Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011
Nhân đọc bài tường thuật của luật sư Lê Thị Công Nhân
Người Việt mình lạc hậu hơn về cách cư xử giữa con người với con người so với nhiều quốc gia thì đã quá rõ ràng. Nếu ai đọc những dòng chữ tôi viết này thì hãy kiên nhẫn suy xét, đừng nóng vội rồi rồi nặng nhẹ, chanh chua rằng tại sao là người Việt mà không tự hào về người Việt, không đi bênh vực cho người Việt, mà rằng thì là đi nói xấu người Việt… Nhắc đến chuyện này làm tôi nhớ đến đức tổng Ngô Quang Kiệt và chính quyền Hà Nội cách nay mấy năm. Chuyện cũng tương tự. Là cán bộ đương quyền cao cấp thành phố thời đó mà ăn nói không “cao cấp” chút nào! Tức là chuyện đã có xảy ra quá nhiều rồi nên tôi mới rào trước, đón sau.
Nhớ cách nay cũng mấy năm, chính quyền Trung Quốc cư xử với với người dân của họ cũng không văn minh chút nào: Một tử tù ma túy bị chính quyền bắt trói, mang tấm bảng trên ngực đi khắp xóm làng bêu rêu, tuyên truyền, đồng thời vật chứng là ma túy cũng được đem ra đốt để răn đe trước mặt mọi người. Đó là cách giáo dục, hành xử của chính quyền thiếu văn minh. Rồi tội phạm có giảm hơn không, hay là tội phạm sẽ tinh vi hơn (không riêng trường hợp ma túy) mà chính là do những bất công trong quản lý xã lại đẻ ra thêm tôi phạm?
Trong những năm chấm dứt chiến tranh, chính quyền Vn cũng tùy tiện xử bắn công khai những “phần tử phản động, ác ôn”. Đó là một cách trả thù dã mang nhất trong nhân loại để răn đe, dằn mặt những người khác.
Trở về quá khứ, người Hà Nội cũng có một thời: nếu là gái ngoại tình, có chửa hoang, hư thân cũng bị những hình phạt bêu rêu tương tự: là cạo đầu, bôi vôi cho nhục nhã mà chừa. Thưa các bạn. Các bạn có thấy đó là hình phạt dã mang không? Người ta có thể bảo đó là chuyện quá xưa, thời nay thì đã khác nhiều! Đúng, thời nay đã khác hơn: phá thai tràn lan! (Đã khác mà lại còn… hơn!)Ý tôi muốn nói rằng đó không phải là cách giáo dục hiệu quả.
Có những gia đình Vn trừng phạt con cái bằng cách “đánh cho chừa”, hay cho nhịn ăn. Người ta không nghĩ rằng giáo dục một con người trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, tức là nó thuộc về tâm lý, mà tâm lý thì không thể nào lấy vật chất mà đánh đổi, mua chuộc. Người ta có thể bị khống chế bằng bạo lực, bằng vật chất, nhưng tinh thần thì không. Rõ ràng, những người bị đày ải , lao tù về đấu tranh dân chủ nhân quyền, chính phủ Vn đã khuất phục được bao nhiêu người! Những người tù hình sự, “phấn đấu tốt!”, sau khi thả ra, có kinh nghiệm hơn, họ sẽ hoạt động tinh vi hơn. Tâm lý, thuộc về khoa học tự nhiên, không sờ mó được, chỉ cảm nhận. Cảm nhận sai là… chết người. Vật chất đánh đổi, răn đe, trừng phạt chỉ là chuyện mua và bán, không làm cho con người tốt hơn.
Chuyện công an bắt gái mại dâm mới đây cũng làm rùm beng người dân việt. Xét cho cùng, cách tổ chức, quản lý xã hội quá yếu kém của chính quyền nên dẫn đến tệ nạn. Tức là lỗi gián tiếp của chính quyền. Người dân, là con người, mà con người thì cần có quyền bình đẳng (nên hiểu đúng nghĩa của chữ bình đẳng), cần sự sống, cần sự tồn tại trên cõi đời như mọi người khác. Họ trả cái giá bằng nhân phẩm cho sự tồn tại của bản thân như thế là quá đắt. Xin đừng đặt ra câu hỏi: thiếu gì ngành nghề sao không kiếm mà làm! Nếu đặt ra câu hỏi này thì lại rơi vào trường hợp: lấy khả năng, sự hiểu biết, tâm trạng của mình mà đi so với người khác, muốn người khác phải giống, sống như mình. Thế thì câu hỏi đặt ra là nếu có tiền bạc đủ sống, người ta có trở thành gái mại dâm không? Tạo hóa tạo ra con người, về mọi mặt không ai giống ai, nhưng quyền bình đẳng, quyền sống thì như nhau. Có nhiều người, có nhiều quan chức có điều kiện, có khả năng (tham), chỉ cần… nháy mắt một cái là tiền thiên hạ đem đến tận nhà. So ra, những nạn nhân ngoài khả năng (do sư hiểu biết thấp kém) làm gái trong xã hội đáng thương hơn là trừng phạt.
Những quốc gia văn minh, những vấn đề có liên quan rộng rãi đến công luận, nhất là các phóng viên, họ không được công bố hình ảnh trên truyền thông nếu không được phạm nhân cho phép. Người ta có quyền thưa để bồi thường vì tội xúc phạm nhân phẩm. Xin mọi người hãy bình tĩnh xét, đừng mang cái quan niệm rằng: đã là tội nhân thì có quyền xử công khai, để chường cái mặt ra cho nhục nhã, để răn đe người khác. Tội phạm thì làm gì có nhân phẩm, cần phải trừng trị…
Trở lại chuyện của cô Công Nhân, là chuyện thời nay, mới đây thôi! Những ngày cuối năm vừa qua cô bị công an bắt thẩm vấn suốt nhiều giờ liên tục, không cho ăn uống. Đây là cách trừng phạt, trả thù không bình thường của công an với người dân, hay nói cách khác là quá lạc hậu, không văn minh chút nào. Nếu Công Nhân vi phạm pháp luật (pháp luật của CHXHCNVN!) thì đó là “lý!” chứ không phải là tình. Ăn uống, trừng phạt hay mua chuộc thuộc về tình người chứ không liên quan đến lý. Tức là công an không có tình người. Đây là một trong quá nhiều trường hợp mà tôi cho rằng người Việt quá lạc hậu! Nếu nghe tôi nói không xui chiều với thái độ này là công an bị súc phạm liền. Họ không cần biết đúng, sai, phải, trái, chụp cho tôi cái mũ phản động: “súc phạm người thi hành cộng vụ, nói xấu công an nhân dân, nói xấu đảng và nhà nước, tuyên truyền chống phá theo luật 88…”Ăn nói theo lối này cũng lại là một trong những trường hợp thiếu văn minh, không suy xét. Nặng lời hơn, người ta gọi đó là hồ đồ mà hầu như trên khắp mọi miền đất nước, từ ông thủ tướng , ông chủ tịch, ông tổng bí thư… chúng ta đều thấy lối nói chuyện, suy nghĩ như thế mà chúng ta thường gặp, không chỉ riêng có mình “công an nhân dân”
Nguyễn Dư
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét