Bộ Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ quan ngại về hoạt động của các chiến hạm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương trong một báo cáo thường niên được công bố vào thứ Ba ngày 31/7.
Bản báo cáo dài 484 trang này đã dành 20 trang để nói về việc Trung Quốc tăng cường năng lực cũng như các hoạt động quân sự.
‘Hoạt động thường kỳ’
Theo đó thì sự xuất hiện của các tàu chiến Trung Quốc đang trở thành ‘thường lệ’.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Tokyo đang lo lắng về một Trung Quốc ngày càng mạnh bạo trong các tranh chấp chủ quyền ở các vùng biển xung quanh, hãng thông tấn Kyodo của Nhật nhận xét.
Một lần nữa, Bạch Thư của Nhật Bản đã mô tả cách hành xử của Trung Quốc trong tranh chấp với các nước láng giềng là ‘mạnh bạo’ – vốn từng làm Bắc Kinh khó chịu trong ấn bản hồi năm ngoái.
Bạch Thư của Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự đoán nhiều khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng thêm các hoạt động trên biển, bao gồm các hành động quân sự và huấn luyện, theo cơ chế thường kỳ trên các vùng biển Hoa Đông, Biển Đông và Thái Bình Dương.
Báo cáo này cũng lưu ý rằng Nhật Bản nên chú ý đến những các hoạt động của tàu Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, nơi cả Bắc Kinh và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Bạch Thư này được công bố trong bối cảnh các tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản. Hồi tháng Sáu năm ngoái, các chiến hạm của họ đã đi qua vùng biển giữa đảo Okinawa và Miyako ra Thái Bình Dương để tập trận.
Thách thức an ninh
Bên cạnh đó, Tokyo cũng quan ngại về sự không rõ ràng trong việc ai chịu trách nhiệm về các chính sách quân sự của Bắc Kinh. Điều này cùng với sự gia tăng các hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc đang đặt ra ‘thách thức an ninh cho khu vực’, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Báo cáo này cho biết họ không rõ phe quân sự Trung Quốc có quyền lực thế nào trong các quyết sách so với các lãnh đạo dân sự của Đảng Cộng sản. Điều này làm cho bên ngoài khó lòng hiểu được các động cơ của quân đội Trung Quốc.
Theo đó thì những bước tiến dài mà quân đội Trung Quốc đã đạt được trên đường nâng cao sức mạnh và hiện đại hóa đã làm quan hệ giữa quân đội và Đảng trở nên ‘phức tạp’ và bên ngoài không biết rõ liệu hiện nay giới quân sự có tiếng nói mạnh hơn hay yếu hơn trong các quyết sách của nước này.
Mặc dù Nhật Bản đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không đủ minh bạch về quá trình hoạch định chính sách quân sự, nhưng đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng của họ nêu lên vấn đề mối quan hệ giữa các lãnh đạo dân sự và quân sự của Trung Quốc.
Bạch Thư này lưu ý một mặt quân đội Trung Quốc đang ngày càng quả quyết để bảo vệ các lợi ích trên biển, mặt khác ngày càng có ít đại diện của giới quân đội có mặt trong các cơ quan trọng yếu của Đảng Cộng sản để tham gia bàn bạc các quyết định.
“Nếu chúng ta không nắm về quá trình ra quyết định của họ (Trung Quốc) thì chúng ta không thể biết được Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào,” một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói với Kyodo, “Điều này đặt ra yêu cầu chúng ta phải đứng từ góc độ xử lý khủng hoảng để nhìn vào vấn đề.”
Trung Quốc phản ứng
Báo cáo cho biết chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp 30 lần trong khoảng thời gian 24 năm trong bối cảnh liên tục có những lời kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn về ngân sách quốc phòng.
Thêm vào đó, hải quân nước này cũng đang cố gắng nâng cao năng lực hoạt động ngoài khơi để các tàu chiến của họ có thể thực hiện các sứ mạng vươn xa hơn nữa.
“Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về tính minh bạch được mong đợi ở một cường quốc có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế,” bản báo cáo viết và nhận định rằng điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc sẽ hoạt động nhiều hơn ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông và sẽ ‘thường xuyên tiến ra Thái Bình Dương’.
Trong một bài xã luận có tiêu đề ‘Bạch thư Nhật Bản khơi dậy mối đe dọa Trung Quốc’ được đăng trên trang mạng vào ngày 31/7, Hoàn cầu Thời báo dẫn lời một số nhà quan sát Trung Quốc nhận xét Nhật ‘tiếp tục phóng đại mối đe dọa Trung Quốc để đánh lừa nhân dân của họ và giành sự ủng hộ của Hoa Kỳ’.
Báo này dẫn lời ông Lý Khiết Thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nhận xét rằng Nhật Bản muốn thổi phồng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ‘để chứng tỏ rằng họ đang bị đe dọa và áp lực từ phía láng giềng’.
“Bạch Thư này tạo cớ cho Nhật bắt đầu xung đột về các hòn đảo và lý do thích hợp để Mỹ trở lại châu Á,” ông Lý nói.
Còn ông Cao Hồng, nhà nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, thì cho rằng Nhật đang muốn làm phức tạp dư luận của cộng đồng quốc tế để biến nỗi sợ của riêng họ thành nỗi sợ của thế giới trước Trung Quốc.
@ bbc -Nhật lo ngại về TQ trên biển
.@ – Trung Quốc ngang nhiên xây nhà cho thuê ở Tam Sa (TQ). (Toquoc)-Trung Quốc tiếp tục gây hấn khi quyết định xây 83 căn hộ cho thuê với mức giá thấp ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo bài báo này, một nhà máy xử lý nước mưa, bể chứa nước, hệ thống máy phát điện và cả một bệnh viện, siêu thị, ngân hàng, khách sạn, quán café cũng đang trong quá trình xây dựng ở đây.
Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Bài báo phản ánh cuộc sống và các hoạt động của người dân Trung Quốc đưa ra sinh sống trái phép trên đảo Phú Lâm. Hiện tại. Trần Vận Hoa, trưởng thôn Phú Lâm là nơi Bắc Kinh đặt trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” cho hay toàn thôn có 38 hộ dân với 159 nhân khẩu được đưa ra Hoàng Sa cư trú trái phép từ các địa phương Văn Xương, Quỳnh Hải và Vạn Ninh thuộc đảo Hải Nam.
Những người dân đảo Hải Nam được giới chức Trung Quốc vận động ra định cư trái phép trên đảo Phú Lâm sống trong các lều tạm. Trung Quốc dự kiến sẽ xây 83 phòng trọ giá rẻ để hỗ trợ những người dân này cư trú (trái phép) lâu dài trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Việt Nam
Trong khi đó giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin về vụ bầu cử trái phép bầu ra chính quyền của cái gọi là “thành phố Tam Sa” có hơn 1100 cử tri. Như vậy có thể thấy ngoài 159 người dân đang sinh sống trên quần đảo Hoàng Sa, có khoảng gần 1000 người thuộc các lực lượng quân đội, Ngư chính, Hải giám và hành chính đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” cách đất liền Trung Quốc tới 350km là thành phố thứ 658 theo phân loại của Trung Quốc, dù có rất ít dân nhưng lại có đầy đủ 45 quan chức chính quyền để điều hành, có thị trưởng và bí thư thành ủy tên là Phù Tráng – phó tham mưu trưởng Quân khu tỉnh Hải Nam. Từ Tam Sa, Trung Quốc muốn quản lý hầu như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trước các động thái gần đây của Trung Quốc khi “đơn phương” khẳng định quyền kiểm soát ở các vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc Biển Đông, thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb khẳng định, các hành động này là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông còn cáo buộc Trung Quốc “đưa dân” và “lập đơn vị đồn trú” trên hòn đảo nằm trong khu vực tranh chấp lãnh thổ. Ông đã lên án Trung Quốc “từ chối” giải quyết vấn đề ở một diễn đàn đa phương.
Trước đó, thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả quyết định triển khai quân đội của Trung Quốc ra hòn đảo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông là “hành động khiêu khích không cần thiết”.
Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết Sách trắng Quốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới. Mạng tin Yomiuri của Nhật đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương và làm dịu căng thẳng trong khu vực.
Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.
Philippines sẽ nhận 12 tàu tuần tra mới của Nhật
Giữa lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, Manila liên tiếp gia tăng sức mạnh quốc phòng đặc biệt là đầu tư cho lực lượng phòng vệ bờ biển và hải quân Philippines. Mới nhất, một nhà ngoại giao Nhật Bản tiết lộ Philippines đã bắt đầu các thủ tục hành chính để tiếp nhận 12 tàu tuần tra mới tinh từ xứ hoa Anh Đào. Những tàu này sẽ được bổ sung trang thiết bị hiện đại khi chuyển cho Philippines, dự kiến trong năm 2014.
Hiện chính quyền Tokyo “vẫn chưa xác định sẽ đóng loại tàu nào, và hình thức chuyển giao cho phía Philippines là theo diện viện trợ phát triển chính thức (ODA) hay tài trợ”.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trước đó đã nói Nhật Bản có thể bàn giao cho Philippines “10 tàu tuần tra dài khoảng 40m theo diện ODA và hai tàu lớn hơn theo diện tài trợ”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét