Tờ báo trên mạng Philippine Daily Inquier cho biết là thị trưởng thành phố Kalayaan - đơn vị hành chánh chịu trách nhiệm quản lý đảo Pag-asa (mà tên quốc tế là Thitu island - đảo Thị Tứ) và bốn đảo nhỏ khác dưới quyền kiểm soát của Philippines tại Trường Sa – xác định là trong số 20 chiếc tàu Trung Quốc có mặt gần Pag-asa từ hôm thứ Ba 24/07, đến sáng hôm qua chỉ còn 2 chiếc. Theo một nguồn tin quân sự Philippines, các chiếc tàu Trung Quốc còn lại, vào buổi chiều cũng có dấu hiệu cho thấy là đang rời khu vực.
Phía Philippines đã tố cáo Trung Quốc đưa tàu đến khu vực này để đánh bắt hải sản và san hô trái phép. Do việc đoàn tàu Trung Quốc chỉ cách đảo Pag-asa khoảng 9 cây số, cho nên cư dân trên đảo đã nhìn thấy rõ hoạt đông của những người Trung Quốc, sử dụng tời và cần trục để vét san hô từ dưới đáy biển đưa lên “thuyền con” chuyển về tàu lớn. Những con tàu chất đầy san hô sống, rùa biển và các hải sản sau đó đã trực chỉ về Trung Quốc.
Thông tin từ báo chí Trung Quốc phần nào xác nhận điều trên khi cho biết là ngày 28/7, 30 tàu đánh cá và hậu cần của Trung Quốc đã rời khỏi vùng quần đảo Trường Sa để trở về nơi xuất phát là Hải Nam.
Hai bộ Quốc phòng và Ngoại giao Việt Nam trấn an dư luận về Biển Đông
Việc Trung Quốc gia tăng các hành động lấn lướt tại Biển Đông đã khiến dư luận người dân Việt Nam hết sức bất bình. Nhiều người tự hỏi là chính quyền đã làm gì để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trong tình hình đó, trong một động thái hiếm thấy, hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng đã chính thức trả lời một số thắc mắc. Theo tờ báo trên mạng Vietnamnet, mới đây hai bộ Quốc phòng và Ngoại giao đã có văn bản trả lời “những chất vấn, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới Chính phủ về vấn đề Biển Đông”.
Theo nguồn tin trên, chính quyền Việt Nam đã cố trấn an dư luận khi xác định rằng : “Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân và một số cơ quan, binh chủng kỹ thuật khác sẽ được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc”.
Phía Philippines đã tố cáo Trung Quốc đưa tàu đến khu vực này để đánh bắt hải sản và san hô trái phép. Do việc đoàn tàu Trung Quốc chỉ cách đảo Pag-asa khoảng 9 cây số, cho nên cư dân trên đảo đã nhìn thấy rõ hoạt đông của những người Trung Quốc, sử dụng tời và cần trục để vét san hô từ dưới đáy biển đưa lên “thuyền con” chuyển về tàu lớn. Những con tàu chất đầy san hô sống, rùa biển và các hải sản sau đó đã trực chỉ về Trung Quốc.
Thông tin từ báo chí Trung Quốc phần nào xác nhận điều trên khi cho biết là ngày 28/7, 30 tàu đánh cá và hậu cần của Trung Quốc đã rời khỏi vùng quần đảo Trường Sa để trở về nơi xuất phát là Hải Nam.
Hai bộ Quốc phòng và Ngoại giao Việt Nam trấn an dư luận về Biển Đông
Việc Trung Quốc gia tăng các hành động lấn lướt tại Biển Đông đã khiến dư luận người dân Việt Nam hết sức bất bình. Nhiều người tự hỏi là chính quyền đã làm gì để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trong tình hình đó, trong một động thái hiếm thấy, hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng đã chính thức trả lời một số thắc mắc. Theo tờ báo trên mạng Vietnamnet, mới đây hai bộ Quốc phòng và Ngoại giao đã có văn bản trả lời “những chất vấn, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới Chính phủ về vấn đề Biển Đông”.
Theo nguồn tin trên, chính quyền Việt Nam đã cố trấn an dư luận khi xác định rằng : “Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân và một số cơ quan, binh chủng kỹ thuật khác sẽ được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét