Pages

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Khi Thủ tướng tự phê


Vũ Nhật Khuê (danlambao) – Tự phê kiểu của ông thủ tướng là PHÊ theo kiểu các con nghiện phê xì ke, phê thuốc lắc. Theo kiểu dân đua xe đang phê trên đường đua. Thủ tướng thừa nhận yếu kém trong ”quản lý rừng” nhưng thực tế thì ông sử dụng ”luật rừng” rất hiệu quả. Nhắc đến ”rừng” là ông thủ tướng muốn cũng cố địa vị của mình trong đại hội đảng sắp đến. Với chiêc ghế thủ tướng sau khi được dàn xếp thì việc ”quản lý rừng” bằng cách sử dụng ” luật rừng” chắc chắn sẽ hiệu quả hơn…
*

Tống tiễn năm cũ và chào đón năm mới, ngay trước thềm Đại Hội đảng CSVN vào ngày 11.1.2011. Sáng 30.12.2010 trong kỳ họp với lãnh đạo của 13 tỉnh thành tại Hà Nội thì ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:

” Tôi đã tự phê bình trước Bộ Chính Trị vì quản lý rừng chưa thành công”

Cũng trong buổi làm việc với 13 tỉnh thành, các bộ và ngành thì ông Dũng tuyên bố: ”Về cơ bản chúng ta thực hiện tốt mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra”. Rồi ông cũng ”phê” thêm: ”Ta đã đương vượt qua rất nhiều thách thức khó khăn, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tíếp và SỰ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”

Người đứng đầu đầu Chính phủ đã PHÊ như vậy thực chất là trốn trách nhiệm, chọn khuyết điểm nhẹ để trốn những sai lầm lớn và có ý đỗ lỗi cho khách quan theo kiểu. ”mất mùa thì bởi thiên tai- Được mùa thì bởi thiên tài đảng ta”.

Ông Dũng quên đi rằng trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc Hội trong kỳ họp gần đây được truyền hình trực tiếp ông đã tuyên bố: ” là người đứng đầu chính phủ tôi xin chịu trách nhiệm vụ Vinashin”. Con tàu rách nát Vinashin gây nên một số nợ khổng lồ sau khi cố tình ém không được bị dư luân phanh phui. Để lấp liếm trước Quốc Hội và xoa dịu dư luận thì ông Nguyễn Tấn Dũng xin ”nhận trách nhiệm” rồi quên đi luôn. Giờ đây ông xin tự phê về tội ”quản lý rừng”.

Nhưng chuyện lớn hơn và gần nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống người dân là nạn lạm phát và sự phá giá đồng tiền thì ông thủ tướng cũng đánh bài ”lờ”. Từ ngày 1.1.2011 thì lương căn bản tăng từ 830 ngàn VND lên từ 1,3 đến 1,55 triệu cũng chả có nghĩa lý khi vật giá leo thang trước khi tăng lương cơ bản. Giá vàng dự kiến vượt qua con số 4 triệu VND/chỉ và giá ngọai tệ cũng leo thang. Cần biết thêm là tất cả các đồng tiền Châu Á đều tăng giá kể từ cuộc khủng hỏang tài chính năm 1997 thì chỉ có đồng tiền Việt Nam là rớt giá thê thảm. Vậy mà chuyện này với ông thủ tướng không bằng việc ”quản lý rừng”.

Dù chết danh là ”Thủ tướng Bô Xít” nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng không chịu nhận khuyết điểm cũng như dừng dự án Bô Xít trên Tây Nguyên. Năm 2010 là năm nhân dân công khai lên án dự án phá hoại môi trường này, các báo lề phải đưa ra thăm dò thì gần như tuyệt đối đa số muốn dừng dự án tai tiếng này. Cũng chính trong buổi nói chuyện ngày 30.12.2010 ông Dũng tuyên bố: ”…quản lý khoáng sản chúng ta nghèo phải bán khoáng sản thô nhưng phải nghĩ đến con cháu”. Biết nghĩ đến con cháu sao không dừng dự án tai tiếng bán sản phẩm thô cho rồi?. Như thế thì với thủ tướng dự án tai tiếng Bô Xít không quan trọng bằng ”quản lý rừng”.

Các vấn đề khác như là chuyện bạo lực chốn học đường, các bê bối trong ngành giáo dục, bạo hành trẻ em, các vấn đề bức xúc trong ngành y tế, tai nạn giao thông tăng nhiều, ”hố tử thần” xuất hiện nhiều, lũ lụt do hồ thủy điện xã lũ… Nhất là việc tham nhũng trong bộ máy công quyền ngày càng tăng và lộ liễu trơ trẽn chứ không còn kín như trước đây đều thuộc trách nhiệm quản lý của thủ tướng nhưng ông cố tình quên đi chỉ nhận khuyết điểm về ”quản lý rừng”.

Mà xem xét tội ”quản lý rừng” của ông thủ tướng là gì? Bên cạnh việc phá rừng nhiều, trồng rừng ít thì dư luận phản ứng vụ cho thuê rừng phòng hộ đầu nguồn. Lỗi này thì chính thủ tướng chính phủ đã đỗ cho các địa phương rồi. Nếu có kỷ luật thì đem các địa phương ra mà chịu trận chứ thủ tướng cũng… đâu có lỗi gì. Thôi thì chấp nhận cho ông nhận tội ”quản lý rừng” thì ông phải khắc phục khuyết điểm như ”tự phê” là thu hồi lại rừng cho nước ngòai thuê. Mà muốn thiện chí ”bảo vệ rừng” thì trước hết nên dừng dự án Bô Xít trên Tây Nguyên.

Luôn tiện ông Thủ tướng nhắc chuyện khó khăn mà chính phủ ông gặp trong năm 2010 vừa qua là ”thiên tai dịch bệnh”. Lũ năm nay không tại thiên tai mà do các hồ thủy điện xã lũ đột ngột. Cũng cần nhắc lại, khi Miền Trung oằn mình trong cơn lũ, số người chết hàng chục người lẽ ra cữ hành quốc tang nhưng ông thủ tướng vẫn an nhiên tự tại mừng Hà Nội 1000 năm trong dịp quốc khánh nước Trung Hoa. Vẫn ăn chơi chè chén trên nỗi đau người dân đang hứng chịu nhân tai do ông gây ra thì nên tránh nhắc đến thiên tai tốt hơn là lôi thiên tai dịch bệnh ra để đỗ thừa cho những sai lầm trong quản lý của ông.

Nhân đây vì ông nhắc đến ”các thế lực thù địch” thì xin ông chỉ thẳng ra kẻ thù của chính phủ của ông hiện nay là ai? Là bọn đế quốc tư bản giãy chết hay là ”Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta”( Hiến Pháp 1986 có ghi như vậy). 35 năm rồi sao vẫn còn kẻ thù nhiều thế? Tuyên bố này mâu thuẫn với các tuyên bố trước đây là ”tiêu diệt sạch bóng quân thù”. Đã tiêu diệt sạch mà sao đến tận hôm nay vẫn còn kẻ thù là sao?

Tự phê kiểu của ông thủ tướng là PHÊ theo kiểu các con nghiện phê xì ke, phê thuốc lắc. Theo kiểu dân đua xe đang phê trên đường đua.

Thủ tướng thừa nhận yếu kém trong ”quản lý rừng” nhưng thực tế thì ông sử dụng ”luật rừng” rất hiệu quả. Bằng chứng là vụ bắt tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ với chuyện dàn dựng ”hai cái bao cao su đã qua sử dụng” và hàng loạt vụ bắt bớ các nhà dân chủ khác. Nhắc đến ”rừng” là ông thủ tướng muốn cũng cố địa vị của mình trong đại hội đảng sắp đến. Với chiêc ghế thủ tướng sau khi được dàn xếp thì việc ”quản lý rừng” bằng cách sử dụng ” luật rừng” chắc chắn sẽ hiệu quả hơn.

Vũ Nhật Khuê (danlambao)

Không có nhận xét nào: