Ðầu năm 1988, tôi bị bọn Công An Thành Hồ đưa ra toà. Chúng phang tôi cái án 6 năm tù khổ sai. Cuối năm 1988, từ Nhà Tù Chí Hòa, xe tù đưa tôi lên Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, Xuân Lộc, Ðồng Nai.
Khi ấy Linh mục Trần Ðình Thủ, Dòng Ðồng Công, và Linh mục Nguyễn Công Ðoan, Dòng Tên, đã ở trại tù này. Thấy anh Doãn Quốc Sĩ, hai ông Tu sĩ Phật giáo Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, và tôi đến trại, Linh mục Nguyễn Công Ðoan tổ chức một ban Dịch Thuật cho những người tù vừa kể làm, để những người tù này khỏi phải đi cuốc đất. Linh mục NC Ðoan chịu án tù 14 năm, tội âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, nhưng vì ông có điều kiện giúp trại tù về vật chất, như dây điện, bóng đèn, ống nước ..vv.. nên ông được đi về Sài Gòn lo những thứ đó cho trại. Ông đề nghị và được nhóm Linh mục Trương Bá Cần giúp khoản tiền 1 triệu đồng mỗi tháng để lập một Ban Dịch Thuật trong trại tù. Số tiền 1 triệu hàng tháng này được nộp cho trại Thay vì những người tù trong Ban Dịch Thuật phải đi cuốc đất, tưới miá, điều, trồng bạch đàn họ làm việc dịch thuật nhưng họ vẫn có số tiền 1 triệu đồng một tháng nộp cho trại.
Ngoài tiền, nhóm Linh mục Trương Bá Cần cung cấp giấy bút cho Ban Dịch Thuật. Tài liệu dịch do Lm Trương Bá Cần đưa, đa số là những tài liệu chữ Pháp xưa về cuộc truyền giáo ở Ðàng Trong và Ðàng Ngoài. Tài liệu dịch xong được giao cho Lm. Trương Bá Cần.
Ban Dịch Thuật này không phải là ban dịch của trại tù, không do sáng kiến của ban quản đốc trại. Ban dịch có văn phòng đàng hoàng. Nhân viên dịch là các ông tù Doãn Quốc Sĩ, Trí Siêu Lê Mạnh Thát – Tu sĩ Tuệ Sĩ Pham Văn Thương không chịu vào Ban Dịch – Giáo sư Mã Thành Công, Kỹ sư Ưng Sơ – hai ông vưà kể có án tù khổ sai 8 năm, tội phản động – và tôi.
Trưởng Trại có vẻ kiêu hãnh vì Trại có Ban Dịch Thuật. Mỗi khi có khách đến tham quan, Trưởng Trại trên đường đưa khách đi một vòng thăm trại, thường ghé vào văn phòng Ban Dịch. Một hôm Trưởng Trại hỏi tôi:
- Anh dịch tài liệu tiếng Anh hay tiếng Pháp?
Tôi đáp:
- Thưa ban, tôi dịch cả hai, Anh và Pháp.
Người tù gọi bọn cai tù là cán bộ, nhưng phải gọi bọn Phó Trưởng Trại, Trưởng Trại là “Ban: Thưa ban..” “ Ban” đây là “ban lãnh đạo.” Nguyên câu là: “Thưa cán bộ ban lãnh đạo.” Tiếng “ban” từ những trại tù khổ sai miền Bắc du nhập vào những trại tù khổ sai Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Trưởng Trại lại hỏi:
- Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng nào anh giỏi hơn?
Tôi đáp:
- Thưa ban, tiếng Anh, tiếng Pháp tôi dở ngang nhau.
Sau đó ông bạn tù Mã Thành Công khen tôi:
- Sao anh trả lời nó một câu hay quá.
Tôi nói:
- Anh nghĩ tôi nói khiêm tốn một cách kiêu căng ư? Không đâu Tiếng Anh, tiếng Pháp của tôi làm sao mà giỏi được? Một cái đã dở, cái kia còn dở hơn, làm sao tôi kiếm ăn được?
Nhắc lại: tôi không khiêm tốn một cách kiêu căng một ly ông cụ nào, tôi là người “dzốt nhất Bắc Kỳ, dzốt nhì Ðông Dương.” Từ lâu tôi vẫn yên trí như thế. Mới đây tôi sìu sìu mà phải nhận tôi không phải là người dzốt nhất Bắc Kỳ, dzốt nhì Ðông Dương. Dzốt đây là nói riêng về chuyện “Dzốt tiếng Pháp.” Mời quí vị đọc bài dưới đây sẽ thấy lù lù hiện lên “Nhân vật Dzốt Tiếng Tây Nhất Bắc Kỳ kiêm Dzốt Tiếng Tây Nhất Ðông Dương.”
Bài đăng trên website “anhduong.net.” Năm 1964, một nữ ký giả Pháp đến Hà Nội phỏng vấn Chủ Tịch Hồ Chí Minh của Ðảng Bắc Cộng. Ðây là nguyên văn cuộc phỏng vấn và trả lời bằng tiếng Pháp
Nữ Ký giả Pháp: Est-ce que vous pensez, Monsieur Le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam ?
Hồ Chí Minh: Non, parce que… ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, (un un là cái gì ? Ðâu có ai nói tiếng Pháp như thế ?) et le pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, (thừa chữ que) une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, (phải là “la guerre se prolonge” thì mới đúng) plus les Américains et leurs valets, n’ est ce pas, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.
Par conséquent, la guerre ne peut pas durer éternellement, et je suis très heureux que les politiciens haut placés francais ont reconnu cela (aient reconnu mới đúng văn phạm).
Nữ ký giả: Vous pensez que le Général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit ?
HC Minh: Arbitrer ! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous ne sommes pas des équipes de foot ball. (Rire et ricanement.)
Nữ ký giả: Au-delà des Accords de Genève si je ne me trompe, une idée du Général de Gaulle est la neutralisation de tout le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous parait intéressante ?
HC Minh: Comme j’ai déjà dit quelquefois, c’est une idée intéressante, mais ca dépend la volonté (depend de la volonté mới đúng) de ces peuples, et… la manière comment on procède. (bồi, dịch nguyên văn tiếng Việt) . à la réaliser.
C’est une grande question. n’est-ce pas ?. Et je ne peux pas dire que je suis d’accord, n’est-ce pas ?…Je ne dis pas que je ne suis pas d’accord, n’est-ce pas ? Parce que.. vous dites fleurs, fleurs ; il y a beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses, des blanches, des rouges, etc… des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne sentent pas bon… , mais on dit fleurs, n’est-ce pas ?
Nữ Ký giả: Monsieur le Président, nous avons constaté avec chagrin au cours de notre voyage au Nord Viêt Nam, que l’influence franaise est devenue à peu près inexistante dans votre pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout le franais. Et je me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se rétablir tels que la France continue à jouer… une sorte de rôle culturel ?
HC Minh: Avec la France surtout, et avec tous les autres pays, nous voulons avoir une coopération amicale, culturelle, économique, etc… , mais je suis sur que vous ne voulez pas avoir (phải xóa bỏ chữ avoir mới đúng), n’est-ce pas, que la France ait l’influence qu’elle avait avant, … c’est une autre chose … mais coopération culturelle, économique, qu’est ce qu’il y a encore ?, sportive par exemple, etc…etc… nous, nous désirons.
Nữ Ký giả: Si la guerre se cristallise au Sud et se poursuit encore pendant quelques années, pensez-vous que l’avenir économique du Nord Viêt Nam soit viable ?
HC Minh: Je suis sur que ca (?) non seulement viable (câu thiếu verbe être, phải viết là c’est), mais ça progresse. Parce que vous avez vu vous-même, vous avez constaté vous-même que, ici, nous travaillons beaucoup, notre peuple travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce pas ?, et avec dévouement, avec enthousiasme.
D’un côté, nous travaillons pour…, comment dirais-je, pour principalement, n’est-ce pas, de nos propres forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle des pays socialistes.
Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé des progrès, pas tant comme nous le voulons, nous avons réalisé des progrès et dans l’avenir, nous progressons nous-mêmes.
Nữ ký giả: Vous mentionnez là l’aide des pays socialistes. Est-ce que cette aide ne s’est pas trouvée légèrement compromise à la suite du conflit idéologique entre la Russie et la Chine ?
HC Minh: Non,…… parce que ces questions, n’est-ce pas, n’est pas différence idéologique (ces questions là số nhiều, phải dùng ne sont pas mới đúng) entre nos différents partis-frères, c’est nos affaires intérieures ; ça passera, et l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide fraternelle continue, continuera, c’est très précieuse pour nous.
Nữ Ký giả: Certains ont l’impression chez nous, Monsieur le Président, que le Nord Viet Nam se trouve actuellement assez isolé, asphyxié même, et, politiquement , il ne pourra difficilement éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine. Qu’est-ce que vous répondez à ca ?
HC Minh: JAMAIS !! (Comme un cri)
Nguyễn Ngọc Quỳ phiên âm những lời trên từ phim.
Paris, 5-4-11
Lời bình luận của “Anh Dương”:
Ông ta (HCM) nói chuyện cái kiểu gì mà luôn luôn phải chêm vào “n’est ce pas, n’ est ce pas” …. để có thì giờ tìm lời, như người Việt nói tiếng Mỹ không rành cứ thêm “you know … you know.…” như vậy đâu phải là người giỏi tiếng Pháp mà có khả năng viết các bài chính trị đăng báo Pháp? Nói rõ ra Hồ Chí Minh là kẻ đạo văn, y nhận vơ là tác giả những bài chính luận của nhóm Le Patriot (Nguyễn Ái Quốc) gồm 5 người là Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành (HCM). Hồ Chí Minh còn ăn cắp cả cái tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm, để xài làm tên riêng của mình, Hồ Chí Minh là tên ăn cướp, hèn chi hắn làm chủ Ðảng Cướp Việt Cộng : cướp chính quyền, cướp ruộng đất, cướp tài sản người dân, cướp tên Hồ Chí Minh của Hồ Học Lãm. Ở Hà Nội người ta vẫn còn thờ phụng tên cướp quốc tế trong cái lăng to đùng đen chùi chũi, ngu ơi là ngu !!!!!
Bản dịch cuộc phỏng vấn :
Nữ ký giả Pháp: Thưa Chủ Tịch, ông có nghĩ rằng có một giải pháp quân sự cho cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam?
Hồ Chí Minh: Không, bở vì..a.., cô biết rằng dân tộc Việt Nam là một cái Một, và đất nước Việt Nam là Một. Người Mỹ muốn làm cuộc chiến tranh xâm lược, như họ nói, cuộc chiến tranh không truyên chiến. Như cô cũng biết đấy, cô có thể đọc các báo thế giới, rằng cuộc chiến càng kéo dài, thì người Mỹ và đám tay sai của họ, phải không ạ, nói sao đây ..(quay sang một người nào đó ngồi cạnh ) ..sa lầy…, hơn nưã họ phải chịu những thất bại mới đây như cô thấy đấy.
Do đó, chiến tranh không thể kéo dài mãi, và tôi rất sung sướng rằng những nhà chính trị cao cấp của Pháp đã thấy tình trạng đó.
Nữ ký giả: Ông có nghĩ rằng Tướng De Gaulle có thể bằng cách nào đó, trong lúc nào đó, làm trọng tài cho cuộc tranh chấp
Hồ Chí Minh: Trọng tài? Cô hiểu sao về tiếng trọng tài? Chúng tôi không phải là những đội bóng tròn. (Cười và cười khẩy.)
Nữ ký giả: Bên ngoài Hiệp Ðịnh Geneve, nếu tôi không lầm, một ý kiến của Tướng De Gaulle là việc trung lập hóa toàn vùng Ðông Nam Á. Chủ tịch có thấy ý kiến đó hấp dẫn không?
Hồ Chí Minh: Như tôi đã nói vài lần, đó là một ý kiến hấp dẫn, nhưng việc đó tùy thuộc ở ý muốn của những dân tộc đó, và bởi cách người ta thực hiện nó.
Ðấy la một câu hỏi lớn, phải không ạ? Và tôi không thể nói rằng tôi đồng ý, phải không ạ? Tôi không nói tôi không đồng ý, phải không a? Bởi vì, cô nói hoa, hoa, có rất nhiều loại hoa, có hoa hồng, hoa trắng, hoa đỏ, v..v…những hoa thơm, nhiều hoa khác không thơm, nhưng người ta nói hoa, phải không ạ?
Nữ ký giả: Thưa Chủ tịch, chúng tôi buồn lòng nhận thấy trong chuyến đi thăm miền Bắc Việt Nam của chúng tôi, rằng ảnh hưởng của nước Pháp đã trở thành gần như không còn trong đất nước của ông. Những người dưới 25 tuổi không hiểu gì hết về tiếng Pháp. Và tôi tự hỏi Chủ tịch có nghĩ rằng có thể dựng lại những liên lạc để cho nước Pháp có thể tiếp tục giữ một thứ nhiệm vụ về văn hoá?
Hồ Chí Minh: Với nước Pháp trước nhất, với tất cả các nước khác, chúng tôi muốn có sự công tác thân hữu, văn hóa, kinh tế..v..v.., xong tôi chắc rằng cô không muốn có.., phải không ạ, nước Pháp có cái ảnh hưởng như nước Pháp có trước đây,…..đó là chuyện khác…nhưng cộng tác văn hoá, kinh tế, còn những gì nữa?, thể thao chẳng hạn, vân ..vân, chúng tôi muốn có.
Nữ Ký giả: Nếu cuộc chiến cô đọng lại ở miền Nam và có thể kéo dài trong vài năm nữa, Chủ tịch có nghĩ rằng tương lai nền kinh tế miền Bắc Việt Nam có sống được chăng?
HC Minh: Tôi chắc chắn là cái đó không những chỉ sống mà nó tiến bộ. Chính cô thấy đó, ở đây chúng tôi làm việc nhiều, dân tộc chúng tôi làm việc nhiều, với những từ bỏ, phải không ạ? ,,với sự tận tụy, với nhiệt tâm.
Phần khác, chúng tôi làm việc cho,,, tôi nói sao đây, cho chính là.., phải không ạ, bằng sức mạnh của chúng tôi, và chúng tôi còn có sự giúp đỡ thân hữu của những nước xã hội chủ nghiã.
Cho tới nay, chúng tôi thực hiện được những tiến bộ, không nhiều như chúng tôi muốn, chúng tôi đã có những tiến bộ và trong tương lai chúng tôi sẽ tự tiến lên.
Nữ Ký giả: Ông vưà nói đến sự giúp của những nước xã hội chủ nghiã, Có chăng sự viện trợ ấy đã bị tổn hại ít nhiều vì cuộc tranh chấp ý thức hệ giữa nước Nga và nước Trung Hoa?
Hồ Chí Minh: Không….bởi vì những vấn đề đó, phải không ạ, không phải là những khác biệt về ý thức giữa những đảng-anh em chúng tôi, đó là những chuyện nội bộ của chúng tôi, tình trạng đó sẽ qua, và sự hơp nhất, sự đồng nhất, sẽ tự đến. Nhưng sự viện trợ anh em tiếp tục, sẽ tiếp tục, cái đó rất quí với chúng tôi.
Nữ ký giả: Thưa Chủ Tịch, ở nước tôi có một số người cho rằng miền Bắc Việt Nam hiện đang bị khá đơn độc, ngay cả bị nghẹt thở, và về chính trị, miền Bắc khó lòng tránh được việc trở thành một thứ vệ tinh của Trung Quốc. Ông nói gì về chuyện đó?
Hồ Chí Minh: KHÔNG BAO GIỜ! ( Như một tiếng kêu.)
o O o
CTHÐ: Tôi định đặt tên bài Viết ở Rừng Phong này là “Hồ Chí Bồi.” Nhưng tôi thấy cái tên bài đó xúc phạm đến những người làm bồi, nên tôi đặt tên bài là “Nhất Bắc Kỳ, nhì Ðông Dương.”
Tôi để quí vị có những suy loạn của quí vị về nhân vật Hồ Chí Minh.
Hoàng Hải Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét