Pages

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Tầm quan trọng quân sự của Trung Quốc



Do bị đánh lừa bởi các mỏ dầu khí bên dưới và sự yếu kém của các nước xung quanh tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã phát động cuộc tấn công bằng hải quân xâm chiếm quần đảo đang có tranh chấp. Để biện minh hành động mình, Bắc Kinh liền trưng dẫn lịch sử – Đô Đốc nổi tiếng Trịnh Hòa dưới triều đại nhà Minh từng viếng thăm hải đảo vào thế kỷ 15 – cùng lúc rêu rao “chủ quyền không thể tranh cãi” của mình lên toàn bộ Biển Đông.
Một đoàn ngư hạm Trung Quốc chở theo thủy quân lục chiến và hoạt động dưới hình thức ẩn mình của một tác chiến quân xuất phát từ đảo Hải Nam lân cận đã đụng độ một tiểu hạm đội của Miền Nam Việt Nam mà bị tước mất hổ trợ không lực. Một tàu Việt khu trục hộ tống đã nằm dưới đáy biển Đông sau trận chiến dài suốt ngày. Lá cờ Trung Quốc bay phất phới lên trên các hòn đảo.

Cuộc xung đột là có thật và ngày hôm đó là ngày 17-1-1974.
Lịch sử có lập lại chính nó cũng không thật chính xác, nhưng chắc chắn lịch sử có ăn khớp liền nhau. Trở về trước, Trung Quốc từng khai thác sự yếu kém của Miền Nam Việt Nam để chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) công bố kế hoạch trú đóng 1 đơn vị đồn trú tại Tam Sa, một thành phố mới mẻ được thiết lập trên đảo Phú Lâm nơi có bình diện 0.8 dặm vuông ở quần đảo Hoàng Sa. Chính thức thành lập vào ngày 24-7, Tam Sa sẽ hoạt động như một Trung Tâm Hành Chánh Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển lân cận.
Đây là bước đi mới nhất trong chiến dịch của Trung Quốc để củng cố lời tuyên bố của nó lên trên các vùng biển và các hải đảo trong phạm vi “đường 9 đoạn” mà bao quanh hầu hết vùng biển Đông, bao luôn đường dọc lớn thuộc đặc khu kinh tế (EEZs) của các quốc gia Đông Nam Á. Tháng này, một tàu chiến Trung Quốc bị mắc cạn trong đặt khu kinh tế Phi Luật Tân sau khi có báo cáo về việc xua đuổi các ngư dân Phi Luật Tân. Sự kiện trên xảy ra ngay sau khi có lời công bố vào cuối tháng sáu rằng các đơn vị Hải Quân PLA sẽ bắt đầu “các cuộc tuần tra trong tư thế sẵn sàng chiến đấu” lên các vùng biển có tranh chấp.
Bắc Kinh lại đang vói tay đến vũ khí của nó một lần nữa. Nhưng không giống như hồi năm 1974, tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tiến hành như vậy vào lúc khi chính sách ngoại giao cho thời điểm hòa bình dường như tạo cho họ một cơ hội tốt giành lấy mà không cần chiến đấu. Tôi gọi đó là “chính sách ngoại giao răn đe phi vũ lực “, một loại ngoại giao tuy răn đe có vũ lực nhưng thật sự không xử dụng vũ lực.
Chiến lược gia Trung Quốc có tầm nhìn cực kỳ rộng lớn về sức mạnh trên biển – trong đó phải kể đến việc vận chuyển phi quân sự. Năm 1974, các nhà tuyên truyền đã miêu tả “Chiến Tranh Phòng Thủ cho quần đảo Hoàng Sa”  (cuộc xung đột được biết đến theo lối viết Trung Quốc) như là chiến công hiển hách của “Lực Lượng Hải Quân Nhân Dân”, ca ngợi hết lời những ngư dân người đã hành động như là một phụ trợ cho hải quân. Các ngư hạm có thể đi nhiều nơi và có thể làm những điều mà các đối thủ mình phải trả giá hoặc rút lại các lời tuyên bố sai trái. Các tàu không vũ trang này thuộc các cơ quan điều hành giống như đội phòng duyên hải, xác định 1 cấp độ kế tiếp. Và hạm đội Hải quân PLA được hỗ trợ bởi các máy bay tác chiến ven bờ, các tên lửa, các tàu tấn công trang bị tên lửa, và các tàu ngầm, biểu hiện cho sức mạnh to lớn đằng sau.
Bắc Kinh có thể củng cố giữ vững phạm vi đường 9 khúc bằng cách điều động các tàu hải giám, các tàu chế biến thủy sản, hoặc các tàu thi hành công vụ để bảo vệ ngư dân Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, để xem xét các bên đối thủ tuyên bố chủ quyền, và cũng để duy trì luật pháp trong nước của Trung Quốc. Và nó có thể làm được như vậy không cần công khai bắt nạt các nước láng giềng yếu hơn, bằng cách tạo ra sức mạnh siêu vùng một bàn đạp để can thiệp, hoặc bằng cách xử dụng ngay thế đứng quốc tế của nó vào giữa sự hỗn độn đầy tức tối và sôi sục cho 1 cuộc tranh chấp bằng quân sự. Tại sao lại vứt đi một chiến lược mà nắm trong tay một hứa hẹn như thế ?
Do chính sách ngoại giao răn đe phi vũ lực đòi hỏi thời gian. Nó liên quan đến việc tạo dựng các sự kiện ngay trên mặt đất – chằng hạn như  thành phố Tam Sa – và cũng liên quan đến việc thuyết phục các nước khác rằng đó là điều hiển nhiên không gì phải phản đối các sự kiện này. Bắc Kinh có động lực, phương cách, và cơ hội để giải quyết tranh chấp Biển Đông theo các điều khoản về biển, nhưng Bắc Kinh lại xem cơ hội như là một thoáng qua. Các đối thủ tuyên bố chủ quyền như Việt Nam đều đang trang bị vũ lực cho mình. Họ có thể kiếm ra các phương tiện quân sự đủ mạnh để chống lại các mối đe dọa của Trung Quốc, hoặc ít ra làm gia tăng tiêu hao nỗ lực của Trung Quốc trong việc áp đặt ý muốn của nó. Và các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước mạnh mẽ bên ngoài như Hoa Kỳ chẳng hạn. Mặc dù Hoa Thịnh Đốn không có thế đứng nổi bật trong vụ tranh chấp hàng hải, Hoa Kỳ tỏ ra thiện cảm một cách thật sự với các nước trong Hiệp hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số, chẳng hạn như Phi Luật Tân, là những quốc gia đồng minh trong hiệp ước, cùng lúc các hành pháp Hoa Kỳ đã tuần tự ve vãn mối thân thiện với Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vì thế đều tin rằng họ phải hành động ngay bây giờ hoặc họ phải mất đi vĩnh viễn cơ hội củng cố quyền kiểm soát của họ lên hầu hết vùng biển Đông. Các phương pháp trực tiếp hơn có thể được xem như là lối hành động ít tổn hại nhất- dù gì đi chăng các chi phí, nguy hiểm, và ngay cả sự phản pháo trong ngoại giao, đều đòi hỏi trong thời gian ngắn.   Các động lực thúc đẩy của Trung Quốc vẫn tồn tại vững vàng thật đáng kể trong những thập kỷ qua. Thật ra, bản đồ mà trên đó đường đoạn chín khúc được ghi là một tạo tác giả mạo từ những năm 1940, không phải sự việc mới mộng tưởng đến trong những năm gần đây. Chính phủ Tưởng-Giới-Thạch đã ấn hành bản đồ đó trước khi chạy thoát ra sang Đài Loan, và chế độ cộng sản Trung Quốc đã chợp được lấy nó.
Kể từ nay, bản đồ này thể hiện 1 cách trực giác về quyền lợi và nguyện vọng của Trung Quốc. Các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên nghĩ rằng nằm dưới đáy biển đã ám ảnh các nhà đề xuất liên quan đến hàng hải – đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cải cách kinh tế của Trung Quốc và dự án cởi mở. Nhiên liệu và những nguyên liệu khác luôn luôn giữ thế quan trọng cho dự án phát triển quốc gia của Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ tới sau khi Đặng Tiểu Bình đề xuất ra.
Động lực để tránh sự bao vây của các siêu cường ngăn ảnh hưởng đến chiến lược của Trung Quốc. Vào cuối những năm 1970, Đặng Tiểu Bình đã tin rằng Liên Xô đang theo đuổi “chiến lược quả tạ” tạo ra nhầm trãi dài lực lượng hải quân Liên Xô như là lực lượng thống trị chính thống cho vùng Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Eo biển Malacca là một thanh ngang nối hai 2 nơi lại. Để kết nối, Mạc Tư Khoa đã thương lượng quyền trú đống trên miền đất Việt Nam thống nhất, tại Vịnh Cam Ranh và Đà Nẵng. Bắc Kinh tin tưởng nó đã đoán trước được một sự liên minh Xô-Việt. Quả thật, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam vào năm 1979, một phần lớn là làm giảm ngay uy tín của Mạc Tư Khoa như 1 người bảo bọc cho Hà Nội.
Bắc Kinh có lẽ xem qua “chiến lược hàng hải Hoa Kỳ năm 2007″ – nội dung dành cho các Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, Thủy quân lục chiến, và Lực lượng Cảnh sát Phòng duyên về vấn đề làm thế nào các ban ngành phục vụ hàng hải hiểu được môi trường chiến lược và sắp xếp đường lối thực hiện- chiến lược này như là sự quay về lại chiến lược quả tạ của Mạc Tư Khoa, được xác quyết như vậy khi nó dựa vào sự củng cố và sự nới rộng tính chất hàng đầu của Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương và vùng mở rộng Ấn Độ Dương. Các chiến lược gia Trung Quốc vẫn tiếp tục lo ngại về việc bủa vây của Hoa Kỳ, đặc biệt là khi Hoa Kỳ trở thành “trục xoay” cho Châu á. Đối với Trung Quốc, có vẻ như, tất cả mọi thứ cũ lại trở nên mới lần nữa.
Chúng ta cũng không nên bỏ qua danh dự như là một động lực khơi dậy hành động của Bắc Kinh. Việc phục hồi danh dự và phẩm giá của Trung Quốc sau một “thế kỷ của sự sỉ nhục” dưới bàn tay của những kẻ chinh phục bằng đường biển là một động lực nguyên thủy cho hành động của Trung Quốc vào những năm 1974 và 1979. Động lực này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Các vùng biển Trung Quốc xác định phần nào trong những gì mà Trung Quốc xem là  biên cương có từ lịch sử của đất nước họ. Bắt buột Trung Quốc phải chứng tỏ chính mình thật nổi bật trong vấn đề rộng mở này.
Mong đợi là điều kỳ vọng cao ngút trong quần chúng Trung Quốc. Đã thường xuyên mô tả những lời tuyên bố hải phận của họ như là một vấn đề chủ quyền không thể tranh cãi, đã đem đánh cuộc chính họ và danh tiếng của đất nước họ vào việc giành lấy quyền kiểm soát lên vùng rộng mở tranh chấp, và đã đánh thức cảm giác thông thường bằng tầm nhìn về sự lớn lao của hàng hải lưu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm trước các lời tuyên bố của họ. Bắt buột họ phải chứng tỏ bằng cách này hay cách khác.
Và họ có phương cách để làm chuyện đó. Trung Quốc đã tích tụ được sức mạnh cao siêu của hải quân và quân sự vượt trội hơn hết bất kỳ đối thủ cạnh tranh cá nhân nào trong vùng Đông Nam Á. Phi Luật Tân không hề có lực lượng không quân đáng kể, trong khi các tiềm thủy đỉnh Phòng duyên nghỉ hưu của Hoa Kỳ lại là các tàu chiến mạnh nhất của Phi Luật Tân. Việt Nam, ngược lại, có chung biên giới với Trung Quốc và lại có một đội quân đáng gờm. Năm vừa rồi, Hà Nội ra thông báo kế hoạch làm tăng sức mạnh hải quân của mình bằng cách mua sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo chạy bằng dầu diesel do Nga chế tạo, được trang bị cùng ngư lôi và tên lửa chống tàu chiến thuộc hệ thống  dẫn đường hiện đại. Một hải đội Kilo sẽ giúp hải quân Việt Nam bổ khuyết cho ý tưởng “khước từ biển cả” đang lớn mạnh. Tuy nhiên, Nga chưa chuyển giao các tàu ngầm này, có nghĩa rằng Hà Nội chỉ có thể kháng cự yếu ớt bất kỳ cuộc tấn công nào của hải quân Trung Quốc. Điều đó cũng là lý do chánh đáng cho Trung Quốc chiếm thế thượng phong bây giờ, trước khi các đối thủ trong vùng Đông Nam Á trổi dậy phản công 1 cách hiệu quả.   Vì vậy, cánh cửa sổ cơ hội vẫn còn mở rộng cho Bắc Kinh – vào lúc bây giờ. Chính sách ngoại giao Trung Quốc mới đây đã ngăn chận mọi nỗ lực kêu gọi các quốc gia ASEAN đứng ra hổ trợ “mã ứng xử” trong vùng biển Đông. Hoa Thịnh Đốn đã ra công bố kế hoạch “tái cân bằng” Hải quân Hoa Kỳ, chuyển giao khoảng 60% đội tàu vào vùng hoạt động Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, sự tái cân bằng này là một công việc khiêm tốn. Hơn một nửa Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã có mặt sẵn trong vùng hoạt động, và việc tái cân bằng sẽ diễn ra trong tình trạng chuyển biến chậm chạm, kéo dài trong tám năm tiếp theo.
Cũng không phải khi cho rằng tiểu hạm đội Tân Tây Lan mà Hoa Kỳ cung cấp với 4 chiếc phòng vệ duyên hải (chiếc đầu tiên sẽ được đưa đến trong mùa xuân năm tới) sẽ cân bằng được lực lượng trong khu vực Đông Nam Á. Đây không phải là những loại tàu được thiết kế dùng chiến đấu chống lại các đối thủ như Hải quân PLA (Trung Quốc). Nhưng khi đã tạo thành nguyên tắc mà hầu hết Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đều gọi Thái Bình Dương và châu Á là nhà, Hoa Kỳ có thể luôn tăng tốc độ quá trình tái cân bằng, chuyển giao thêm, và thậm chí cả thương lượng xây dựng cơ sở trong khu vực hoặc xung quanh khu vực Đông Nam Á. Bắc Kinh biết điều đó.
Bắc Kinh có thể đã kết luận rằng việc ngoại giao lâu dài sẽ làm mất đi sức mạnh thần thánh của nó trong vùng biển Đông. Trong mắt Trung Quốc, tốt hơn hết là hành động ngay bây giờ – và tạo ra trước 1 sự cạnh tranh. Bài học năm 1974: Thời điểm chín mùi là tất cả mọi thứ.
JIM HOLMES (FP)
(HieuLe chuyển ngữ)

Không có nhận xét nào: