Pages

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Tôi đề nghị ông Phạm Quang Nghị làm Chủ tịch Quốc Hội




ông Phạm Quang Nghị




Tôi bầu cho ông Phạm Quang Nghị là tôi bầu cho tư chất biết nghe dân; tôi bầu không do tài, đức của cá nhân ông đã đủ tầm tâm phục, khẩu phục tôi!


Là một cử tri và là người đã đưa trên blog của mình sớm nhất về nhận định khả năng Tổng Bí thư ĐCSVN khóa XI sẽ là ông Nguyễn Phú Trọng: Thông tin này đưa ngày 1/4/2010; lần này lại xin tiếp tục lạm bàn về vị trí Chủ tịch Quốc hội nên bầu cho ai?
Lần trước, chức vị Tổng Bí thư Blog Phamvietdaonv chỉ dám dám đưa ý kiến dự đoán của giới quan sát chính trường vỉa hè, còn lần này, với tư cách một cử tri, tôi muốn được bày tỏ quyền hiến định của cá nhân mình đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 1992: ”Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân…”

Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp:

”Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.”

Do đó việc bầu chọn người đứng đầu cơ quan này là hết sức hệ trọng và người dân phải được phép bàn, được tham gia và khảo ý kiến. Nó khác với các cơ quan Đảng và Chính phủ…

Tôi đề nghị bầu cho ông Phạm Quang Nghị vì mấy lý do sâu đây:

1/ Nếu là ý chí và tâm nguyện của cá nhân, tôi muốn bầu cho những ông có tư chất như đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Lê Văn Cuông vào vị trì này để đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình và nhiều người. Theo cơ cấu của thể chế quyền lực quy định hiện hành của Điều 4 Hiến pháp 1992, vị trí Chủ tịch Quốc hội phải là 1 trong 14 ủy viên Bộ Chính trị và không thể ngoài danh sách đó. Do đó, tôi cũng phải dựa vào kết quả bầu Bộ Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua mà lựa chọn Chủ tịch Quốc hội theo nguyên tắc “bó đũa chọn ngọn cờ“ chứ không thể lấy tiêu chí tài, đức của con người thật sự vì dân vì nước ra mà lựa chọn được.

2/ Trong danh sách 14 ông trong Bộ Chính trị, tôi thấy có các ông sau đây nếu vào Bộ Chính trị sẽ không làm cho cá nhân tôi yên tâm:

- Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng vì 2 ông này thấy tính quyết đáp của 2 ông này quá cao, mặc dù 2 ông có 2 phong cách có thể nói là khác nhau. Ông Nguyễn Tần Dũng là người quyết liệt, đã quyết cái gì là làm cho tới số, có thể sai, có thể chưa thấy rõ kết quả tỷ như ông quyết liệt cho dỡ phá nhà Quốc hội, quyết liệt cho nhập Hà Tây vào Hà Nội mà tốn kém, phiền phức thì quá rõ còn nó mang lại lợi ích quốc gia gì cho đất nước, cho 2 địa phương này thì qua các phương tiện thông tin đại chúng không thấy một cơ quan công quyền nào công bố, báo công một kết quả nào đó cụ thể.

Hay chuyện khai thác, bauxite Tây Nguyên, làm tàu cao tốc, xây dựng Tập đoàn kinh tế mạnh theo Nghị định 101 cơ sở pháp lý cho việc ra đời Vinashin dẫn tới khoản nợ 4,5 tỷ USD… Cử tri thấy rõ Chính phủ hiện nay mang phong cách quyết đoán đến quyết liệt của người đứng đầu, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Còn ông Nguyễn Sinh Hùng thì tuy không quyết liệt ra mặt như ông Nguyễn Tấn Dũng, qua những lần thấy ông thay mặt Chính phủ giải trình trước Quốc hội, thấy ông có cách diễn giải, nói năng dẻo quẹo, ngọt như mía lùi… Phong cách của ông Nguyễn Sinh Hùng là lạt mềm buộc chặt, nói ngọt lọt đến xương, kể nếu ông phụ trách mảng ngoại giao thì nét thiên tư này là một lợi thế… Nếu 2 ông này vào vị trí Chủ tịch Quốc hội thì chắc các ông này sẽ lấn át dân, sẽ biến dân bung xung, dân nói một đằng ông lại luồn lách qua một nẻo khác rồi ông dung quyền quyết đáp ra thì hết phần dân…

3/ Vị trị Chủ tịch Quốc hội phải là cơ quan tập hợp ý chí, nguyện vọng của dân, không dùng quyền lực lấn án dân, không dùng xảo thuật bịt mắt dân, đánh lừa dân bởi người dân phần đông là chất phác, thật thà, cam chịu dễ tin Đảng và Chính phủ…

Người đừng đầu cơ quan Quốc hội phải biết lắng nghe ý kiến của dân, phải biết sợ dân, dám tiến nhưng cần cũng sẵn sàng tìm đường lùi và nhận cái sai về mình để sửa. Nét tư chất này tôi thấy ở ông Phạm Quang Nghị có, thể hiện qua cung cách làm việc của bộ máy lãnh đạo Hà Nội trong nhiệm kỳ vừa qua.

Hà Nội đã có mấy lần lùi các thao tác quản lý, các việc làm bị dân có ý kiến ngược lại; hiện nay người dân cũng không cầu toàn: lãnh đạo phải là người tài giỏi, phi phàm gì mà chỉ cần biết lắng nghe dân, biết tôn trọng trí thức và lãnh đạo thật sựu có cái tâm trong sáng vì dân tộc thì người dân, trí thức sẽ sẵn sàng bỏ qua và tụ nghĩa.

Vừa qua tôi không theo dõi kỹ phiên bế mạc Đại hội Đảng XI, nhưng tôi nghe nhiều anh chị em trí thức phàn nàn về Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời bế mạc, ông đã không một lời nhắc đến, cảm ơn giới trí thức đã có rất nhiều người có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho các văn kiện Đại hội Đảng, cho dù ý kiến đóng góp của họ là khó nghe, là chưa thể tiếp thu…

Hiền tài là nguyên khí quốc gia, thử nhìn vào các văn kiện Đại hộ Đảng thì nhắc tới nhiều các chỉ tiêu về kinh tế, các vấn đề về đường lối kinh tế, an ninh, quốc phòng còn phần văn hóa rất nhạt và chung chung. Không một tham luận nào đi sâu vào văn hóa là cái nôi làm nên cốt cách của một dân tộc cho nó có chiều sâu, xứng tầm với một nền văn hóa cóa chiều dày hàng ngàn năm, bởi văn hóa là cội nguồn sức mạnh của dân tộc, chế độ.

Việt Nam thắng Mỹ, thắng Pháp và thắng sự nô dịch của văn hóa và quân đội phương bắc là do nhờ vào sức mạnh của văn hóa chứ đâu có nhờ vào sức mạnh của đồng tiền, vũ khí. Blog Phamvietdannv sẽ có bài phân tích những bất cập, sơ hở của các văn kiện Đại hội Đảng XI về lĩnh vực văn hóa-văn nghệ vào kỳ sau.
Quốc hội trong nhiệm kỳ này vẫn con mang phong cách “ba phải”; cân bên này một tý, chỉnh bên kia vài ly cốt để vui vẻ và hòa cả làng; phong cách này sẽ làm cho đất nước trì trệ kéo dài, lãng phí nhân tài vật lực đất nước.

Bây giờ, hơn lúc nào hết phải “tái cơ cấu” (mượn ngôn ngữ thời Vinashin) lại cơ quan quyền lực cao nhất: Quốc hội; phải xây dựng Quốc hội mới thành một cơ quan thật sự là nơi thu thập ý chí, nguyện vọng của dân; muốn thế người đứng đầu cơ quan này trước hết phải biết sợ dân, phải dám nghe dân và coi dân, trí thức giỏi hơn mình… Còn quyền quyết thuộc về Đảng và Chỉnh phủ, nếu dân đã bày tỏ chính kiến mà Đảng và Chính phủ không nghe thì sẽ còn lịch sử, còn hồn thiêng sông núi chưa phải đã mai một…

Về khía cạnh này, tôi thấy ông Phạm Quang Nghị có tư chất đó. Là người đang công tác tại Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch nên hiểu rõ tư chất của ông Phạm Quang Nghị, ông có thời làm Bộ trưởng bộ này.

Phạm Viết Đào

Theo blog Phạm Viết Đào

Không có nhận xét nào: