Pages

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Công an sách nhiễu những người dự lễ thất tuần bà Đặng Thị Kim Liêng



Hôm Chủ nhật 16/09 vừa qua, người thân quen và cả người nhà của Blogger Tạ Phong Tần đã bị công an theo dõi và ngăn chận khi xuống Bạc Liêu dự lễ thất tuần ngày mất của bà Đặng Thị Kim Liêng.
Courtesy of danlambao
Bàn thờ bà Đặng Thị Kim Liêng.
Những người từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu để cúng viếng bốn mươi chín ngày mất của mẹ blogger Tạ Phong Tần hôm Chúa Nhật gồm linh mục Lê Ngọc Thanh thuộc Giòng Chúa Cứu Thế, bà Dương Thị Tân vợ blogger Điều Cày đang ở trong tù, cô Lư Thị Thu Trang  và hai giáo dân khác.

Đánh đập, bắt bớ
Theo bà Dương Thị Tân,  ngay từ đầu cả nhóm đã bị công an theo sát:
Bắt đầu khi chúng tôi xuống xe vào nhà bà Đặng Thị Kim Liêng là họ đã theo sát, họ gọi điện thoại và chụp hình chúng tôi liên tục. Vào thắp nhang với gia đình xong thì chúng tôi đi ra, vì không có xe về ngay nên trong khoảng thời gian chờ đợi chúng tôi đi loanh quanh Bạc Liêu để thăm thú chỗ này chỗ kia và sau đó có ghé vào vài siêu thị ở trung tâm thành phố Bạc Liêu.
Đến xế trưa, từ siêu thị quay ra đón tắc xi đến bến xe để trở lại Sài Gòn, một chuyện bất ngờ xảy ra:
Khi xe tắc xi đậu trước mặt để đón chúng tôi lên thì mới có một mình linh mục Lê Ngọc Thanh ngồi lên thôi, thì hai thanh niên mặc thường phục, tức là những người theo dõi chúng tôi đấy, tự lao vào nhau bằng xe máy cách cái ô tô khoảng một mét. Họ tự đâm xe vào nhau xong quay ra bảo tài xế không được chạy vì tắc xi gây tai nạn. Bấy giờ linh mục Lê Ngọc Thanh trên xe đi xuống và chúng tôi quay ra kiếm xe khác.
Có hai nữ nhảy xổ vào tát cô Phụng liên tiếp, tôi thì khoát tay linh mục Lê Ngọc Thanh vì chân ông bị đau thì họ bẻ tay tôi ra, lôi ông quăng sầm vào cái ô tô nằm sóng soài, cô Lư Thị Thu Trang cũng bị họ xông vào nói là tao đánh mày luôn. Toàn bộ chúng tôi hầu như ai cũng bị đập
Bà Dương Thị Tân
Thế nhưng hai người va chạm xe đã không cho cả nhóm đi mà bảo phải về đồn công an vì đã gây tai nạn. Tranh cãi xảy ra và công an kéo đến, xông vào hành hung linh mục Lê Ngọc Thanh, bà Dương Thị Tân, cô Lư Thị Thu Trang, cả cô Tạ Khởi Phụng là em cô Tạ Phong Tần đi theo đưa tiễn mọi người lúc đó:
Khi họ xúm vào lôi chúng tôi thì xuất hiện rất nhiều cảnh sát 113 cộng với cảnh sát giao thông và một số cảnh sát mặc sắc phục nhưng toàn bộ không ai đeo bảng tên. Chỉ có hai cảnh sát 113 mà tên in hẳn lên áo, tay cầm dùi cui lăm lăm, một người tên Trần Chí Dũng và một người là Nguyễn Ngọc Anh. Khi cảnh sát 113 áp tới yêu cầu chúng tôi về công an thì chúng tôi nói rõ là chúng tôi đứng gọi tắc xi chúng tôi không có đụng chạm tới ai nhưng họ vẫn yêu cầu chúng tôi về để giải quyết vụ việc.
Chúng tôi không đi thì họ giữ tay, lôi kéo và xông vào đánh chúng tôi luôn. Có hai nữ nhảy xổ vào tát cô Phụng liên tiếp, tôi thì khoát tay linh mục Lê Ngọc Thanh vì chân ông bị đau thì họ bẻ tay tôi ra, lôi ông quăng sầm vào cái ô tô nằm sóng soài, cô Lư Thị Thu Trang cũng bị họ xông vào nói là tao đánh mày luôn. Toàn bộ chúng tôi hầu như ai cũng
RSF lên án VN sau vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần. RFA file
RSF lên án VN sau vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần. RFA file
bị đập.
Sau đó họ nhét năm người chúng tôi cộng với em cô Tần lên tắc xi đưa về công an phường Một thành phố Bạc Liêu.
Tại đồn công an Phường Một thành phố Bạc Liêu, điện thoại của mọi người bị tịch thu, máy ảnh cũng bị lấy và những hình ảnh chụp được bị xóa sạch.
Cô Tạ Khởi Phụng, em gái blogger Tạ Phong Tần, kể là cô bị đánh tới tấp ngay khi mở miệng la lên là vì sao bắt và đánh những người khách đến dự lễ thất tuần của mẹ cô bị chết thiêu :
Họ nói tao đánh mày luôn chứ đừng có nói là bắt, rồi cái hai người nữ nhào lại uýng túi bụi, đập vô sau gáy mình binh binh vậy đó, rồi xô mình vô tắc xi. Mình mới lấy điện thoại ra, điện cho anh của Phụng là  Anh Phú, bảo cho anh Phú biết là mình bị như vậy. Thì có người mặc đồ công an mà đội nón cơ động nhào lại, bẻ tay mình, giựt điện thoại rồi đưa mình về công an phường Một, cho mình ngồi ở ngoài, còn mấy người kia bắt vô từng phòng để xét. Tại mình nhìn qua kiếng để thấy đó.
Không chỉ mình cô Tạ Khởi Phụng bị đánh khi đưa tiễn những người khách xuống cúng thất tuần cho bà Đặng Thị Kim Liêng mà anh ruột cô là Tạ Minh Tuấn cũng bị công an chận bắt giữa đường về nhà cúng mẹ: hôm Chúa Nhật 16:
Công an ở đó bắt và nói là di lý về thị xã Bạc Liêu, kêu là lập hồ sơ mới cho anh của em ký, đem cái lịnh truy nã đưa cho anh của em coi. Anh của em mới làm dữ đòi tự sát, đập đầu vô bàn um sùm hết họ mới thả. Thả ra là bảy giờ mấy tối cũng giống như chỗ của em là bảy giờ mấy tối mới thả ra.
Vi phạm nhân quyền?
Về phần linh mục Lê Ngọc Thanh, ông nói :
Lúc vây và ép chúng tôi lên xe thì nhiều lần tôi dứt khoát phải cho biết lý do thì họ quát nạt buộc tôi phải đi, họ đánh tôi từ đằng sau, nắm cổ tôi và ném vào xe tắc xi trong tư thế nằm xoãi người trên băng sau. Lúc đó thì tôi rất đau vì cái chân trái của tôi là chân giả, nhưng mà ngày hôm qua mọi sự đã ổn định rồi.
Với câu hỏi ông có biết vì sao ông và những người khác bị đánh hôm 16 tháng Chín, linh mục Lê Ngọc Thanh nói ông có thể trả lời thế này:
Khi chở về đồn công an thì người làm việc với tôi xưng tên là Thật, nói rằng tại vì chúng tôi có đi ngang qua khu vực Tỉnh Ủy và chúng tôi có chụp hình. Nhưng thực ra lúc đó chúng tôi không hề chụp hình, họ kiểm tra máy cũng không hề có hình.
Từ đó tôi suy ra là họ sợ chúng tôi có thể làm những tin tức gì đó liên quan đến vấn đề bà Liêng tự thiêu. Bởi vì sự việc bà Liêng tự thiêu đã gây một dư luận rất lớn, làm cho nhà cầm quyền Hà Nội chất vấn tỉnh Bạc Liêu rất nhiều về vấn đề đó. Chính nhà cầm quyền Hà Nội cũng đã bị nhiều tổ chức quốc tế chất vấn phải trả lời một cách công khai về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng.
Không ai có thể tưởng tượng nỗi ngày thất tuần của bà Đặng Thị Kim Liêng, tự thiêu chết vì không chịu nỗi sự hà khắc và sách nhiễu của công an liên quan đến con gái là blogger Tạ Phong Tần, mà công an cảnh sát lại xúm vào đánh đập những người đến viếng hương hồn người chết trong ngày thiêng liêng đó.
Ô. Phil Robertson, HRW
Tại thủ đô Thái Lan, ông Phil Robertson, chuyên trách phần vụ Đông Nam Á của Human Rights Watch, bày tỏ cảm tượng:
Tôi được biết theo phong tục Việt Nam thì  lễ thất tuần, tức bốn mươi chín ngày sau khi một người chết đi, là vô cùng quan trọng vì đó là lúc linh hồn vĩnh viện rời xa gia đình, con cháu và không bao giờ quay trở lại.
Không ai có thể tưởng tượng nỗi ngày thất tuần của bà Đặng Thị Kim Liêng, tự thiêu chết vì không chịu nỗi sự hà khắc và sách nhiễu của công an liên quan đến con gái là blogger Tạ Phong Tần, mà công an cảnh sát lại xúm vào đánh đập những người đến viếng hương hồn người chết trong ngày thiêng liêng đó.
Hành động ấy chỉ chứng tỏ một điều là nhân quyền, trong đó có quyền tự do đi lại, của người Việt Nam, thực sự đã bị những người có quyền lực tước đoạt và chối bỏ.
Từ Paris, giám đốc Phòng Châu Á Benjamin Ismail của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, nơi đầu tiên đưa lên mạng bản tin người quen và người thân của gia đình Blogger Tạ Phong Tần bị vu cáo và bị đánh khi đến cúng bốn mươi chín ngày bà Đặng Thị Kim Liêng, phát biểu:
Chúng tôi muốn tố cáo trước dư luận về sự kiện đáng tiếc này, bởi nó lần nữa cho thấy không chỉ các nhà bất đồng chính kiến và các blogger ở Việt Nam là đối tượng bị sách nhiễu bị bắt bớ mà vợ con, người quen người thân , gia đình, nói chung cái xã hội nhỏ quanh những đối tượng ấy, cũng bị đe dọa, bị khủng bố y như họ vậy.  Chính phủ Việt Nam thường tuyên bố họ có cách thực thi và tôn trọng nhân quyền của người dân trong nước họ, thiết tưởng cách hành xử đối với người thân quen của blogger Tạ Phong Tần , đặc biệt đối với người chết là bà Đặng Thị Kim Liêng, là điều người có lương tâm không thể mong đợi.
Đường dây viễn liên của RFA cũng được nối về đồn công an phường Một thị xã Bạc Liêu rất nhiều lần nhưng rất tiếc không một ai bắt máy.

Không có nhận xét nào: