Pages

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Mỹ đi nước cờ nào ở Biển Đông?




Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” và cử một đơn vị đồn trú tại trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng.
Vậy Mỹ sẽ có phản ứng ra sao?Chỉ trích Bắc Kinh quá mạnh thì chính quyền Mỹ Barack Obama sẽ làm căng thẳng mối quan hệ với siêu cường đang nổi này. Để mặc vấn đề trên trôi qua sẽ làm suy yếu 2 năm nỗ lực ngoại giao cường độ cao đã tạo cho Mỹ một vị thế trong các quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2010, vốn được đưa ra trong một tuyên bố về lợi ích quốc gia của Mỹ, là hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nơi Trung Quốc và 5 nước láng giềng đang tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.Nhưng căng thẳng đã leo thang.


Tuần trước Trung Quốc đã tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc sẽ không thể triển khai nhiều lực lượng quân sự tại một hòn đảo nhỏ với số dân vẻn vẹn 1.000 người và hầu như không đủ chỗ cho một đường băng. Nhưng nó có tầm quan trọng về biểu tượng. 

Bắc Kinh nói rằng “thành phố Tam Sa” sẽ quản lý hàng trăm ngàn km2 biển, nơi Trung Quốc muốn tăng cường kiểm soát đối với quần đảo tranh chấp và có tiềm năng giàu dầu mỏ.
Mỹ bày tỏ quan điểm
Tại Washington, các nhà hành pháp quan tâm đến châu Á đã nhanh chóng lên tiếng. Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain gọi động thái trên của Trung Quốc là khiêu khích, và làm tăng thêm mối lo ngại rằng Trung Quốc sẽ âm mưu áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ thông qua đe dọa và ép buộc. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jim Webb cho biết ý đồ khẳng định quyền kiểm soát vùng lãnh thổ tranh chấp của Trung Quốc có thể là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ ra thận trọng trong bình luận, nhưng cũng phê phán “cách làm đơn phương” của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói: "Tôi nghĩ rằng ở đây có một sự lo ngại, rằng họ đang bắt đầu tiến hành các hành động trong khi chúng tôi muốn thấy tất cả các vấn đề đều được giải quyết trên bàn thương lượng”.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ không muốn tỏ ra mềm yếu với Trung Quốc trong khi tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai trước ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney.
Ông Romney đã cáo buộc Tổng thống đương nhiệm mềm yếu với Bắc Kinh và tuyên bố sẽ cứng rắn hơn nếu đắc cử, đặc biệt là với cách buôn bán của Trung Quốc. 
Tuy nhiên, Mỹ đang đi trên một đường hẹp về ngoại giao trước vấn đề Biển Đông, luôn luôn nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về bên nào trong cuộc cạnh tranh chủ quyền ở đây.
Việc xác định khu vực Biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ trong năm 2010 đã giúp củng cố vị thế của Washington trong khu vực, làm sống lại mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Philippines, và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Là một phần của nỗ lực rộng hơn hay còn gọi là "trục châu Á", Mỹ đã tích cực hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và hỗ trợ mạnh mẽ những nỗ lực của khối 10 quốc gia đàm phán chung với Trung Quốc về các vấn đề và dự thảo một bộ quy tắc ứng xử để giúp quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Điều đó làm khó chịu Trung Quốc, vốn tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông và các nhóm đảo ở đó, và muốn đàm phán riêng với từng bên tranh chấp. Bắc Kinh cũng coi sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề này như là khuyến khích các quốc gia tranh chấp chủ quyềKhi tàu đánh cá của Trung Quốc bị các tàu Philippines chặn lại tại khu tranh chấp ở Bãi cạn Scarborough vào tháng 4, trong khu vực Manila coi là vùng đặc quyền kinh tế, Philippines đã triển khai một tàu hải quân do Mỹ cung cấp năm ngoái.
Điều đó đã hối thúc Trung Quốc cử thêm tàu đến đó, gây leo thang cuộc đối đầu.
 Các cơ hội giải quyết cuộc tranh chấp đang leo thang thành một cuộc xung đột lớn vẫn còn mong manh, nhưng tầm quan trọng của nó có thể gia tăng trong những năm tới khi cuộc cạnh tranh đối với các nguồn tài nguyên dầu khí trong Biển Đông tăng lên. Trung Quốc gần đây đưa các lô ngoài khơi cho nhà thầu thăm dò, chồng chéo với các khu vực đã được đấu thầu của Việt Nam, và các kế hoạch khoan thăm dò của Philippines cũng có thể đặt họ vào thế xung đột với Trung Quốc.
Dựa vào ASEAN
Chiến lược quản lý và giải quyết những tranh chấp của Mỹ trong khu vực phần lớn phụ thuộc vào những nỗ lực của ASEAN. Các nước ASEAN đã đạt được một số tiến bộ trong việc soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử, nhưng chưa thấy dấu hiệu của một giải pháp lâu bền cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ, và Biển Đông đang nổi lên như một vấn đề chia rẽ nội bộ trong khối vốn coi trọng sự thống nhất cả khối.

Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN đã không ra được một bản tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị thường niên của 10 bộ trưởng ngoại giao vào giữa tháng 7 khi nước chủ nhà Campuchia bác một dự thảo của Philippines và Việt Nam muốn đưa các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vào tuyên bố chung.
Trong một động tác nhằm cứu vãn tình hình, nước thành viên lớn nhất của ASEAN là Indonesia đã dàn xếp một thỏa thuận trong tuần lễ sau đó. Nhưng thỏa thuận không làm được gì nhiều để xoa dịu mối quan tâm về sự rạn nứt trong khối và về câu chuyện mà chính quyền Obama rất muốn tránh: đó là cuộc tranh chấp ở Biển Đông đẩy các lợi ích chiến lược của Mỹ đối đầu với Trung Quốc.

PhamNgoc Uyển ,The Indiana Express 

Không có nhận xét nào: