Pages

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Cô lập Việt gian, tại sao và bằng cách nào?


VietVoiNhau - Trang web Dân Làm Báo đang kêu gọi việc đối phó với Việt gian như sau: “Mỗi người là 1 chiến sĩ thông tin. Vạch trần tội ác hôm nay để ngăn ngừa tội ác ngày mai. Chứng tích của tội ác phải được lưu giữ cho lịch sử mai sau và cho sự phán xét của công lý”.
Ngày nay Việt gian đang được hiểu theo một nghĩa khác.


Ngày trước, Việt gian được hiểu như cách mà Từ điển bách khoa mở Wikipedia định nghĩa: “Việt gian là một cụm từ miệt thị dùng để ám chỉ những người Việt Nam phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang, có những hành động đi ngược lại với quyền lợi dân tộc.


Cụm từ này được Việt Minh sử dụng để chỉ những thành phần bị cho là ủng hộ Pháp trong thời chiến tranh Đông Dương, địa chủ, hay phản cách mạng. Các chủ trương của Việt Minh gồm có “tổ chức Việt Nam nhân dân cách mạng quân và võ trang dân chúng để thẳng tay trừng trị bọn Việt gian phản quốc” và “tịch thu tài sản của đế quốc Pháp, Nhật và bọn Việt gian phản quốc”. Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, Việt Minh đã thành lập những “Ban trừ gian” để tiêu diệt những thành phần chống đối.


Sau này, từ “Việt gian” được sử dụng bởi nhiều phe nhóm chính trị để chỉ những cá nhân và tổ chức có quan điểm hay hành động mà họ cho rằng thân với kẻ thù và phản lại dân tộc. Ví dụ, Hồ Chí Minh bị một số người gọi là Việt gian sau khi chính phủ ông ký Hiệp định sơ bộ với Pháp. Chính phủ Ngô Đình Diệm gọi những người chống đối ông là “Việt gian Cộng sản”, bất kể họ là người cộng sản hay không.


Nhiều nhân vật lịch sử cũng bị cho là Việt gian bởi những người thế hệ sau như Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Nguyễn Ánh, Hoàng Cao Khải, hay Ngô Đình Cẩn” (xem tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_gian ).


Việt gian quả là khó hiểu, khó nhận diện.


Hôm nay, khi dân chúng biểu tình chống đối Trung Quốc vì những hành động ngang ngược, Việt gian được người dân “định nghĩa” là những an ninh, công an chìm… có những hành động vô lễ, tàn bạo với nhân dân.
Nếu chúng ta đồng ý như vậy, thì làm sao để ứng phó hiệu quả với Việt gian đây?


Cách mà Dân Làm Báo đưa ra là tác động trực tiếp, nó hiệu quả và khó thực hiện thế nào thì khỏi phải bàn nữa.


Có một cách khả dĩ nữa là cô lập. Đương nhiên không thể trực tiếp cô lập Việt gian, mà là cô lập gia đình đang chung sống với tay Việt gian này.


Cô lập bằng cách nào? Bạo động hay bất bạo đông?


Đương nhiên là bất bạo động.


Nếu Việt gian có vợ, thì phải âm thầm vận động với các phụ nữ trong khu phố, làng xóm “nghỉ chơi” hoặc lạnh nhạt với người có chồng dám dùng giày chà đạp lên mặt của nhân dân (tầng lớp góp công sức và đóng thuế để nuôi nhà nước).


Kinh nghiệm tại Tây Tạng cho biết, vợ một tay công an ác ôn khi ra chợ, cả chợ không giao tiếp và bán mua, hỏi cái gì người dân cũng không bán, bán cái gì người dân cũng không mua. Con cái đi học thì thầy cô dửng dưng, mặc kệ, bài không kiểm tra, ra chơi thì bạn bè làm lơ, không thèm nói chuyện.


Chẳng có một lời miệt thị, chẳng có một hành động vũ lực, trả đũa, nhưng vợ con tay ác ôn này vì quá căng thẳng mà chồng phải xin chuyển công tác đi xứ khác.


Việc dửng dưng, lạnh nhạt của cộng đồng chẳng vi phạm một điều luật nào cả. Thế nhưng, sức mạnh của lối sống cô lập, kiểu “vườn không nhà trống” trong chiến tranh bạo lực, không phải là đơn giản. Nhu cầu tình cảm cộng đồng với tay Việt gian có thể đã chết lặng từ lâu, nhưng với phụ nữ và trẻ em (vợ con hắn) thì vẫn còn mạnh mẽ, hãy cô lập thứ tình cảm ấy để cho nó đơn độc.


Hơn nữa, trong chiến dịch bất bạo động, việc dửng dưng lạnh nhạt lại là điều dễ làm nhất, chả cần một chiến thuật hay chiến lược gì cụ thể. Trong khu phố mình có một tay an ninh ác ôn, một cảnh sát khát máu… tự mình nghỉ chơi với gia đình nó, chẳng chửi rủa, đôi co làm gì. Nếu mình không rủ được ai, sợ bè nhóm, thì tự mình cô lập, thấy ai chơi với hán, mình cô lập hoặc tỏ thái độ với người đó. Ngày rộng tháng dài, chắc chắn sự cô lập sẽ nhân lên,


Chuyện cô giáo ở Tây Tạng còn vận động cộng đồng dùng bất kì phương tiện nào để có thể quay phim, chụp ảnh… nhằm theo dõi các hành vi xấu của tay công an ác ôn kia, nếu kiếm được cái gì hay thì bỏ lên mạng hoặc âm thầm in ra dán nơi công cộng. Có ngày vợ hắn ra chợ, con hắn đến trường, thấy tội đồ của chồng, của cha dán ở đó, người dân xầm xì.


Nếu hắn có hai ba cái nhà, một vài công xưởng, hoặc đang bảo kê cho cơ sở làm ăn nào đó, thì phải móc nối làm sao để biết được thực lực chuyện làm ăn này ra sao. Khi có được câu chuyện chính xác về sự tham ô, móc ngoặt, tham nhũng, cướp giật… thì nhanh chóng phát tán thông tin rộng rãi.


Tại sao thời buổi điện thoại di động có thể quay phim, chúng ta không âm thầm, thậm chí lén quay các công việc của những tay Việt gian nhỉ. Bởi với cái bản chất xem người dân không ra gì, thế nào cũng có lúc những sinh hoạt không ra gì của hắn sẽ lộ diện.


Cũng kinh nghiệm tại Tây Tạng cho thấy, khi người dân quay được những cảnh tàn bạo của tên công an ác ôn để công bố trên mạng, đứa con quá xấu hổ mà phải nghỉ học. Rồi chuyện người vợ, cũng vì xem clip, mà biết chồng mình là phường trăng hoa, trai gái, nên ghen tuông, chửi bới không tiếc lời.


Một đơn cử để thực tập. Trên website Dân Làm Báo có đề cập đến công an ác ôn tên Minh (Đội phó đội an ninh quận Hoàn Kiếm, Hà Nội(?), những “chiến sĩ thông tin” ở khu vực này hãy dùng ống dòm, ống kính tele để theo dõi số quân, bảng số xe; tiếp đó tìm hiểu số di động, địa chỉ nhà, địa chỉ email… Đây là những cơ sở đầu tiên để phân tích, dõi theo tập quán của một kẻ ác ôn.


Khi có được những thông tin cơ bản ấy rồi, hãy tiến đến tìm hiểu vợ con hắn làm gì, ở đâu? Thậm chí, quê hương bản quán tỉnh nào, gia đình dòng họ ra sao… Hãy chia nhau mà tìm hiểu, mỗi người một góc thông tin, thời buổi internet, chia sẻ điều ấy rất nhanh. Giả dụ, nếu con hắn học dốt, nghiện hút, mê chơi… thì mình cô lập theo hướng tung những thông tin này lên công chúng; ngược lại, học giỏi, trò ngoan… thì cô lập theo hướng khác. Kiểu một trò ngoan làm sao có thể chấp nhập việc cha mình đạp lên mặt một người vô tội ngang tuổi ông nội, ông ngoại của mình.


Khi đã có được sơ yếu lý lịch, biết được tập tính, thì việc cô lập sẽ có cơ sở để tiến hành thiết phục.


Vận nước lúc rối ren, mỗi người tìm một cách để “hữu trách”, việc bày tỏ thái độ bằng cách cô lập các tay ác ôn ra khỏi cộng đồng sống là điều khả dĩ với cả đôi bên. Tay ác ôn buộc phải thay đổi, còn cộng đồng thì khó bị hù dọa, trả thù.


VietVoiNhau


http://rfavietnam.com/node/717

Không có nhận xét nào: