Pages

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Tàu tuần tiễu ven bờ Ấn Độ mạnh hơn cả tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc.

Tuy là tàu tuần tiễu ven bờ nhưng lượng giãn nước và tầm hoạt động cùng với hệ thống vũ khí của “Saryu” đã vượt trội không chỉ các tàu tuần tiễu trong khu vực mà ngay cả các tàu hộ vệ hạng nhẹ như tàu lớp 056 của Trung Quốc cũng không sánh được với nó.


Ấn Độ sẽ đóng 4 tàu lớp “Saryu”.
Tờ “Thời báo Ấn Độ” (Hindustan Times) đưa tin, hải quân Ấn Độ đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tiễu ven bờ lớn nhất mang tên “Saryu”. Buổi lễ được tổ chức ở khu vực phụ cận quần đảo Andaman Nicobar.
“Saryu” do nhà máy đóng tàu Goa của Ấn Độ chế tạo, đây là chiếc đầu tiên trong loạt 4 chiếc thuộc lớp tàu tuần tiễu ven bờ cùng tên. Chiếc thứ hai trong loạt tàu này sẽ biên chế cho lực lượng hải quân vào tháng 5 năm nay, còn lại 2 chiếc khác cứ 6 tháng sẽ bàn giao 1 chiếc. Hải quân Ấn Độ dự tính đến quý 2 năm 2014 sẽ hoàn tất đưa vào phục vụ 4 chiếc loại này, sau đó sẽ triển khai đóng một loạt tàu có tính năng tương tự nhưng lượng giãn nước thấp hơn (khoảng gần 1000 tấn).

Tàu tuần tiễu ven bờ “Saryu” là chiếc đấu tiên trong loạt 4 chiếc thuộc lớp tàu cũng mang tên là “Saryu”




Quan chức của hải quân Ấn Độ phụ trách chỉ huy quần đảo Andaman Nicobar và nguyên soái không quân Roy đã đồng chủ trì buổi lễ ra mắt “Saryu”. Nguyên soái Roy cho biết: “Việc đưa tàu tuần tiễu lớn nhất này vào phục vụ đã giảm bớt gánh nặng cho hải quân Ấn Độ ở bờ biển phía đông. Với khả năng hành trình độc lập liên tục 1 tháng, “Saryu” có thể tuần tra toàn bộ các khu đặc quyền kinh tế xung quanh các quần đảo”. Các quan chức hải quân Ấn Độ cho biết thêm, sự góp mặt của “Saryu” có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ các nguồn lợi kinh tế hải dương của Ấn Độ xung quanh quần đảo Andaman Nicobar, có tính chất then chốt trong bảo vệ chủ quyền của Ấn Độ đối với các đảo không người chốt giữ.
Hiện Ấn Độ có khoảng trên 500 đảo lớn nhỏ, phần lớn trong số đó là không người ở, đặc biệt là vùng biển phụ cận quần đảo Andaman Nicobar có vị trí chiến lược quan trọng đối với chủ quyền trên biển của Ấn Độ. Ngoài ra “Saryu” còn góp phần bảo vệ môi trường an ninh tốt nhất cho các mỏ dầu Ấn Độ đang khai thác trên vùng biển này.
Một quan chức cao cấp của hải quân Ấn Độ cho biết thêm, “Saryu” còn có thể sử dụng trong nhiệm vụ hộ tống tàu thuyền chuyên chở hàng hóa có giá trị thương mại cao, cũng có thể sử dụng trong nhiệm vụ bảo đảm chi viện cho hạm đội hải quân.

Toàn cảnh nhà máy đóng tàu Goa của Ấn Độ
Theo nguồn tin không chính thức từ trang mạng “bharat-rakshak”, Ấn Độ đang triển khai đóng mới 18 tàu đánh chặn cao tốc và một loạt tàu tuần tiễu 1000 tấn để xây dựng lực lượng tác chiến gần bờ mà nòng cốt là 4 tàu thuộc lớp này, với hệ thống tên lửa trên tàu được trang bị rất tối tân, có thể là tên lửa BrahMos hoặc tên lửa Club-N.
Tính năng vượt trội tàu hộ vệ hạng nhẹ của Trung Quốc

“Saryu” có chiều dài 105,34m, rộng 12,9m, cao 8,50m, mớn nước 3,6m, lượng giãn nước 2200 tấn. Trọng tải này không đáng kể khi so với các tàu hộ vệ và khu trục từ tầm trung trở lên nhưng riêng về lực lượng tác chiến gần bờ thì “Saryu” đã trở thành tàu tuần tiễu ven bờ lớn nhất châu Á.
“Saryu” sử dụng 2 động cơ đẩy, mỗi động cơ có công suất 8100kw đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 6000 hải lý (khoảng 11.000 km) với vận tốc tuần tra 16 hải lý/h, bán kính tác chiến 5000 km, trên tàu có 1 sàn đỗ trực thăng đa dụng có khả năng chống ngầm.
Với 270 tấn dầu, 60 tấn nước ngọt, “Saryu” có khả năng hoạt động bình thường trên biển là 20 ngày, tăng cường lượng dự trữ thì có thể hành trình liên tục trên biển tới 60 ngày. Tàu được thiết kế 16 phòng và biên chế 102 thủy thủ.

“Saryu” được thiết kế theo công nghệ tàng hình

Về vũ khí, tàu được trang bị 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm, 1 bệ pháo phòng không tầm thấp SRGM Oto Melara 76mm của Pháp và 2 bệ pháo cao tốc tự động tầm gần (CIWS) 6 nòng AK-630 cỡ nòng 30mm của Nga (được gọi chung là hệ thống tác chiến tương lai - FCS). Tờ “Hindustan Times” cho biết, tàu được trang bị 2 hệ thống/4 ống phóng với 16 quả tên lửa chống hạm nhưng không nói rõ là loại tên lửa gì. Tàu có khả năng tàng hình rất cao với thiết kế ít góc cạnh làm giảm diện tích phản xạ radar, đồng thời các hệ thống vũ khí cũng được thiết kế giấu trong thân nên giảm tối đa sự bộc lộ trước các radar đối hải hiện đại. Tuy là tàu tuần tiễu ven bờ nhưng lượng giãn nước và tầm hoạt động cùng với hệ thống vũ khí của “Saryu” đã vượt trội không chỉ các tàu tuần tiễu trong khu vực mà ngay cả các tàu hộ vệ hạng nhẹ như tàu lớp 056 của Trung Quốc cũng không sánh được với nó.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc có lượng giãn nước đầy tải 1300 tấn, tức là kém “Saryu” tới gần 1000 tấn, phạm vi hành trình của “Saryu” cũng hơn tàu hộ vệ lớp 056 tới hơn 3 lần (11.000km/3200km). Về hệ thống vũ khí, ngoài hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000 là “Saryu” không có, còn lại các hệ thống vũ khí khác có tính chất tương tự như nhau.
Tàu lớp 056 trang bị chủ yếu là các vũ khí Trung Quốc tự sản xuất là 1 bệ pháo hạm PJ-26 (1 nòng cỡ 76mm), 2 bệ pháo 2 nòng cỡ 30mm và hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (Ưng Kích-83). Nếu so sánh thì các hệ thống vũ khí này không thể sánh bằng các vũ khí của Nga và của Pháp chế tạo, đặc biệt là hệ thống tên lửa đối hạm với 1 trong 2 loại tên lửa BrahMos hoặc Club-N.

“Hindustan Times” cho rằng, “Saryu” đã vượt qua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc “Hindustan Times” cho rằng, “Saryu” đã vượt qua tính năng của tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 và ngang ngửa với tàu hộ vệ tầm trung lớp 053H2 của Trung Quốc, tiệm cận tính năng của tàu hộ vệ hạng nhẹ loại 20382 của Nga (phiên bản xuất khẩu của loại 20380) với lượng giãn nước 1900 tấn và hành trình tối đa 4000 hải lý. So sánh tàu tác chiến ven bờ và tàu hộ vệ tên lửa có thể hơi khập khiễng và không hoàn toàn chính xác nhưng chắc chắn là “Saryu” có tính năng vượt trội so với các tàu tác chiến ven bờ hiện đại nhất của châu Á hiện nay. /VB (Theo ANTĐ)

Không có nhận xét nào: