú) Trọng sang, bây giờ họ đáp lễ. Nhưng ông Trọng lại không phải chủ tịch nước, cho nên họ cử một ông phó chủ tịch nước sang, theo lời mời của một phó chủ tịch nước Việt Nam, bà (Nguyễn Thị) Doan. Nhưng ông này cũng nói là đại diện luôn cho cả Trung ương Đảng Trung Quốc, để đáp lại lời mời của Trung ương Đảng Việt Nam. Do vậy, về mặt thủ tục ngoại giao, họ cử ông Tập Cận Bình sang."
Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn có một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự.
"Vấn đề Biển Đông chắc chắn là phải đề cập đến. Bởi vì khi ông (Nguyễn Chí) Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang dự hội nghị chiến lược hai bên ở cấp thứ trưởng giữa hai nước, thì ông ấy nói là hai nước phải đặt vấn đề quan hệ tốt với nhau, nhưng các khó khăn cũng cần phải được nói ra, nhất là vấn đề Biển Đông. Ông Vịnh cũng nói rõ là vấn đề Biển Đông, tuy hai nước là đồng chí, cùng lý tưởng, nhưng cũng chú ý tới những quyền lợi của từng quốc gia, nhất là việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Vấn đề đã đặt ra từ đó rồi, chắc chắn là vấn đề Biển Đông sẽ được nêu ra, nhất là gần đây, chúng ta thấy Trung Quốc chống lại việc công ty Ấn Độ khai thác ở trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. Nếu Trung Quốc muốn ve vãn Việt Nam thì vấn đề này không thể nào không được đặt ra."
Sau Việt Nam, theo chương trình dự kiến, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục vòng công du Đông Nam Á, và ghé thăm Thái Lan cho đến ngày 24/12. Theo nhật báo Thái Lan The Nation, ngay ngày đầu tiên của chuyến thăm, hai bên sẽ ký kết một hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ nhân dân tệ nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
Theo The Nation, giới chuyên gia coi đấy là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng vào lúc Washington càng lúc càng cụ thể hóa chiến lược lược hướng tới châu Á.
Theo báo chí chính thức tại Việt Nam, nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình, lãnh đạo hai nước sẽ xem xét và ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai quốc gia.
Dù về mặt chính thức, không thấy hai bên nói về vấn đề Biển Đông, nhưng theo các chuyên gia phân tích, đây sẽ là một hồ sơ quan trọng trong các cuộc thảo luận của Phó Chủ tịch Trung Quốc với giới lãnh đạo Việt Nam, nhất là vào lúc mà một loạt hành động thiếu hữu hảo của Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ trong chiến lược củng cố trở lại vị thế của Mỹ trong khu vực, tranh thủ thêm được cảm tình của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ đã lồng chuyến công du Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc trong khuôn khổ một cuộc phản công ngoại giao của Bắc Kinh nhắm đối phó với các bước tiến của Washington trở lại vùng Châu Á trong thời gian gần đây. Về ý nghĩa chuyến thăm, Giáo sư Hùng phân tích :
"Ông Tập Cận Bình sang năm sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước, đồng thời làm tổng bí thư đảng Cộng sản. Đây là dịp trắc nghiệm. Thứ nhất là để ông ấy có tiếng. Thứ hai là thử thách khả năng của ông ấy. Người ta thường nói như vậy.
Nhưng tôi thấy có các điểm khác nữa. Thứ nhất là gần đây, có một loạt động thái của Mỹ, chứng tỏ Hoa Kỳ trở lại Biển Đông và các quốc gia khác đã nồng ấm với họ hơn. Ngay cả việc bà Clinton đi Miến Điện, rồi tới thăm bà Aung San Suu Kyi. Chúng ta thấy Mỹ đã có những động thái như vậy. Các quốc gia châu Á, Đông Nam cũng gần với Mỹ hơn, chống đối lại thái độ hung hăng của Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc phải "counter", đáp ứng lại.
Do đó, chúng ta thấy ông Tập Cận Bình sang Việt Nam, rồi sang Thái Lan, trong khi ông Đới Bỉnh Quốc thì sang Miến Điện, đặc biệt lần này là lại còn đi thăm cả bà Aung San Suu Kyi nữa. Ngày xưa, họ thường thường tránh những chuyện đó và họ đi thẳng với chính phủ, chứ không quan hệ với đối lập. Đó là những điểm mà Trung Quốc tìm cách đáp ứng lại thái độ của Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á.
Còn một điểm khác liên quan đến vấn đề thủ tục. Khi Việt Nam tổ chức xong Đại hội Đảng thì có cử một ủy viên Bộ Chính trị sang bên đó và cũng gửi lời của ông tổng bí thư, ông chủ tịch nước, mời lãnh tụ Trung Quốc sang. Sau khi ông (Nguyễn Phú) Trọng sang, bây giờ họ đáp lễ. Nhưng ông Trọng lại không phải chủ tịch nước, cho nên họ cử một ông phó chủ tịch nước sang, theo lời mời của một phó chủ tịch nước Việt Nam, bà (Nguyễn Thị) Doan. Nhưng ông này cũng nói là đại diện luôn cho cả Trung ương Đảng Trung Quốc, để đáp lại lời mời của Trung ương Đảng Việt Nam. Do vậy, về mặt thủ tục ngoại giao, họ cử ông Tập Cận Bình sang."
Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn có một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự.
"Vấn đề Biển Đông chắc chắn là phải đề cập đến. Bởi vì khi ông (Nguyễn Chí) Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang dự hội nghị chiến lược hai bên ở cấp thứ trưởng giữa hai nước, thì ông ấy nói là hai nước phải đặt vấn đề quan hệ tốt với nhau, nhưng các khó khăn cũng cần phải được nói ra, nhất là vấn đề Biển Đông. Ông Vịnh cũng nói rõ là vấn đề Biển Đông, tuy hai nước là đồng chí, cùng lý tưởng, nhưng cũng chú ý tới những quyền lợi của từng quốc gia, nhất là việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Vấn đề đã đặt ra từ đó rồi, chắc chắn là vấn đề Biển Đông sẽ được nêu ra, nhất là gần đây, chúng ta thấy Trung Quốc chống lại việc công ty Ấn Độ khai thác ở trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. Nếu Trung Quốc muốn ve vãn Việt Nam thì vấn đề này không thể nào không được đặt ra."
Sau Việt Nam, theo chương trình dự kiến, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục vòng công du Đông Nam Á, và ghé thăm Thái Lan cho đến ngày 24/12. Theo nhật báo Thái Lan The Nation, ngay ngày đầu tiên của chuyến thăm, hai bên sẽ ký kết một hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ nhân dân tệ nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
Theo The Nation, giới chuyên gia coi đấy là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng vào lúc Washington càng lúc càng cụ thể hóa chiến lược lược hướng tới châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét