Vietnam website photo. Bản đồ Hoàng Sa của Việt Nam
Việt-Long, RFA
Trong lúc tình trạng căng thẳng gia tăng ở biển Nam Trung Hoa, một mảnh đảo cỏn con ở Nam Thái Bình Dương đã trở thành điểm trắc nghiệm mới nhất cho chính sách ngoại giao của một cường quốc mới nổi trong khu vực nhắm vào các nước láng giềng.
200 tỉ thùng dầu thô
Giới quan sát trên thế giới e rằng Trung Quốc sẽ đè nát các láng giềng của họ để bảo đảm hành lang tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhên vô giá, gồm trữ lượng dầu khí và khoáng sản khổng lồ ở biển Nam Trung Hoa.
Mới tuần này Trung Quốc vừa có một hành động như để xác định rằng sự e ngại đó sẽ thành sự thật.
Trung Quốc quyết định chính thức đặt thủ phủ hành chánh của một vùng biển mênh mông vào một “thành phố” ít ai biết tới trên hòn đảo tí hon ở nam Thái Bình Dương.
Nhưng miếng mồi nào thực sự đáng giá ở nơi đó? Trước hết, đó là trữ lượng 213 tỉ thùng dầu dưới đáy biển, nhiều hơn trữ lượng của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chỉ kém Á Rập Xê-Út và Venezuela, theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng của Hoa Kỳ ghi nhận.
Vì thế nên Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cùng bước vào cuộc tranh giành những quyền pháp lý cho những cụm đảo mà thoạt trông chẳng khác nào một dúm đá trơ trọi.
Năm điểm nóng ngòi nổ chiến tranh ở nơi này, trước hết và mới nhất, gần Việt Nam nhất, là Tam Sa.
Thành phố mới của Trung Quốc ở cấp quận hạt, gọi là Tam Sa, chỉ chiếm diện tích hơn 12 kilomet vuông, như cái móng tay chìm nghỉm trong một diện tích lãnh hải mà nó cai quản, gần 2 triệu kilomet vuông, bao gồm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang bị tranh giành quyết liệt.
Toạ lạc trên đảo Woody, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa, Tam Sa là một thành phố 3 ngàn 500 dân, hầu hết là dân đánh cá. Mãi tới 2004 nơi này mới có dịch vụ điện thoại di động, không có trường học. Tuy vậy thủ phủ Tam Sa cai quản một diện tích lãnh thổ- lãnh hải bằng 1/10 diện tích nước Trung Hoa. Không có phi trường, nhưng một phi đạo nối dài có thể dành cho phi cơ phản lực chiến đấu đáp xuống.
Danh xưng Tam Sa có nghĩa là “ba bờ cát”cũng là một sự khiêu khích. “Ba bờ cát” ngụ ý chỉ ba giải đảo san hô chính hình thành quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam, Trung Quốc, và Đài Loan cùng tranh giành chủ quyền.
Điểm nóng thứ nhì là Reed Bank, Việt Nam gọi là bãi Cỏ Rong. Công ty Dầu khí Philex của Philippines ước lượng nơi này là một giếng khí đốt thiên nhiên khổng lồ. Reed Bank có thể chứa đựng gấp hai lần lượng khí thiên nhiên của mỏ khí đốt lớn nhất của Philippines, trị giá lên đến hằng tỉ đô la. Giếng khí thiên nhiên này chìm hẳn dưới mặt nước khi thuỷ triều lên, được dự trù khoan dò vào sang năm. Philex muốn khai thác chung Reed Bank, nhưng mối căng thẳng với Trung Quốc đã làm chậm dự án. Để xác quyết chủ quyền, hồi tháng sáu vừa qua Philippines đã đặt lại tên cho Reed Bank là Recto Bank, lấy tên chính trị gia yêu nước của Philippines hồi thế kỷ 20 là Claro Recto.
Là một đảo đá hình móng ngựa, đường kính hơn 6 km, chỉ nổi vài mỏm trên mặt nước khi thuỷ triều xuống. Đá này cách đảo Vĩnh viễn do Philippines chiếm đóng 95 km, cách đảo Sinh tồn Đông của Việt Nam chiếm giữ 106 km.
Tên Mischief do thuỷ thủ người Đức Heribert Mischief đặt năm 1791 khi phát giác đảo này. Tên Việt Nam là đá Vành Khăn, Philippines gọi là Panganiban, Trung Quốc đặt tên là Mỹ Tế tiêu, và năm 1994 chiếm đóng, xây dựng những kiến trúc trên cột gắn trên đá. Philippines phản đối, xác định chủ quyền và lên án Trung Quốc thi hành chiến dịch “xâm lấn tiệm tiến”. Năm 1996 Trung Quốc nạo vết lòng biển quanh Mischief reef để tàu lớn vào được. Trung Quốc cũng tăng cường cho vững chắc những công trình đã xây dựng và nạo vét thêm lòng biển, có thể để đậu tàu chiến ở đó.
Là một giải đá vòng cung nổi mấp mé mặt nước, bao bọc một diện tích mặt biển hơn 150 km vuông, Scarborough Shoals nằm cách bở tây Philippines khoảng 200 km, được đặt tên này khi một chiếc tàu của Công ty Đông Ấn của Anh đụng phải vành đá và chìm ở đó năm 1784.
Philippines, Trung Quốc, Đài Loan giành chủ quyền nơi này. Khu vực xung quanh Scarborough là một trong những vùng biển giàu hải sản nhất của biển Nam Trung Hoa. Nét nổi bật nhất của nơi này là một toà tháp bằng sắt cũ kỹ trồi lên ở cửa vòng cung bãi cạn, do hải quân Philippines kiến tạo năm 1965.
Tháng tư năm nay, Trung Quốc và Philippines đối đầu căng thẳng trên biển tại nơi này. Tổng thống Philippines quyết định tăng cường quân lực sau vụ này.
Là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, đảo này từng mang tên Việt Nam từ thời Pháp đô hộ là đảo Ba Bình. Trung hoa Dân quốc từ Trung Hoa đại lục cho tàu đến xác định chủ quyền vào năm 1946. Năm 1955, Đài Loan lại trở lại, đem quân chiếm giữ, xây dựng công sự phòng thủ kiên cố và sau đó là phi đạo có thể đáp phi cơ vận tải C-130.
Đài Loan được cho là đang nghiên cứu việc nối dài đường băng máy bay này để đón thêm các phi cơ quân sự khác.
Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines, và Đài Loan cùng giành chủ quyền nơi này. Đặc điểm của nó là diện tích đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, mang ý nghĩa quan trọng về chiến lược.
Tên đảo “Thái Bình” theo sau một hành động không mấy hoà bình, được đăt theo tên tên chiếc tàu chiến Đài Loan ra chiếm đảo năm 1955.
200 tỉ thùng dầu thô
Giới quan sát trên thế giới e rằng Trung Quốc sẽ đè nát các láng giềng của họ để bảo đảm hành lang tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhên vô giá, gồm trữ lượng dầu khí và khoáng sản khổng lồ ở biển Nam Trung Hoa.
Mới tuần này Trung Quốc vừa có một hành động như để xác định rằng sự e ngại đó sẽ thành sự thật.
Trung Quốc quyết định chính thức đặt thủ phủ hành chánh của một vùng biển mênh mông vào một “thành phố” ít ai biết tới trên hòn đảo tí hon ở nam Thái Bình Dương.
Sơ đồ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 giữa VNCH-Trung Quốc- Wikimedia Commons photo
Nhưng miếng mồi nào thực sự đáng giá ở nơi đó? Trước hết, đó là trữ lượng 213 tỉ thùng dầu dưới đáy biển, nhiều hơn trữ lượng của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chỉ kém Á Rập Xê-Út và Venezuela, theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng của Hoa Kỳ ghi nhận.
Vì thế nên Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cùng bước vào cuộc tranh giành những quyền pháp lý cho những cụm đảo mà thoạt trông chẳng khác nào một dúm đá trơ trọi.
Năm điểm nóng ngòi nổ chiến tranh ở nơi này, trước hết và mới nhất, gần Việt Nam nhất, là Tam Sa.
Tam Sa/ Phú Lâm
Thành phố mới của Trung Quốc ở cấp quận hạt, gọi là Tam Sa, chỉ chiếm diện tích hơn 12 kilomet vuông, như cái móng tay chìm nghỉm trong một diện tích lãnh hải mà nó cai quản, gần 2 triệu kilomet vuông, bao gồm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang bị tranh giành quyết liệt.
Toạ lạc trên đảo Woody, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa, Tam Sa là một thành phố 3 ngàn 500 dân, hầu hết là dân đánh cá. Mãi tới 2004 nơi này mới có dịch vụ điện thoại di động, không có trường học. Tuy vậy thủ phủ Tam Sa cai quản một diện tích lãnh thổ- lãnh hải bằng 1/10 diện tích nước Trung Hoa. Không có phi trường, nhưng một phi đạo nối dài có thể dành cho phi cơ phản lực chiến đấu đáp xuống.
Danh xưng Tam Sa có nghĩa là “ba bờ cát”cũng là một sự khiêu khích. “Ba bờ cát” ngụ ý chỉ ba giải đảo san hô chính hình thành quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam, Trung Quốc, và Đài Loan cùng tranh giành chủ quyền.
Reed Bank/ Bãi Cỏ Rong
Điểm nóng thứ nhì là Reed Bank, Việt Nam gọi là bãi Cỏ Rong. Công ty Dầu khí Philex của Philippines ước lượng nơi này là một giếng khí đốt thiên nhiên khổng lồ. Reed Bank có thể chứa đựng gấp hai lần lượng khí thiên nhiên của mỏ khí đốt lớn nhất của Philippines, trị giá lên đến hằng tỉ đô la. Giếng khí thiên nhiên này chìm hẳn dưới mặt nước khi thuỷ triều lên, được dự trù khoan dò vào sang năm. Philex muốn khai thác chung Reed Bank, nhưng mối căng thẳng với Trung Quốc đã làm chậm dự án. Để xác quyết chủ quyền, hồi tháng sáu vừa qua Philippines đã đặt lại tên cho Reed Bank là Recto Bank, lấy tên chính trị gia yêu nước của Philippines hồi thế kỷ 20 là Claro Recto.
Trụ sở HĐND Tam Sa, ngày 25 tháng 7, 2012- Sreen capture
Mischief Reef – Đá Vành Khăn
Là một đảo đá hình móng ngựa, đường kính hơn 6 km, chỉ nổi vài mỏm trên mặt nước khi thuỷ triều xuống. Đá này cách đảo Vĩnh viễn do Philippines chiếm đóng 95 km, cách đảo Sinh tồn Đông của Việt Nam chiếm giữ 106 km.
Tên Mischief do thuỷ thủ người Đức Heribert Mischief đặt năm 1791 khi phát giác đảo này. Tên Việt Nam là đá Vành Khăn, Philippines gọi là Panganiban, Trung Quốc đặt tên là Mỹ Tế tiêu, và năm 1994 chiếm đóng, xây dựng những kiến trúc trên cột gắn trên đá. Philippines phản đối, xác định chủ quyền và lên án Trung Quốc thi hành chiến dịch “xâm lấn tiệm tiến”. Năm 1996 Trung Quốc nạo vết lòng biển quanh Mischief reef để tàu lớn vào được. Trung Quốc cũng tăng cường cho vững chắc những công trình đã xây dựng và nạo vét thêm lòng biển, có thể để đậu tàu chiến ở đó.
Bãi cạn Scarborough
Là một giải đá vòng cung nổi mấp mé mặt nước, bao bọc một diện tích mặt biển hơn 150 km vuông, Scarborough Shoals nằm cách bở tây Philippines khoảng 200 km, được đặt tên này khi một chiếc tàu của Công ty Đông Ấn của Anh đụng phải vành đá và chìm ở đó năm 1784.
Philippines, Trung Quốc, Đài Loan giành chủ quyền nơi này. Khu vực xung quanh Scarborough là một trong những vùng biển giàu hải sản nhất của biển Nam Trung Hoa. Nét nổi bật nhất của nơi này là một toà tháp bằng sắt cũ kỹ trồi lên ở cửa vòng cung bãi cạn, do hải quân Philippines kiến tạo năm 1965.
Tháng tư năm nay, Trung Quốc và Philippines đối đầu căng thẳng trên biển tại nơi này. Tổng thống Philippines quyết định tăng cường quân lực sau vụ này.
Đảo Thái Bình/ Ba bình/ Itu Aba ở Trường Sa
Là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, đảo này từng mang tên Việt Nam từ thời Pháp đô hộ là đảo Ba Bình. Trung hoa Dân quốc từ Trung Hoa đại lục cho tàu đến xác định chủ quyền vào năm 1946. Năm 1955, Đài Loan lại trở lại, đem quân chiếm giữ, xây dựng công sự phòng thủ kiên cố và sau đó là phi đạo có thể đáp phi cơ vận tải C-130.
Đảo Ba Bình/ Thái bình, Trường Sa - RFI web photo
Đài Loan được cho là đang nghiên cứu việc nối dài đường băng máy bay này để đón thêm các phi cơ quân sự khác.
Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines, và Đài Loan cùng giành chủ quyền nơi này. Đặc điểm của nó là diện tích đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, mang ý nghĩa quan trọng về chiến lược.
Tên đảo “Thái Bình” theo sau một hành động không mấy hoà bình, được đăt theo tên tên chiếc tàu chiến Đài Loan ra chiếm đảo năm 1955.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét