Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
Bài ca nô lệ
Việt-Trung thúc đẩy quan hệ song phương, biên giới
Ngày 18/4, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc Trương Chí Quân đã có cuộc gặp tại Hà Nội.
Hai bên trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và các vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước.
Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao nhằm tạo động lực mới cho quan hệ hai nước; tăng cường hơn nữa giao lưu giữa các cấp, các ngành và các địa phương.
Về quan hệ kinh tế thương mại, hai bên nhất trí sớm hoàn thành Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc; tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng kim ngạch thương mại hai nước đi đôi với việc cần thực hiện các biện pháp từng bước cân bằng cán cân thương mại.
Về tuyên truyền, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan tuyên truyền, quản lý báo chí giữa hai nước, góp phần tăng cường sự hợp tác, hữu nghị và hiểu biết giữa hai nước và nhân dân hai nước.
Về biên giới trên đất liền, hai bên cho rằng tình hình khu vực biên giới ngày càng đi vào ổn định; việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền đã được hoàn thành theo đúng kế hoạch, trong đó có việc chính thức khởi động cơ chế Ủy ban liên hợp Biên giới.
Hai bên nhất trí đôn đốc các ngành, địa phương hai nước nghiêm túc thực hiện các văn kiện đã ký kết để cùng quản lý có hiệu quả đường biên giới mới, góp phần duy trì trật tự trị an trên vùng biên giới.
Hai bên nhất trí cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc.
Về vấn đề trên biển, hai bên đã trình bày rõ quan điểm của mỗi bên. Hai bên cho rằng việc triển khai thực hiện DOC có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Hai bên nhất trí sẽ sớm ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển và thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 để giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh liên quan đến vấn đề trên biển./.
(TTXVN/Vietnam+)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét