Pages

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Lời kể lúc bị bắt khi biểu tình HN ngày 17.07.02011 của một người bạn (nữ) dũng cảm


Video clip compliment of Chau Xuan Nguyen

Aqua Phạm


Vui và buồn

Vui vì hết thảy bạn bè đồng tình ủng hộ mình.

Khi mình nói tuần này mình đi biểu tình với bạn bè từ thân sơ đến chí cốt, từ lớn đến nhỏ, từ tây đến ta, từ quân ta đến quân mình, chưa thấy một ai ngăn cản mình và ái ngại thương cho mình như trước kia đã từng có một thời kỳ như vậy, vui quá ta.

Rồi khi mình bị bắt, mình call cho bạn mình và mọi người đưa tin cho nhau cùng cầu nguyện cho mình bình an trở về, cảm động và vui quá, xin cám ơn tất cả.
Khi vô đồn Công An mình tôn trọng sự an nghiêm của Chánh quyền mình đã tắt máy, đến khi ra khỏi mình mới mở máy ra, chao ôi biết bao nhiêu là cuộc gọi nhỡ, biết bao nhiêu là tin nhắn, mà khi đó vì vừa đói vừa mệt hoa mắt không tài nào đọc nổi hết, huhuhu, sorry cả nhà, về đến nhà mình mới đeo kiếng, mở ra đọc mặc dù chưa ăn uống gì, mừng rơi nước mắt, xin cám ơn cả nhà ta nhiều nhiều.

Về đến nhà nhào vô làng Mul, lời đầu tiên là thông báo về sự bình an của mình, có bạn nói mình dũng cảm trong khi họ thì không dám đi biểu tình (?). Xin cám ơn sự chia sẻ và lời chúc chân thành của các bạn ta.

Buồn vô hạn định…

Đầu tiên là được nghe loa của ban tổ chức dẹp biểu tình: đồng bào chú ý…Hiện nay Nhà Nước đã đàm phán cùng với bên Trung Quốc mọi việc đã rất ổn thỏa, biển đảo đã và đang bình yên, quan hệ đang tốt đep, đề nghị mọi người hãy ra về, không nên xuống đường gây mất trật tự….BUỒN QUÁ.

Mọi người bắt đầu phản đối và hô vang khẩu hiệu yêu nước, những hàng rào công an cảnh sát cơ động….được huy động dàn hàng ngang tiến tới đẩy đoàn biểu tình, yêu cầu giải tán, còi loa ing ỏi nghe chói tai, rồi bắt bớ, rồi đàn áp trong một bầu không khí tràn ngập nhiệt huyết, mọi việc qua đi chóng vánh quá. Hết 1 đợt đàn áp gần 20 người bị lên xe chở đi mặc dù đoàn người biểu tình đã cố gắng gỡ cho họ, nhưng cuối cùng vẫn không thoát. Mình nghĩ đúng là có đi biểu tình mới thấy hết các cảnh diễn ra đến khó hiểu. Vẫn tiếp tục theo đoàn biểu tình vang vang tiếng hô HOÀNG SA – TRƯỜNG SA – VIỆT NAM….có lẽ vì hô to quá rầm rộ quá nên lại bắt bớ đàn áp đợt 2. Đoàn người qua ngả tư ĐIện biên – Trần Phú. Cảnh sát và anh ninh chìm nổi, trật tự, cơ động đủ cả khoảng 8 thành phần đông ơi là đông, chỉ thiểu đội Rằn ri nữa thôi. Sau một hồi bị chia ra nhiều ngả, đoàn biểu tình lại chờ nhau tập hợp và đi tiếp chỉ được 50m tời đoàn có đường tàu đi qua không rào chắn phía trên 1 xe cảnh sát có mào rẻ ngược chiều với loa yêu cầu đoàn người ko được đi tiếp, phía sau 1 xe cam nhông yêu cầu ko được dừng lại, trong lúc bối rối chả hiểu gi, đoàn BT đành dừng lại và hô vang khẩu hiểu ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, HÒA SA_ VIỆT NAM, TRƯỜNG XA _ VIỆT NAM…. Mình nhìn thấy ông anh ninh chìm, mặc sơ mi, mà từ đầu đến nay luôn chỉ đạo lính đàn áp biểu tình, mặt ổng tức giận, ổng khua tay và ra lệnh bắt hết, tóm hết vậy là hàng trăm người lính của ổng lao vào đoàn người lôi, kéo giằng, khiêng, đấm đá túi bụi toán loạn, mình chỉ đi một mình nhưng cũng hòa vào đoàn người để hưởng không khí trùng trùng điệp điệp, mình thấy bất bình quá lao vào xin tha cho các bạn mà cũng không được, mình hô to, to lắm KHÔNG ĐƯỢC BẮT NGƯỜI, mình hỏi 1 cảnh sát sao các anh lại bắt người dân yêu nước đi biểu tình? Hình như họ không được quyền trả lời, im lặng mắt không dám nhìn vào mình và lầm lũi quay đi, mình BUỒN QUÁ ai ơi.











1 xe bus được điều đến từ lúc nào, tất cả người bị bắt đều bị quăng lên xe như 1 bao hàng quốc cấm – mình nghĩ vậy, vì cảnh sát quăng lên mà. Đang mải ngó nghiêng thì mình thấy ổng chỉ huy vừa nãy chỉ vào phía mình, và lừ mắt cho lính của ổng, theo phản xạ tự nhiên mình lùi lại quay đi nhưng cũng ko thoát, 2 “EM” kéo tay mình lôi đi lên xe, mình hỏi sao lại bắt tôi? chúng nói chị cứ theo tôi, mình biết thân mình có chống lại cũng vô ích mà chẳng may gẫy tay, gẫy chân hay bị chúng cào cấu, lên gối như mấy bạn kia thì uổng, và mình cũng muốn đi xem họ làm gì mình mà chẳng thấy sợ gì cả. Khi xe chuyển bánh kết thúc đợt 3.

Trên xe bus, mình nhìn quanh thấy tất cả đều là những gương mặt quen thuộc mà các lần trước mình coi trên mạng, mà không biết tên ai, giờ thì mình được ngồi cùng xe, được nói chuyện với họ vui và bất bình. Có mấy anh cảnh sát chìm và nổi ngồi cùng, đặc biệt có một thanh niên khoảng chừng gần 30, tham gia hộ tống chúng tôi, thoạt đầu tưởng là cảnh sát hình sự, khi chúng tôi hỏi TẠI SAO CÁC ANH BĂT CHÚNG TÔI, thì người này không trả lời. Tôi nghĩ có thể họ được chỉ thị không được phép giải thích bất cử điều gì, một vài anh chị trên xe tỏ vẻ nghi ngờ “HẮN LÀ NGƯỜI TÀU” ??? một chị trong hội bị bắt đã từng qua học bên Trung Quốc bèn hỏi y bằng tiếng Trung, hắn cũng vẫn im de, lạ quá chừng???

Hình của người mà cả đoàn nghi ngờ đó đây các bạn coi nè:



Xe đóng kín hem có airconditional, trời thì nóng hư đổ lửa, khát và nóng. Trên xe mọi người bàn tán và hỏi thăm nhau. những người bị bắt các lần trước phổ biến kinh nghiệp cho nhau kho làm việc với cơ quan an ninh – mình được một bài học mới.













Mọi người bắt đầu hát NỐI VÒNG TAY LỚN chờ đón giờ phút vô đồn bốt, trời ơi. tôi chưa bao giờ có được cảm giác như vậy. ĐI vòng vo mãi bus phải quay lùi, tiến rồi quay không biết bao nhiêu đỏ mới đỗ lại để chúng tôi xuống, một công an mặc sắc phục bàn bạc gì với 2 tay chân ko sắc phục_ mình không biết gọi là giề (?), rồi nói với mọi người xuống xe đi từ từ không được chạy, hehehe, chúng tối trả lời: các anh cứ yên tâm, tôi là người đoàng hoàng, yêu nước đi biểu tình có tội gì đâu mà sợ đến nỗi phải bỏ chạy, BUỒN TIẾP và thấy khó hiểu???

Mình nhìn thấy bên dưới 1 hàng rào cảnh sát mặc sắc phục đứng thành 2 hàng từ trong ra tận xe bus để “ĐÓN CHÀO” chúng tôi như những nguyên thủ QUỐC GIA LẠ, sự thực thì họ sợ chúng tôi CHẠY, há há sao lại sợ vậy nhỉ.

Vào trong sân, gặp tất cả những người bị bắt 2 đợt trước, tất cả đều vẫn còn nguyên chí khí mạnh mẽ và quyết liêt lắm.

Chúng tôi bắt đầu hỏi cảnh sát: Tại sao các anh bắt chúng tôi?

Trả lời: Tôi đâu có bắt, chỉ mời các anh chị về đây làm việc.

Hỏi tiếp: Không bắt sao lại đàn áp, cưỡng chế và đánh người yêu nước vậy?

Trả lời: Tôi đâu biết, trên chỉ thị xuống là phải tiếp các anh chị, chỉ cần hỏi tên tuổi thôi chứ không có vấn đề gì, haizzz, BUỒN với kiểu bắt người vô cớ và liên lẹo này quá???

Tôi cứ bị ám ảnh bởi kiểu mời về làm việc của họ đàu óc vẫn còn choáng váng khi chứng kiến cảnh em Nguyễn Trí Đức sinh năm 1976 bị họ bắt và hành hung rất dã man http://images.multiply.com/multiply/multv.swf

Các anh công an vẫn nghĩ đó là hành động mời chúng tôi về đồn làm việc???

Không hiểu điều luật định nào cho phép họ làm như vậy, khi chúng tôi thể hiện lòng yêu nước của mình là điều hoàn toàn đúng, tại sao họ được phép bắt người trái phép? tôi cứ tự hỏi mà mãi không có câu trả lời.

Nhờ đi biểu tình và bị bắt tôi biết thêm được nhiều người mà tôi đã biết tiếng như blogger Vũ Quốc Ngữ, Ngô Duy Quyền – chồng Luật sư Lê Thị Công Nhân hai chị em lưu số điện thoại để tiện liên lạc, em Phương – người đọc Tuyên cáo tại Nhà hát lớn lần trước, Phương Bích, bác Hùng cán bộ đã nghỉ hưu, anh Vinh Anh blogger, cháu Vinh là học sinh đang du học ở Malaysia, người hô khẩu hiệu khỏe nhất, Chị Minh Hằng xinh đẹp và đầy nhiệt huyết…

Sau khi thẩm vấn xong, họ đã có danh sách chúng tôi, họ bỏ đi và dồn chúng tôi ra ngoài sân. Chúng tôi chờ mãi xe đến đón như lời họ hứa hen trước lúc mời về đây, tôi hỏi muốn gặp lãnh đạo của họ, loanh quanh mãi không có ai ra giải quyết, tôi hiểu vậy là chúng tôi đã bị bỏ rơi nơi huyện Từ Liêm cách trung tâm HN hơn chục cây số, trong khi vừa đói vừa khát khi được thả tự do. Chúng tôi đành quốc bộ tìm đường ra bến xe, vừa đi vừa biểu tình tiếp cho quên đi cái đói, cái khát cùng với sự mệt mỏi…..

Aquapham.

Đây là người khó hiểu nhất trên chuyến xe bus áp giải những người biểu tình bị bắt ngày 17.07 từ Điện biên tới Mỹ Đình. Trên xe chúng tôi hỏi anh ta đưa chúng tôi đi đâu, tại sao lại bắt chúng tôi???… nhưng không thấy trả lời và hình như không hiểu tiếng Việt, có 1 chị biết tiếng Tàu hỏi anh ta tỏ vẻ khó chịu ú ớ ko thành tiếng và xua tay ko đồng ý quan tâm.


Người quen cùng chuyến bus

Không có nhận xét nào: