Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
Vụ “Hối lộ Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy”
Nick McKenzie và Richard Baker, The Age (Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ)
Securency, nhà sản xuất tiền của Ngân hàng dự trữ Úc, (RBA- Reverse Bank of Australia), bị cáo buộc đã hối lộ thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam bằng cách chi trả cho con nhân vật này để theo học một trường đại học ngoại hạng ở Anh Quốc.
Cuộc sắp xếp này là một trong nhiều ưu đãi tiền bạc từ công ty của Ngân hàng dự trữ Úc, bị cáo buộc đã tuồn vào túi các quan chức Việt Nam để đổi lấy một thỏa thuận rằng Việt Nam sẽ in tiền bằng loại tiền nhựa của Securency.
Vụ hối lộ này đã giúp Securency đạt được những hợp đồng in tiền rất lớn tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.
Sự việc đã xảy ra công khai trước mắt các thành viên hội đồng quản trị do RBA bổ nhiệm của Securency, những người đã để mặc cho công ty tham gia vào việc hối lộ, chi trả nhiều triệu đôla tiền hoa hồng vào các tài khoản nước ngoài của người trung gian nhằm giành được hợp đồng từ các quan chức nước ngoài.
Không một cựu giám đốc người Úc nào của Securency đã bị quy trách nhiệm về việc không ngăn chặn vụ tham gia đưa hối lộ của hội đồng quản trị.
Các tiết lộ này sẽ gia tăng áp lực cho Cảnh sát Liên bang Úc để kết tội các giám đốc điều hành Securency từng chịu trách nhiệm về những giao dịch với Việt Nam, trong những gì được xem là vụ truy tố tội hối lộ nước ngoài đầu tiên của đất nước này.
Các nguồn thông tin về pháp lý đã xác nhận với tờ The Age rằng ngân quỹ của Securency đã được dùng chi trả chi phí đại học cho một đứa con của ông Lê Đức Thúy, thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007.
Ông Thúy, vẫn còn là một viên chức quyền lực trong chức vụ là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia, đã thưởng cho Securency những hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô la. Trước khi trở thành thống đốc ngân hàng, ông là một trợ lý của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười.
Các nguồn tin cho biết rằng hãng thông tấn AFP từng tra hỏi một số nhân viên cao cấp của Securency năm ngoái về vụ thanh toán lệ phí đại học.
Điều này được hiểu rằng một ngân quỹ bôi trơn bí mật của Securency đã được sử dụng để thanh toán hàng chục ngàn đô la tiền lệ phí cho con ông Thúy theo học trường Đại học Durham. Ngân quỹ bôi trơn này đã được thiết lập cùng với khoảng 15 triệu USD tiền huê hồng mà Securency trả cho người trung gian Việt Nam Lương Ngọc Anh, để đổi lấy việc giúp công ty giành được các hợp đồng.
Securency đã trả tiền hoa hồng vào các trương mục ngân hàng dưới sự chỉ đạo của ông Lương – bao gồm một trương mục ở Thụy Sĩ và một ở Hồng Kông. Securency đã trả một phần lớn của các khoản hoa hồng cho ông Lương, người được biết là một quan chức Việt Nam mà không kèm theo các biện pháp chống hối lộ thích hợp hoặc bằng chứng rằng chúng là những khoản chi trả hợp pháp.
Các nguồn thông tin pháp lý đã xác nhận rằng với tờ The Age là hãng tin AFP nghi rằng các khoản tiền hoa hồng được chuyển cho các quan chức Việt Nam hoặc thân nhân của họ. Các nguồn tin cho biết các viên giám đốc điều hành cao cấp của Securency đã lặng lẽ chối không tham gia trực tiếp vào việc đưa hối lộ, bao gồm cả các chi phí trả cho trường đại học.
Theo các đạo luật về chống hối lộ của Úc, ban phát lợi lộc cho một viên chức nước ngoài để đạt được lợi thế cho công việc doanh thương là bất hợp pháp. Một công ty có thể phải chịu trách nhiệm cho các đại lý ở nước ngoài về việc đưa hối lộ. Hội đồng quản trị của Securency, một nửa thuộc sở hữu của Ngân hàng Dự trữ Úc, đã chuẩn chi hàng hàng triệu tiền hoa hồng cho người trung gian Việt Nam của công ty.
Thống đốc Ngân Hàng Dự trữ Úc và Ngân khố quỹ liên bang đã từng từ chối mở cuộc điều tra về việc liệu có phải hội đồng quản trị Securency, hoặc RBA, đã thất bại trong việc giữ gìn thích đáng cho công ty khỏi can dự vào vụ việc hối lộ hay không.
http://www.x-cafevn.org/node/1669
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét